Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

DÒNG THƠ BÚT TRE

Một hình thức phản kháng dân gian

 

NGUYỄN NGỌC BẢO

 

Từ Tác Giả Bút Tre Đến Thơ Bút Tre Dân Gian

Trong loạt bài "Chia Tay Ý Thức Hệ", được phổ biến từ trong nước khoảng một thập niên trước đây, Ông Hà Sĩ Phu viết: "Thơ Bút Tre thật thì không ai thuộc làm gì, đọc rồi cũng không nhớ được, còn "Bút Tre dân gian" thì mỗi lần nghe người ta đọc, tôi lại thấy cái sức sống mới mẻ, say sưa như thể chính người ấy đang sáng tác".

Có lẽ những người từng nghiên cứu thơ Bút Tre đều có chung nhận đinh với ông. Tuy nhiên, với đa số quân chúng dù rằng đã nhiều lần nghe đến những câu gọi là thơ Bút Tre với thái độ thích thú và tán thưởng, nhưng ít hai hiểu rõ gốc gác ông Bút Tre. Cũng chẳng mấy người biết tại sao có sự phân biệt giưã thơ Bút Tre thật và thơ Bút Tre dân gian, cùng những tương đồng và dị biệt giữa hai loại thơ này.

Trong bài này, người viết xin trình bầy những chi tiết về dòng thơ vừa kể, một dòng đã lan tràn và bám rễ vào đời sống nhân dân trong nước suốt hơn ba thập niên qua.

 

Bút Tre Thật

Bút Tre là bút hiệu của ông Đặng Văn Đăng sinh năm 1911 tại xã Đồng Lương, Sông Thao Vĩnh Phú. Thời niên thiếu, ông theo học chương trình giáo dục của Pháp và đến khi trưởng thành, được bổ nhiệm làm giáo học tại Tuyên Quang.

Sau khi Việt Minh cướp chính quyền vào năm 1945, ông Đặng Văn Đăng tham gia hàng ngũ kháng chiến và đến năm sau, được kết nạp vào đảng. Năm 1962, ông được cất nhắc làm trưởng ty văn hóa Phủ Thọ và giữ chức vụ này cho đến năm 1968. Ông về hưu năm 1970 và mất năm 1987.

Trong thời gian giữ chức trưởng ty văn hóa Phú Thọ, ông Đăng cao hứng cho in tập "Thơ Bút Tre", chủ yếu để lưu hành nội bộ trong ty và tặng thân hữu. Hầu hết thơ trong tập này là những bài hoặc ca ngợi lãnh đạo, hoặc hô hào, cổ động cho kế hoạch của đảng và nhà nước. Điểm đáng nói là tuy mang danh Trưởng Ty Văn Hóa nhưng thơ của ông ngô nghê, luộm thuộm đến độ buồn cười. Lắm khi người đọc phải vận dụng trí thông minh để hiểu ông muốn nói gì qua những vần thơ ấy.

Chẳng hạn như những câu sau:

Bây giờ đang đứng trưởng ty

Bút Tre thơ phú tôi thì có sau

Cuối cùng xin nhắc một câu

Văn hóa cơ sở là đầu chúng ta

Đọc hết bài thơ, ngẫm đi ngẫm lại, người đọc mới hiểu rằng ông trưởng ty muốn nhắc nhở người ta cần phải đặt văn hóa cơ sở lên hàng đầu trong các sinh hoạt quần chúng. Trong một bài ca ngợi hợp tác xã nông nghiệp tại địa phương "nhà thơ" đã đặt bút viết những lời nôm na, nghe khá khôi hài như sau:

Nhìn lên trên đỉnh núi con Voi

Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi

Voi cũng như người, voi sản xuất

Đầu thì trồng sắn, đít trồng khoai

Tập thơ cũng bao gồm nhiều bài ngợi ca lãnh đạo đảng như các ông Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Phạm Hùng, Bùi Quang Tạo, v.v.

Hầu như bài nào ý tứ cũng nghèo nàn, ngô nghê. Trong những bài này, có những câu đã khiến người đọc phải phì cười, chẳng hạn như bài tâng bốc thủ tướng Phạm Văn Đồng khi ông này đến thăm Phú Thọ:

Hoan hô thủ tướng Phạm Văn Đồng

Bàn tay Người vẩy muôn dòng mắt theo

Bên đường Người nhẩy cây reo

Bắt gặp những câu thơ trên, người đọc không khỏi mỉm cười khi tưởng tượng ra hình ảnh của một ông già bị bệnh tâm thần, cao hứng nhẩy loi choi như một đứa trẻ trước "muôn dòng mắt theo" của mọi người.

Rồi đến nhũng câu ca ngợi tướng Nguyễn Chí Thanh, trưởng ban nông nghiệp trung ương của cộng sản Hà Nội đầu thập niên 60:

Anh đi đồng ruộng lắng nghe

Lúa mừng phân bắc, khoai che mảnh vườn.

Đến khi đặt bút tung hô tướng Võ Nguyên Giáp, ông Bút Tre muốn viết hoan hô đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thắng trận Điện Biên trở về. Tuy nhiên, sự bó buộc của luật thơ lục bát khiến ông phải cắt tên ông Giáp, đặt vào hai câu riêng rẽ, khiến người đọc không khỏi liên tưởng đến một lời châm chọc xách mé:

Hoan hô đại tướng Võ Nguyên

Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về

Đại loại, những bài thơ trong tập Thơ Bút Tre nếu không ngô nghê về cú pháp thì cũng nghèo nàn về ý tứ và lắm khi sai cả niêm luật.

 

Bút Tre Dân Gian

Tập thơ Bút Tre được in trong khoảng thời gian trước năm 1968, tức trước khi ông rời khỏi chức trưởng ty văn hóa Phú Thọ. Sau khi ra đời, tập thơ nhanh chóng chìm vào quên lãng. Tuy nhiên, việc đời có lắm bất ngờ. Một hôm, tập thơ lọt vào mắt xanh của một, hay vài ba, "ông nhân dân" giầu tính khôi hài và hẳn là đang rỗi việc. Đọc tập thơ xong, có lẽ đến các câu ca ngợi ông Đồng, ông Thanh, ông Giáp, các ông nhân dân này khoái quá, bèn túm lấy cách làm thơ Bút Tre, dùng trí tưởng phong phú và óc trào phúng của mình, gia giảm nguyên liệu, biến chế thành những câu thơ lục bát giả ngây giả dại để giễu cợt (và cả thách thức) nhà nước và giới cầm quyền. Những câu thơ đầu tiên được quần chúng nồng nhiệt chiếu cố rồi hưởng ứng noi theo. Trong những câu này, câu thơ ca ngợi tướng Thanh được đổi lại thành: "Hoan hô anh Nhuyễn Chí Thanh, Về đây phân bắc phân xanh đầy nhà" mà nhiều người điều biết. Dần dần, dòng thơ Bút Tre dân gian được thành hình, ngày càng phát triển và trở thành cái gọi là trường phái Bút Tre, tung hoành ngang từ dọc từ thành thị đến thôn chốn quê trên đất nước. Có thể nói đây là một phong trào làm thơ "cưỡng từ đổi nghĩa, sửa dấu ép vần" độc nhất của văn học Việt Nam, kể cả văn học bình dân lẫn văn học tri thức. Cốt lõi cua dòng thơ là tính trào phúng và chất tục, khi thì tục lồ lộ, khi thì tục mà thanh, khi thì thanh mà tục, đáp ứng được thị hiếu của nhân dân đanh cần những nụ cười sảng khoái để quên đi trong khoảnh khắc những lầm than của cuộc sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.

 

Đặc Điểm Thơ Bút Tre Dân Gian

Một cách tổng quát, dòng thơ Bút Tre dân gian mang những đặc điểm sau:

1) Chia cắt hai chữ lẽ ra phải được nối liền nhau, một chữ đăt ở cuối câu Lục và chữ kia ở đầu câu Bát nhằm mang ý nghĩa trào phúng cho một trong hai câu thơ. Ý nghĩa này khác hẳn với nghĩa của cả hai câu nếu đọc liền một mạch. Chằng hạn như:

Chị em nô nức đặt vòng

Hoa mồ liệt sĩ tỏ lòng biết ơn

Hoặc

Chị em mặc váy đánh cầu

Lông bay phơ phất trên đầu các anh

Có khi cái tên được ngắt làm đôi, như câu thơ ngợi khen cậu Nhuyễn Trùng Dương đã oanh liệt chiếm giải đô vật trong một hội xuân ở tỉnh Bắc Ninh:

Bắc Ninh có cậu Nguyễn Trùng

Dương vật khỏe quá cả vùng thất kinh

2) Thêm hay bớt, hoặc đổi dấu ở những chữ phải hiệp vần trong thơ để câu thơ trở nên hài hước và mang dụng ý châm chọc, rồi ghi bí chú bên dưới:

Liên xô rất đỗi tự hào

Anh Ga ra rỉn bay vào vũ tru

(bí chú: Ga ra rin bay vào vũ trụ)

hoặc

Mừng ngày mồng tám tháng ba

Chị em phụ nữ chúng ta vung lền

(bí chú: vùng lên)

Hoặc

Phụ nữ thường rất hay lười

Riêng em, anh thấy là người cần cu

(bí chú: cần cù) hoặc

Trung ương chỉ thị ba cùng

Đảng viên phải bám quần chùng nhân dân

(bí chú: quần chúng)

"Ba cùng" ở đây là sách lược cùng ăn, cùng ở, cùng làm. Nhân dân đã đói đến nỗi quần phải chùng mà còn bị các ông đảng viên bám vào thì chịu sao cho thấu.

3) Câu thơ thiếu một chữ khiến điều muốn diễn tả hóa thành khôi hài:

Anh đi em ở lại nha

Cửa mình em mở người ra kẻ vào.

(bí chú: cửa nhà mình)

4) Cố ý dùng chữ không đúng với luật bằng trắc của thơ lục bát khiến người đọc phải tự động nghĩ đến một chữ khác hợp với luật thơ:

Đồng Xuân nô nức tiếng đồn

Có cô bán trứng vịt lộn rất to

Hoặc

Khoai luộc tiếp tế chiến khu

Chị em bóc thử một củ ăn liền

5) Gói ghém hình ảnh dung tục:

Con đò dịch đít sang ngang

Bên kia có một cái làng thò ra

hoặc như trong hai câu tả chị em du kích:

Má kề nòng súng thẳng đơ

Tay thuôn chị cứ bóp cò sướng chưa?

6) Mang ý nghĩa bỡn cợt như câu thơ châm chọc ông tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong thời đổi mới:

Hoan hô ông Nguyễn Văn Linh

Trước kia ghét Mỹ nay hình như thương

 

Tiểu Sử Bút Tre Theo Dân Gian

Khi phong trào thơ Bút Tre vừa nở rộ, hầu như không ai biết rõ lai lịch ông Đặng Văn Đăng. Vì vậy, óc tưởng tượng của quần chúng có cơ hội được bộc phát. Trên đất nước ta thuở ấy, ở những lúc trà dư tửu hậu, những cái miệng (có lẽ là phản động cứ bát nháo tranh luận về tiểu sử Bút Tre. Trong số các bản tiểu sử do nhân dân đặt ra, nhân vật Bút Tre sau đây là thú vị hơn cả:

Bút Tre vốn xuất thân là người miền Nam tập kết ra Bắc sau khi hiệp định Geneve chia đôi đất nước được ký kết. Ông sinh quán tại Bến Tre nên lấy tên hiệu là Bút Tre. Khi ra miền Bắc, ông được phong làm trưởng ty văn hóa Yên Báy (Yên Báy chứ không phải Phú Thọ như trong chính bản). Lúc bấy giờ, ông tự in một tập thơ gồm những bài thơ ngắn, mỗi bài chỉ có hai câu để đánh dấu những thời điểm đáng nhớ trong cuộc kháng chiến.

Qua tập thơ, người đọc lấy làm một sự nể phục nhà thơ qua các chiến dịch ông từng tham gia. Có khi là chiến dịch Pleiku dài dằng dặc, có khi là Ban Mê Thuột bụi mù trời. Cũng có trận ông phải đi rất xa như chuyến đi đến bản Mường Tè của người thiểu số, và dân đi bằng thuyền lá ra đến mãi đảo Côn Lôn.

Những chiến dịch này được ông diễn tả bằng những câu sau:

Anh đi chiến dịch Pờ Lê

Ku dài dằng dặc biết ngày nào ra

Anh đi chiến dịch Ban Mê

Thuột xong vài bữa rồi về với em

Anh đi chiến dịch bản Mường

Tè xong rồi lại tìm đường về xuôi

Đi chiến dịch, quanh năm suốt tháng, nghĩ cũng thấy tội cho người yêu ở nhà. Vì vậy, lần đi Côn Lôn, ông nhắn nhủ nàng hãy cố gắng tìm vui nơi tình làng nghĩa xóm trong những ngày đợi ông về :

Anh đi chiến dịch đảo Côn

Lôn em ở lại xóm thôn vui vầy

Ở chiến khu, có lần Bút Tre thấy bác Hồ đến ủy lạo bộ đội (nói chung và thăm chị Nguyễn Thị Định (nói riêng). Chứng kiến cảnh này ông hạ bút: Thị Định đón bác giời mưa

Thấy đầu bác ướt vội đưa cái nòn (bí chú: cái nón)

Trong cả tháng trời ở chiến khu, có lần bác Hồ bắt được một con chim. Thế là:

Bác Hồ có một con chim

Bác kêu Thị Định đi tìm cái lông

(bí chú: cái lồng)

Một thời gian sau, nhờ tài làm thơ, Bút Tre được chuyển từ đơn vị chiến đấu sang đội ngũ văn nghệ. Có một đêm khuya, nhà thơ đang nằm trong hầm của tổ văn nghệ thì bỗng có một chị nữ dân công khênh thùng đạn đến tiếp tế vì tưởng đó là hầm của bộ đội chiến đấu.

Nói theo tiếng Bắc thì chị vào nhầm chỗ, còn theo tiếng Nam thì chị vào lộn. Bởi thế nhà thơ có câu:

Yêu thay chị nữ dân công

Nửa đêm khuya khoắt đem lộn vào đây

Lúc bấy giờ, dưới ánh đèn dầu hiu hắt, trông chị nữ dân công mồ hôi mồ kê nhễ nhại trên đôi má đỏ hồng vì lao động vất vả, nhà thơ cảm thấy thương quá. Suy đi nghĩ lại, nhà thơ quyết định tặng chị quả chuối duy nhất của mình để bồi dưỡng cho chị:

Mời em ăn một quả chuồi

Để em nhớ mãi cái (buồi) buổi hôm nay

(Có lẽ là chị khó thể quên được cái buổi hôm ấy)

Khi ở đất Bắc, Bút Tre tiếp tục mang khả năng mình phục vụ cho đảng. Nhân ngày bầu cử quốc hội, nhà thơ hí hoáy bút giấy tán tụng rằng:

Mừng ngày bầu cử tự do

Những ai xứng đáng thì cho vào hòm

Đọc hai câu thơ nêu trên, nhiều người quả quyết rằng vì xa quê đã lâu, nên nhà thơ đã quên mất nghĩa của chữ "hòm" ở trong Nam.

Đôi khi nhà thơ nổi hứng làm thơ ca tụng lãnh đạo như những câu sau viết về ông Hồ:

Bác Hồ quả thật có kinh

Nghiệm trong sử sách chỉ mình bác thôi

Và hai câu kế dành cho Lê Duẫn:

Trên rừng con khỉ đánh đu

Dưới thành Lê Duẫn mút cu chưa về

(bí chú: đi Moscou chưa về)

Rồi đến Trường Chinh:

Giỏi a đồng chí Trường Chinh

Làm việc thì ít xuất ngoại thì nhiều

Trong thời kỳ tầu bay Mỹ oanh tạc miền Bắc, thấy báo Nhân Dân ca ngợi chị em du kích dùng súng trường bắn rơi đến mấy chiếc B52, nhà thơ cảm phục quá bèn hạ bút:

Chị em du kích giỏi thay

Bắn máy bay Mỹ rơi ngay cửa mình

(bí chú: cửa nhà mình)

Đại loại thơ in trong Tập Bút Tre là những bài độc đáo như thế. Tuy nhiên, khi tập thơ đến tay bộ trưởng văn hóa Tố Hữu thì đinh mạng đã an bài đối với Bút Tre. Vốn là người hay ganh ghét tài năng kẻ khác, ông Tố Hữu bèn cách chức trưởng ty của Bút Tre và giao nhà thơ một chức vụ ngồi chơi xơi nước kém bổng lộc ở viện Bảo Tàng. Bị ức chế, Bút Tre đến gặp ngài bộ trưởng để làm cho ra nhẽ nhưng Tố Hữu không tiếp. Phẫn uất, Bút Tre đành sang dinh chủ tịch để khiếu nại với ông Hồ. Ngồi đợi cả buổi cũng không thấy ông Hồ đâu, mãi sau mới có người cận vệ mang ra cho nhà thơ mảnh giấy có hai câu ông Hồ viết:

Hôm nay về viện Bảo Tàng

Cũng là công tác cách màng giao cho

(bí chú: cách mạng)

Cứ theo lẽ thường thì Bút Tre phải ghét bác lắm mới phải vì không những bác không tiếp mình mà còn cuỗm, tức mượn đỡ, cách làm thơ độc đáo của mình. Tuy nhiên, là người đầy lòng bao dung nhà thơ không lấy thế lành phiền hà mà vân kính trọng bác như trước. Vì vậy khi bác lên đường theo tổ tiên Mác, Lê, nhà thơ bèn viết tặng hương hồn bác hai câu:

Nghe như tiếng sét đánh ngang

Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần

Chưa hết, ngày nhà nước cho bác vào an nghỉ ngàn thu ở bến Ba Đình rồi bắt thiên hạ vào thăm viếng, nhà thơ viết thêm hai câu nữa:

Đường vào lăng bác âm u

Chị em bộ đội dở mũ (mu) ra chào

Quả thật, qua mồm miệng của nhân dân, ông Bút Tre dân gian là một nhà thơ độc đáo, vượt xa ông Bút Tre trưởng ty văn hóa thuở xưa rất nhiều.

 

Ảnh Hưởng Của Thơ Bút Tre

Có thể nói thơ của ông Bút Tre Đặng Văn Đăng là nguyên nhân khiến dòng thơ Bút Tre được phát sinh nhưng người khai sáng và phát triển dòng thơ này không phải là Bút Tre mà chính là nhân dân. Ngày ông Đăng còn sống, sau khi một một số câu thơ Bút Tre dân gian được phổ biến trong quần chúng, một nhà báo tại Việt Nam tên Ngô Quảng Nam đến phỏng vấn ông với dụng ý minh oan cho ông trước đảng và nhà nước. Khi nghe nhắc đến các câu thơ đang được truyền khẩu, ông Đăng lộ vẻ buồn bã bảo "Oan tớ hơn oan Thị Kính".

Cho đến hôm nay, trường phái Thơ Bút Tre đã lan rộng ca ca nước. Có thể nói hầu như bất kỳ một người làm thơ nào, dù tài tử hay chuyên nghiệp như nhà thơ Nguyễn Duy, cũng đã hơn một lần bước vào cõi thơ Bút Tre sáng tác dăm ba câu, trước để mua vui, sau là châm biếm giới cầm quyền.

Trong vài năm qua, thỉnh thoảng chúng ta lại nghe hoặc đọc được đôi ba câu thật hóm hỉnh như.

Cùng vào lăng bác đi cầu

Nguyện cho thân quyến vừa giầu vừa sang

hoặc

Bốn ông chung một đĩa lòng

Lợn ngồi chễm chệ bên thùng bia hơi

hoặc như lời các cô cậu sinh viên nhồi chít chát với nhau qua điện toán:

Email anh viết thật bay

Bướm em mong đợi cả ngày lẫn đêm

Có một giai thoại thơ Bút Tre liên hệ đến nhà thơ Bùi Giáng khá thú vị đã được đồn đãi như sau:

Sau biến cố tháng tư năm 75, các văn nghệ sĩ miền Nam người thì đã vượt biên, người thì bị cầm tù. Một trong số những người ở lại mà không phải chịu cảnh tù tội là nhà thơ Bùi Giáng.

Ông không bị bắt vì là người mang bệnh tâm thần. Nghe kể một hôm ông ghé trụ sở hội Nhà Văn ở thành Hồ chơi. Lúc bấy giờ nhà thơ Thu Bồn, một ủy viên ban chấp hành hội Nhà Văn Việt Nam, đang đứng trò chuyện với nữ sĩ Thu Ba, trông thấy ông bèn gọi lại bảo rằng:

Nghe đồn ông có tài xuất khẩu thành thơ, làm một bài cho anh em nghe chơi.

Bùi Giáng gãi tai trả lời:

- Lâu quá tui không có làm thơ, quên mất cả rồi.

Thu Ba năn nỉ:

- Làm đại một câu lưu niệm đi mà. Bấy lâu chỉ văn kiến kỳ thanh hôm nay mới kiến diện kỳ hình ông đó.

Bùi Giáng cười móm mém:

- Nhưng tui làm dở, đừng có cười tui nghe. Thu Bồn giục:

- Thôi mà đừng khiêm tốn nữa, không ai cười đâu

Bùi Giáng tằng hắng một tiếng rồi đọc:

Thu Ba khen ngợi Thu Bồn

Thu Bồn cảm động sờ ...vai Thu Ba.

Thu Ba nhăn mặt:

Ý dà, ông làm thơ lục bát chi mà chẳng có vần có điệu gì hết trơn.

Bùi Giáng đáp:

Thì sức tôi chỉ có vậy, cô muốn thơ có vần thì kiếm chữ khác thay vào đi.

Thu Ba bỗng đỏ mặt hứ lên một tiếng. Bùi Giáng lại móm mém cười một cách ngây thơ rồi quay đi trước cái nhìn giận dữ của Thu Bồn.

Cũng xin kể thêm một câu chuyện chứng tỏ uy lực của trường phái thơ Bút Tre.

Người viết có một anh bạn vừa về thăm gia đình bà chị ruột ở Sài Gòn. Vốn là người sống mẫu mực, trong những ngày ở Việt Nam, anh không hề có ý định ghé đến những nơi thiếu lành mạnh. Tuy nhiên, một hôm đang rảo bước qua một quán hát Karaoke, anh bỗng bắt gặp một cô nhân viên của quán, mặt hoa da phấn đứng trước cửa, lúng liếng nhìn anh rồi đon đả mời chào:

Mời anh vào quán Kara

OK em đã mở ra sẵn sàng

Nghe câu thơ, anh khoái quá, bèn tặc lưỡi, theo cô vào quán hát đại vài ba bài. Khi ra về, anh tự nhủ : một chút yếu lòng vì mấy câu thơ Bút Tre thì cũng đáng lắm chứ.

Như đã đề cập ở trên, một trong những đặc điểm của trường phái thơ Bút Tre là sự cưỡng bách vần điệu. Trên thực tế, Bút Tre không phải là người làm thơ đầu nên phải ép chữ vì gặp trở ngại về vần. Thuở trước, dưới thời Tây Sơn, nhà nho Nguyễn Huy Lượng cũng vì không tìm được chữ hợp với cả ý lẫn vần cho một câu trong bài phú nổi tiếng "Tụng Tây Hồ Phú" nên đã phải viết như sau:

Sắc dờn dờn nhuộm thức lam xanh,ngỡ động bích nổi lên dòng lẻo lẻo

Hình lượn lượn uốn vòng câu bạc, tưởng vần ngân rơi xuống mảnh nhò nhò Khi đọc bài phú, người đọc phải hiểu rằng tác giả muốn viết "mảnh nho nhỏ".

Một học giả nổi tiếng trong thời Pháp thuộc là ông Nguyễn Văn Vĩnh cũng đã có lần chứng tỏ là người cùng hội cùng thuyền với Bút Tre. Trong tập dịch Thơ Ngụ Ngôn La Fontaine, khi dịch bài "Le petit poisson et le pêcheur" (con cá nhỏ và người câu cá), vì bị bí vần, ông đã dùng một chữ khiến những bậc khả kính phải cau mày mà phì cười khi đọc.

Bài thơ tiếng Pháp có những câu:

Petit poisson deviendra grand

Pourvu que Dieu lui prête vie;

Mais le lâcher en attendant,

Je tiens, pour moi, que c'est folie

Các câu trên có nghĩa:

Con cá nhỏ một ngày kia sẽ lớn

Miễn là Chúa ban cho nó sự sống

Nhưng thả nó ra để chờ đợi

Theo ý tôi thật là điên khùng

Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch như sau:

Miễn là cá sống dưới hồ

Cỏn con cũng có ngày to kếch xù

Nhưng mà cá đã cắn cu,

Thả ra, tôi nghĩ, còn ngu nào tầy

Khi đọc bài thơ dịch, phải vận dụng trí phán đoán, độc giả mới có thể hiểu ông ám chỉ con cá cắn câu chứ không phải cắn... cái loài người vẫn dùng để truyền giống nhưng vì bí vần nên ông phải mượn tạm chữ "cu". Trong tập sách phê bình "Nhà Văn Hiện Đại", học giả Vũ Ngọc Phan phê phán kịch liệt lối dịch ẩu này. Ông Phan viết nguyên văn rằng "cắn gì chứ cắn cu thì ai mà không phải phì cười".

Qua các dẫn chứng vừa kể, rõ ràng là trước Bút Tre, có nhiều người đã phải hy sinh sự chính xác của ngôn ngữ cho vần điệu của bài thơ, và có khi phải đặt bút hạ những chữ khá oái oăm như trường hợp ông Nguyễn Văn Vĩnh. Tuy nhiên, ngày đó, không ai nghĩ đến chuyện bắt chước lối làm thơ ấy để giải sầu và để châm chọc nhau như ngày nay. Vì sao?

Ông Hà Sĩ Phu đã có lời giải đáp cho câu hỏi nêu trên. Cũng trong bài "Chia Tay Ý Thức Hệ", ông viết như sau:

"Xã hội quái đản ấy buộc phải đẻ ra thơ Bút Tre để phản ảnh nó, khi văn học chính thống cứ ngồi lù lù đó một cách vô tích sự. Cái ngớ ngẩn một cách chân thành, và chân thành một cách ngớ ngẩn, của người cán bộ văn hóa Vĩnh Phú kia chỉ là cái cớ để dân gian tải cái ngớ ngẩn giả vờ của mình, để riễu cợt những giá trị công khai họ cứ phải hoan hô".

Phân tích một cách thấu đáo, có thể nói, thơ Bút Tre đã lan rộng và bám chặt vào đời sống quần chúng nhờ bốn yếu tố.

1) Gói ghém tư tương phản kháng của giới bị trị.

2) Mang tính khôi hài, dung tục.

3) Giả vờ ngô nghê để châm biếm một cách sâu sắc, hóm hỉnh; Và

4) Dễ nhớ.

Ấy vậy trong những năm qua, vẫn có những người lên tiếng đả kích trường phái thơ Bút Tre. Nếu tìm hiểu kỹ, chúng ta nhận thấy đây là những kẻ ăn lương nhà nước để bảo vệ nhà nước. Điển hình là một nhà phê bình nọ, sau khi tuyên bố "Thơ Bút Tre thậm chí đã dựng nên một thể loại, nhưng vẫn không được coi là một dạng thơ chính thống, không được coi là một tác phẩm nghệ thuật, lại còn đao to búa lớn rằng: "Cách tân là tốt nhưng không thể cứ cái gì lạ cũng là cách tân. Và cũng nên nhớ rằng lại cành không dễ núp bóng sự cách tân đó mà đưa ra những vấn đề nhạy cảm, dung tục".

Cái ông tri thức ấy chỉ vẽ chuyện. Có ai lên tiếng đòi hỏi vị trí chính thống cho thơ Bút Tre đâu? Những người làm ra, và cả những người góp phần truyền tụng những câu thơ dân giã ấy rất hãnh diện với vị trí phi chính thống của dòng thơ. Nó được sinh ra, được nuôi dưỡng cho lớn lên để đấu tranh với cái mà giới cầm quyền nhận vơ là chính thống. Thêm nữa, lẽ ra ông trí thức ấy phải hiểu rằng chính cái chính thống theo kiểu đảng và nhà nước đã đẻ ra sự cách tân nhậy cảm và dung tục cho dòng thơ, như ông Hà Sĩ Phu đã nhận định.

Điều đáng nói là tại Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua, những cây bút sắt đã dần dần trở thành mòn rỉ sau quãng thời gian dài phải cúc cung ca tụng chính sách đảng và nhà nước. Không có nhân bút tre dân gian, đời sống người dân có lẽ trở thành buồn tẻ biết bao. Có thể nói bốn câu thơ nêu sau của một bậc sĩ phu vô danh trong nước đã diễn tả được ảnh hưởng của thơ Bút Tre đối với quần chúng:

Thì sao ai cũng thích nghe

Cứ nghe mà biết Bút Tre là cười

Bao nhiêu Bút Sắt mòn rồi

Bút Tre vẫn để cho đời nguồn vui

Cuối cùng người viết xin nhắc lại một câu nói của ông Mác. Vâng có lần ông ấy bảo: "Bao giờ nhân loại cũng tiễn đưa quá khứ một cách vui vẻ". Phải chăng đó là lý do tại sao dòng thơ Bút Tre lớn mạnh đến hôm nay. Có vẻ dòng thơ ấy đang tận tụy (một cách vui vẻ) để cố làm tròn chức năng tiễn đưa một chế độ về miền quá khứ.

Có vẻ lắm đấy các ông Bút Tre dân gian của tôi ơi. Cố lên chút nữa đi mà!

 

NGUYỄN NGỌC BẢO

Tháng 1/ 2006

(Trích từ Tạp Chí Văn Học NGUỒN tại San Jose)