Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

HOA ĐẠO

 

TRẦN MỘNG TÚ

 

Tặng anh Nguyễn Thúc Quýnh với lời cảm ơn

 

Nếu tôi có một ổ bánh, tôi sẽ bẻ một nửa cho người nghèo, còn nửa kia tôi bán đi mua cho linh hồn tôi một bông hoa huệ

Ngạn ngữ Hindu

 

Trước khi tạo nên loài người Thượng Đế đã tạo nên cây cỏ.  Thượng Đế hiểu rằng cây cỏ, hoa lá sẽ là người bạn mà con người lúc nào cũng cần, cũng muốn có bên mình.  Mặt đất nói chung, không nơi nào mà không có hoa, tự nó mọc hay người trồng.  Hoa được đãi ngộ đặc biệt vì hoa có tiếng nói riêng, người ta dùng âm thanh, hương, sắc của hoa để nói thay mình.  Hoa cỏ dùng để dâng lễ, để chung vui, để tỏ tình, để chia buồn.  Người ta dùng hoa để nói lên một điều thầm kín khó tỏ bằng lời, để tâm sự, để tĩnh lặng, để trò chuyện.  Một bông hoa đơn lẻ cắm ở một cái bình trong suốt để vào góc phòng chính là người bạn nhỏ cho ta chia xẻ sự hiu quạnh.  Hay ôm một bông hoa trong ngực như ôm cả tình thương của cha mẹ vào lòng mà người ta tìm thấy trong Cổ Thư Nhật, một câu thơ của người lính đi gác ngoài biên trấn:

Ôi cha mẹ thân yêu

Làm sao con có thể

Ôm thật chặt mẹ cha

Trên bước đường rong ruổi

Như những bông hoa nhỏ

Con đang ôm trong lòng (1)

 

Người Nhật, ngoài sự yêu thích hoa, đã đem nghệ thuất cắm hoa lên hàng nghi lễ, và nghệ thuật đó được gọi là Hoa ĐạoHoa Đạo là sự trân trọng với hoa, coi hoa như đối tượng ngang hàng hoặc hơn mình, cư xử với hoa như cư xử với người bạn.  Người Nhật không chỉ ngắm hoa suông mà còn trò chuyện với hoa, gửi gắm mình vào cách cắm hoa.  Đặt một bông hoa xuống bình cắm là đặt lòng của mình vào chiếc bình đó.  Do đó ở Nhật các hãng xưởng đều để dành thì giờ cho nhân viên đi học lớp cắm hoa.  Khi có “Hội Hoa” hay “Lễ Hoa” có làng đã đóng cửa các công việc cho mọi người trong làng đi dự như tín đồ đi hành “Đạo”.

Vậy “ĐẠO” là gì?  Lão Tử nói: “Có một cái Nó bao gồm hết thảy, Nó sinh ra trước khi trời đất có.  Nó yên tĩnh biết bao!  Nó trơ trọi biết bao!  Nó đứng một mình và không thay đổi.  Nó hồi chuyển về bản thể của Nó không một chút nguy hại, và Nó là MẸ của vũ trụ.  Ta không biết gọi tên Nó là gì, nên gọi Nó là Hành Lộ, là Đường Đi (The Path).  Miễn cưỡng, ta gọi Nó là VÔ CÙNG TẬN.”

Tại Nhật hiện nay có khoảng 3000 trường dạy về nghệ thuật cắm hoa gọi là Ikebana.  Riêng trường Ikenobo mỗi năm có khoảng một triệu rưỡi sinh viên theo học.  Hai trường khác là Shogetsu và Ohara, mỗi trường có một khoảng một triệu sinh viên.  Theo thống kê chính thức thì cứ 100 người Nhật, có 10 người đi học cắm hoa.

Ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của chữ Ikebana.  Ike là xếp đặt, sống, đặt vào vùng ánh sáng đẹp nhất.  Bana là Hoa.  Nguyên nghĩa của chữ Ikebana  là Sinh Hoa (Hoa tươi).  Nếu một chậu hoa chỉ cắm toàn hoa khô, cành khô không được gọi là Ikebana.  Những cành Sinh hoa phải do óc sáng tạo của người làm cho nó trở nên đẹp nhất, nghệ thuật ở chỗ như không có nghệ thuật, vì nghệ thuật đó ẩn vào trong, hoàn toàn không hiện ra ngoài.  Ý nghĩa chính của một vườn hoa Nhật là cố gắng đem thiên nhiên ở ngoài vào trong, tạo dựng lại vẻ đẹp nhất của thiên nhiên, trong đó, bàn tay nhân tạo càng được che kín bao nhiêu càng tốt.  Dù là Tea-Garden nơi chùa chiền Phật Giáo hay đền thờ Shinto Giáo hay County-yard Garden của khách sạn, hay các hoa viên ảnh hưởng tây phương, để đạt được cảm giác về thiên nhiên lớn hơn không gian có được.  Một thế giới mà con người ở chung nhà với thiên nhiên.

Cái hoàn mỹ đó đến từ sáu nguyên lý của Hoa Đạo.  Đó là:

- Wa – Hòa:  Sự hòa hợp giữa người vời người, người với thiên nhiên, người với trời đất, hòa hợp giữa âm và dương.  Giác quan, cảm giác và trí tuệ, hình thể, mầu sắc, sự hé nở và tàn héo, bình cắm hoa, gian phòng và bốn mùa, tất cả phải hòa tan trong nhau không hơn không kém.  Không dấu hết, cũng không phô ra hết.

- Furyu – nghĩa đen là gió thổi: Ý nghĩa trong Hoa Đạo là hoàn mỹ của cái không hoàn mỹ như cành Đào lão (vẻ đẹp mơn mởn tươi mát của những cánh hoa trên một cành già cong queo).  Con chim đáng yêu đầy sức sống đậu trên một cành cây chết; Hạnh phúc và đau khổ; Sống và chết; Yêu và ghét.

- Wabi – cái đẹp của sự đơn giản: Một bông hoa nếu được cắm đúng cách có thể mang nguyên được cả mùa hạ vào trong nhà.  Ông Suzuki, thầy dạy cắm hoa nói: “Chỉ một nhánh lau cũng nói lên hướng gió, giống như một bài diễn thuyết dài đôi khi không có giá trị truyền thông bằng sự biểu lộ của nét mặt hay cơ thể.”

Khi tôi nằm trên cỏ

Bên cạnh Musashi

Chỉ bông hoa bé tí

Cũng lớn hơn Fuji (2)

 

- Fukinsei – Cái cân đối của sự không cân đối: Nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy không bao giờ có hai cửa sổ trong cùng một căn phòng của kiến trúc Nhật có chiều cao bằng nhau.  Đường tam giác trong cách cắm hoa Ikebana không phải là một tam giác đều.  Theo người Nhật, sự cân bằng trong nghệ thuật quá “tĩnh” nó như cái luật áp đảo lên thiên nhiên.  Giống như một bó hoa quá đều đặn sẽ không có chỗ cho ý nghĩ của con người.  Cái gì không quá tròn trịa, chưa hoàn tất sẽ đưa con người muốn bắt tay vào, muốn thêm ý nghĩ, muốn tìm kết thúc (như phim Lã Sinh Môn).  Trong khu vườn Nhật hai năng lượng Âm và Dương lúc nào cũng có mặt, tự nó một mình không đồng đều, hoàn hảo.  Kết hợp Âm và Dương sẽ đem lại sự cân bằng.  Sự cấu tạo nghệ thuật luôn luôn có một “sức mạnh vô hình” như khi ta nhìn mặt trăng khuyết vậy.  Người chiêm ngưỡng phải có trí tưởng tượng để thưởng thức cái không cân đối.

- Shizen – Gần gũi với thiên nhiên: Người Nhật luôn nghĩ mình là một phần của thiên nhiên như cây cỏ, đồi núi, ao hồ.  Ikebana phản ánh bốn mùa và thay đổi theo mùa.  Lịch sử Nhật Bản với Thần Giáo (Shintoism) cũng đặt thiên nhiên là trọng tâm.  Khi chiêm ngắm quang cảnh thiên nhiên như những huyền diệu của đời sống.  Lý (reason) và Trí Thức (Knowledge) không còn kể đến, Kimochi xuất hiện.  Kimochi  là cảm giác mãnh liệt với thiên nhiên.  Một câu thơ của Fujiwara Sada (1116-1241) cho ta thấy cái cảm giác mãnh liệt đó nó “thơ”  đến thế nào:

Hương thơm của hoa mận

Vương vào tay áo em

Ganh đua cùng trăng sáng

Nhỏ qua cả mái hiên (3)

 

- Hakanai – Tinh thần chuyển hóa, mọi vật đều đổi thay:   Con người thay đổi được ngoại cảnh.  Đền thờ của quốc gia Nhật, thờ Thái Dương Thần Nữ (Amaretasu) tuy ở giữa rừng nhưng hàng năm vẫn có nhiều triệu người về hành hương.  Ngôi đền làm bằng gỗ Hinoku (một giống cypress ở Nhật), vỏ cây thông thì dùng làm ngói.  Đền đã có trên 1000 năm.  Cứ mỗi 20 năm ngôi đền được thay thế hoàn toàn mới, nhưng đúng hệt như cũ từ cái chốt, miếng ngói.  Sau khi ngôi đền mới được làm xong, tất cả những cây gỗ tháo xuống từ ngôi đền cũ đều được chẻ nhỏ ra để tặng cho khách hành hương.  Không người Nhật nào nghĩ là ngôi đền mới có giá trị hơn ngôi đền cũ.  Đây là cách biểu lộ của lòng tôn kính với tiền nhân và sự hiểu biết về tinh thần chuyển hòa, mọi vật đều đổi thay.

Hoa cũng thay đổi được con người.  Hoa mang lại cho con người: An bình, Lạc quan, Yên tĩnh, Sức sống và Hòa hợp.  Đối với người Nhật, mùa hoa Anh Đào rất quan trọng.  Bởi vì Anh Đào chỉ nở trong thời gian rất ngắn.  Giống như câu chuyện hạnh phúc và thời gian của Kangero.  Kangero là một giống sâu, sống dưới đất bảy năm thì chuyển hóa thành một giống có cánh như bướm, bay lên trời bảy ngày rồi chết.  Vấn đề ở đây là ta sẽ chọn bảy năm ở dưới đất hay bảy ngày ở trên cao.  Có khác gì ta cắt một cành hoa Ikebana (sinh hoa) ở ngoài vườn đem vào nhà làm sống lại thiên nhiên được vài ngày rồi bỏ vào thùng rác.

Nghệ thuật cắm hoa là khi ta cầm một cành hoa trên tay (sinh hoa) ta hãy ngắm nó như một sinh vật có hơi thở.  Đi tìm cái linh hồn của thiên nhiên ta sẽ có cơ hội tìm ra được hồn của chính mình.  Ikebana chính là một bài thơ của những bông hoa.  Khi chúng ta hòa tan được vào hoa là chúng ta hòa tan vào đời sống.  Đời sống của hoa rất ngắn nhưng khi được mang vào nhà với sức sáng tạo mỹ thuật của con người, dù ta dùng hoa vào việc vui hay buồn, hoa cũng chỉ sống có vài ngày, nhưng vài ngày đó là thời gian đẹp nhất để cho người và thiên nhiên giao cảm.  Một bài thơ thực sự của đời sống sẽ được sinh ra.

 

Hoa! Hoa! Hoa!

Hoa đám cưới

Hoa đám tang

Hoa cười Hoa khóc rơi đầy áo

Chiếc lá hồn tôi

Cũng ngỡ ngàng. (tmt)

 

TRẦN MỘNG TÚ

Chú thích:

(1) (2) (3) Thơ Nhật, tác giả dịch từ Anh Ngữ