Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

HAI NHÁNH SÔNG TÂM HỒN

TRONG THƠ HỒ DZẾNH

 

MAI THẢO

 

Nước Trung Hoa mênh mông, Nước Trung Hoa cổ cũ. Nước Trung Hoa ngựa hồng nghìn dặm mỏi, đường vào Tây Xuyên Ba Thục khó hơn đường lên trời, những người con gái thắt bím bó chân sống như hình bóng, những triền núi lớn thật lớn, những con sông dài thật dài, nước Trung Hoa quê hương của Lý Bạch phóng túng hình hài, của Đỗ Phủ đau buồn thân thế, nước Trung Hoa đó, như một thế giới, nội địa cũng đảo hoang, biên giới đã lưu đày, đi suốt một đời người đi không hết nước, nước nghèo quá đỗi, người triệu triệu thừa, khí trời thật nhiều mà thở không vào, đất đai muôn dặm mà ở không được, những xum xuê tươi tốt tràn đầy ở đâu chẳng thấy, chỉ cái khó, cái đói, cái cực, đời đời kiếp kiếp thắt bó từng vòng rứt buốt, nước Trung Hoa đó của thâm cung bí sử, giặc giã không dứt, thiên tai, hạn hán tàn phá không ngừng. Và một buổi chiều kia rầu rầu úa héo trên thiêm thiếp quê cũ chẳng dung người, quê cũ đã phụ rồi, vòm trời mây trắng bao la của nước Trung Hoa lạ lùng đã in cái hình bóng bé nhỏ li ti di động của một người Hoa nghèo khổ bỏ một nước Trung Hoa nghèo khổ mà lên đường. Đi qua Vân Nam. Đi từ Dương Tử đi tới Hông Hà. Đi từ Trung Hoa đi tới Việt Nam. Và từ cuộc gặp gỡ trong mưu sinh buồn rầu trên đất khách giữa một người Hoa bán thuốc dạo và một cô lái đò Việt trên một dòng sông Thanh Hóa, đã có một gã làm thơ Hồ Dzếnh Minh Hương. Nước Trung Hoa, không thấy, không biết, hiện hữu mơ hồ mà ám ảnh dằng dặc, đã trở thành một thứ hậu trường tâm hồn Hồ Dzếnh:

Tôi nhớ màu quê khát gió quê

Mây ơi ngưng cánh đợi ta về

Cho ta trông lại từng xanh thẳm

Ngâm lại bài thơ Phương Thảo Thê

 

Liễu Động Đình thơm chuyện hảo cầu

Tóc thề che mướt gái Tô Châu

Bâng khuâng trăng sáng trời Viên Hán

Một giải Giang Nam nước rợn màu

 

Ai hát mà nay gió vẫn thơm

Ai đau, non nước não âm đờn

Chiêu Quân nếu mãi người cung Hán

Thi tứ tìm đâu nét tủi hờn.

 

Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa. Hai dòng máu Hoa Việt trộn lẫn trong huyết quản nhà thơ Minh Hương mở thành hai chân trời. Chế Lan Viên.

Ta nằm ở giữa cân trời đất

Khối ngọc chưa nghiêng một hướng nào

 

Nhưng Hồ Dzếnh thì khối ngọc đa nghiêng một hướng nào. Khối ngọc họ Chế là cái khối ngọc của ý thức dành cho nó cái quyền tự do chưa gia nhập, chưa tả hữu. Khối ngọc Hồ Dzếnh là cái khối ngọc tình cảm, vào thơ Xuân Diệu thành những dấu chân đam mê chạy theo sức xô đẩy vũ bão của tâm hồn. Thơ Hồ Dzếnh bởi vậy đã hình thành từ một lựa chọn quê hương. Người Minh Hương họ Hồ đã lựa chọn quê ngoại Việt Nam. Đến đây và ở lại. Đến đây và thương yêu. Từ tập truyện ngắn đầu tay Chân Trời Cũ đến tập thơ đầu tay Quê Ngoại, Hồ Dzếnh đã đi một chặng đường dài từ những hậu trường của kỷ niệm và quá khứ phảng phất tiềm thức u minh ra những tiền trường là đất nước Việt Nam nhận làm quê hương mới có. Tôi nghĩ trong cõi thơ tiền chiến, đó là hiện tượng đôn hậu và ngọt ngào nhất của một lựa chọn trở thành, bắt nguồn từ lựa chọn một ngả đường, một mảnh đất, một vòm trời. Không phải để truy kích một ngọn suối bản để xem phát xuất từ mạch đất ngầm nào, mà để theo dòng suôn chảy đi vào những khu vực đời sống phì nhiêu mà dòng suối băng qua trong tuần tự mở rộng thành sông, lớn dần thành biển. Có quê hương, Hồ Dzếnh có tất cả. Người cha xưa gánh thuốn dạo đi lang thang qua những xóm thôn Việt Nam xa lạ, tuổi đã tịch liêu chỉ có thể mơ về quá khứ. Nhưng người con trẻ trung chừng ấy, như con chim ra ràng mới cất cánh bay lên, thì ám ảnh tiền thân không thể mãi mãi là giam nhốt siêu hình. Con chim đã bay lên. Bay vào nắng trong veo. Bay vào Việt Nam đón nhận.Con người không lựa chọn là con người của những chấp nhận thỏa hiệp. Nhưng con người có lựa chọn là con người của nhưng khẳng định tuyệt đối.

 

Tô Châu lớp lớp phù kiều

Trăng đêm Dương Tử mây chiều Giang Nam

Rạc rời vó ngựa quá quan

Cờ treo ý cũ mây dàn mộng xưa

 

Hồi tưởng về Trung Hoa mịt mùng ngàn dặm, thơ chỉ đẹp cái đẹp não nùng của những vang vọng cùng thẳm. Lạnh tanh và xa vắng. Đó là những đường dây ràng buộc nhão mỏi cuối cùng của tâm linh lặn chìm, tưởng khép. Đóng mà kỳ thực đã mở ra những cửa ngõ mới cho hồn. Tôi yêu tập thơ Quê Ngoại là vì thế. Ở điểm quá khứ đã bị lùa dạt, quá khứ mang tên Trung Hoa, hiện tại được xây cất hiện tại mang tên Việt Nam. Ở điểm một đêm đã tàn rụng, đêm Trung Hoa lung linh ma quái. Cho ngày Việt Nam thay thế, ngày Việt Nam vang vang những tieng đời nhảy múa quanh mình. Hãy tìm đọc lại Quê Ngoại. Nếu yêu Hồ Dzếnh. Cái trẻ thơ, cái vụng dại, đầy đặc trong thiên đường ca quê mới Việt Nam này lại chính là cái lớn lao của Hồ Dzếnh có đời mình bằng đã có Việt Nam. Quê Ngoại xanh ngắt màu hy vọng, hồng tươi dáng hạnh phúc, thắm thiết những tình ý đợi chờ, trong suốt một tình yêu vô điều kiện. Quê Ngoại là một tiếng thơ tạ ơn đời. Quê Ngoại là một chiếc khay vàng hiến dâng Mẹ hiền mot niềm biết ơn trang trọng. Trong cái thế giới ngột ngạt bít bưng tức thở của những tháp ngà tiền chiến như những phần mộ lạnh buốt, thơ Hồ Dzếnh, hơn cả Xuân Diệu, và theo tôi, hơn cả Nguyễn Bính đầu mùa, là những xâu chuỗi lanh lảnh nhạc vàng gõ vui từng nhịp nắng mênh mông đài trán thanh niên. Tôi nhớ mãi cái cảm giác của tôi, hai mươi tuổi, tiếp nhận một tập thơ còn trẻ hơn hồn mình phơi phới, một tập thơ cỏ non lả lả, một tập thơ cốm mới đậm đà, một tập thơ mười tám cái xuân đầy, đọc mỗi câu tưởng như có mật có đường ngọt ngào trong cổ. Thơ Hồ Dzếnh tiền chiến là cái trạng thái ngu ngơ trong suốt nhất của một tiếng thơ mà chủ đề là tình yêu và ánh sáng. Ngó thật kỹ, Quê Ngoại không hằn một nếp nhăn. Nó là một khối lạc quan và tin tưởng toàn vẹn. Với tôi, một tập thơ đầu tay phải như thế. Phải có cái khí thế vạm vỡ của sống như một lao vào, cái vóc dáng của yêu như một kín trùm dào dạt.

Dẫu cho lỡ cả thiên đường

Thì xin một nửa tấc vườn vắng hoa.

Hồ Dzếnh không làm thơ đâu. Thơ đã có, đâu đó, trên mây trên cành, trong nước chảy dưới chân cầu, trong không khí thơ một thuyền đầy thơ một chuyến lớn chở Hồ Dzếnh đi vào thênh thang tiếng nói. Một người không phải là thi sĩ. Tất cả tuổi trẻ là thi sĩ. Mắt ngó mê, tay nâng niu, hồn đợi chờ, trái tim xao xuyến, mạch máu nhảy đập, chim ngủ trong hoa, hoa nở trong mặt trời, tứ phía đều trăng sao. Thì xin một nửa tấc vườn vắng hoa. Thế đâu là xin. Có gì mà xin. Thế là cho. Cho hết cả mùa hồn, gặt hái được nhánh nào cho luôn nhánh ấy, cuộng quệt thơ ngây và hồn hậu sống. Thế là thơ đầu đời, thế là sức khỏe của thơ có, thế là thơ không yếu đau. Rồi ý thức tới. Chứ sao. Nhưng cái gì tạo thành ý thức sinh động hồng hào, cái ý thức chúng ta cần phải có không phải như một trở lực mà một động lực sống, nếu không là những va chạm tình cảm bàng hoàng dội dập lại thành những cực điểm hân hoan hay thành những tán cùng bi đát?

Trời đẹp như trời mới tráng gương

Chim ca ánh sáng rộn ven tường

Có ai bên cửa ngồi hong tóc

Cho chảy lan thành một suối hương

 

Trời, đất, chim ca, ánh sáng, mái tóc, trở thành một suối hương. Tạo vật trong thơ Hồ Dzếnh, cuộc đời vào thơ Hồ Dzếnh biến hình từ một chủ quan không bao giờ chối từ cái quyền uy tỏa chiếu rạng ngời và đổi thay lộng lẫy của nó. Như thế là chủ động. Như thế là sáng tạo. Như thế là thơ. Thơ là mặt trời của đời người Hồ Dzếnh.Những năm tháng sau này, tiếng thơ Hồ Dzếnh không còn gì đáng nói. Tim trú ẩn trong tôn giáo như Hàn Mặc Tử:

Thuở nhỏ tôi run lúc đổ chiều

Gió về trút lá trải cô liêu

Đường xa thấp thoáng hàng mây trắng

Gối lẻ giường đơn lạnh rất nhiều

 

Đèn chụp chao xanh dọi chữ vàng

Tay lùa tóc biếc, mắt theo trăng

Tôi mơ khi học bài luân lý

Cửa hé nhà ai sáng dịu dàng

 

Chữ nở ra hoa sách có người

Tay nâng nâng sách ép lên môi

Rùng mình khi thấy hồn thay khác

Ngây cả giang sơn, đấm cả trời

 

Núi dựng cô đơn buồn xếp hàng

Ngõ chiều mây trắng phất phơ tang

Ái ân khôn lập hồn sa mạc

Vĩnh viễn thê lương lạnh bóng tàn

 

Chiều buốt linh hồn, tôi đến đây

Nguyện cầu tháng giá chắp hai tay

Run run mắt lệ nhìn xa thẳm

Mơ lửa trời thiêng cháy vạn ngày

 

Để làm gì sự đổi khác đó, vươn tới đó, hiểu biết đó? Hồ Dzếnh hóa thân và Hồ Dzếnh đã chết trong cái lớn giả tạo và vô ích lắm. Nhân gian yêu thi sĩ như một loài chim lạ. Đậu xuống bất cứ một chỗ đậu nào, thi sĩ chết. Tạo dựng một thế giới bàng hoàng và lộng lẫy. Đó là sự tôi hiểu về ý thức thi sĩ về sự cần có thơ cho đời sống chúng ta. Khi nhìn thấy Hồ Dzếnh đã sống và Hồ Dzếnh đã chết.

(Trích Văn, số đặc biệt về Hồ Dzếnh, NXB Nguyễn Đình Vượng, Sài Gòn, 1973)