Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY

 

TRẦN HOÀI THƯ

 

 

Đôi mắt người Sơn Tây

U uẩn chiều luân lạc

(Quang Dũng)

 

Trước ngày ngưng bắn, là một phóng viên mặt trận, tôi vẫn thường theo các đoàn quân vượt qua giòng kinh Vĩnh Tế để làm những phóng sự chiến trường ngoại địa.

Vào một này đầu tháng chạp, tôi mang máy ảnh, sổ tay theo một chi đội thiết vận xa M13 về giải tỏa áp lực địch tại một quận lị nằm trên con đường số một nối từ Neakluong đến thủ đô Nam Vang. Buổi tối có mưa sụt sùi, cùng với người bạn cũ nằm đêm tại một đồng không mông quạnh, chúng tôi cùng nhắc lại những buổi chiều ở Bonard, Mai Hương.  Bạn tôi cũng kể về những ngày dài nơi xứ lạ này. Trời tối như mực đến nổi cách nhau vài thước, cũng không thể nhận diện được.  Thỉnh thoảng vài trái sáng được bắn lên từ phía rặng núi, soi cả thinh không trong vài giây phút rồi tắt lim.

Người bạn bỗng nói:

-Có bao giờ anh nghĩ rằng ở giữa vùng đất lạ lẩm này lại có một người nữ như trong một bài thơ của Quang Dũng ?

Tôi hỏi:

-Có phải là Đôi Mắt Người Sơn Tây ?

-Vâng.

Rồi bạn vừa đốt thuốc rồi kéo cao cổ áo lạnh. Cơn mưa đã dứt, nhưng khí lạnh đã bốc đầy trời.  Bạn lại dục:

-Trước khi tôi kể câu chuyện, mời anh thử một chút rượu cho ấm .  Rượu mang từ quê nhà đấy...

Tôi nghe lời bạn.  Hớp rượu làm nồng cả châu thân.  Như những giọt hạnh phúc nho nhỏ trong vùng đất gầm gừ tai họa.  Chúng tôi bây giờ chỉ còn những cơn mơ, chẳng cần để ý gì đến những ngoại cảnh, đến những tiếng nổ thỉnh thoảng nổi lên cắt xé cả lòng đêm tịch mịch.  Chúng tôi cũng chẳng cần bận tâm gì đến những tín hiệu phát ra từ chiếc máy siêu tầng số bên cạnh.  và lời bàn tiếp tục:

-Rồi ngày mai, tôi sẽ đưa anh tới một quán nghèo giữa quận lị.  Anh sẽ gặp một thiếu phụ trẻ.  Hy vọng anh sẽ một nguồn cảm hứng để viết.

-Người thiếu phụ ấy có liên quan gì đến chúng ta không?

-Có.  Liên quan đến tất cả chúng ta.  Nhất là anh.

-Tại sao?

-Anh là một phóng viên.

-Phóng viên không phải là thầy tướng số.

-Vâng.  Nhưng tôi tin nơi anh có điều kiện và khả năng hơn tôi.

Tôi cười:

-Thôi, tôi chịu thua rồi.  Anh kể tiếp về người thiếu phụ Miên ấy đi.

-Không phải Miên là người VN.

-...?

Bạn tôi vất mẫu thuốc xuống ruộng nước rồi tiếp tục nhấp khẻ hớp rượu.  Đêm nặng và đầy sương.  Xung quanh chúng tôi là tiếng dạ trùng, ểnh ương ếch nhái vang lên não nuột. Thỉnh thoảng chúng tôi còn nghe cả tiếng "phụp" của trái sáng được bắn lên từ đâu đó.  Giọng bạn ấm:

-Bởi thế tôi mới gọi là Đôi Mắt Người Sơn Tây.  Vâng, thật không ngờ , hai mươi năm về sau từ khi có bài thơ của Quang Dũng, tôi mới thấy được đôi mắt ấy.  Anh còn nhớ không, những câu thơ đẹp như thế này:

Bạn đọc trầm trầm:

Em ở Sài Gòn chạy giặc về

Tôi từ chinh chiến đã ra đi

Cách biệt bao ngày quê bất bạt

Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

...

Đôi mắt người Sơn Tây

U uẩn chiều luân lạc

Buồn viễn xứ khôn khuây...

 

Thú thật, tôi không phải là nhà thơ.  Tôi chỉ là người yêu thơ.  Nhưng khi gặp nàng, nhìn đôi mắt nàng, tôi phải bàng hoàng.  Cám ơn nhà thơ Quang Dũng đã cho tôi hiểu thế nào là một đôi mắt Sơn Tây...

Giọng bùi ngùi, người bạn kể lại:

-Khi đơn vị tôi đến K., thì bọn tôi nhào vào chợ để tìm mua vài vật dụng cần thiết.  Riêng tôi, tình cờ ghé lại một quán ven đường và người chủ quán đã làm tôi ngạc nhiên hết sức.  Da nàng trắng nuột, gương mặt thật thùy mị, mũi thanh tú, và nhất là đôi mắt nàng.  Khi nhìn lên đôi mắt ấy, có chút gì buồn vời vợi, có chút gì như lệ long lanh anh ạ.  Trong khi xung quanh nàng, màu da vàng mật, thì màu da nàng lại trắng nổi bậc như một bông hoa hiếm lạ.  Tuy vậy, tôi cứ nghĩ nàng là một người Miên một trăm phần trăm.  Bởi cách ăn mặc , giọng nói của nàng, bởi cung cách của nàng.  Và tôi đã bập bẹ vài tiếng Miên học lóm được.  Nhưng sau đó tôi bỗng nhiên nghe được hai tiếng Việt thưa ông.  Càng ngạc nhiên hơn nữa, là giọng Bắc chính cống, không pha trộn, rất rõ và rất êm.  Anh hẳn biết ở xứ này, tìm được một người đồng hương đã là khó, mà người ấy lại là người Bắc thì lại càng khó hơn.  Nhất là quê hương tôi là miền Bắc.

-Nàng nói gì không?

-Nàng hỏi quê mình dạo này ra sao?  Bên mình hòa bình chưa? Nàng bảo nàng nhớ nhà quá.  Còn tôi, tôi hỏi gốc nàng ở đâu, tại sao lưu lạc ở đất này...

-Nàng bảo sao?

Nàng kể nàng sinh tại Sơn Tây.  Rồi nàng tấm tức khóc.  Sau đó chồng nàng xuất hiện.  Nàng chắc sợ một điều gì đó nên giả vờ vui, rồi nói tiếng Miên huyên thuyên.  Tôi muốn hỏi thêm nhưng lệnh đơn vị ban xuống là đơn vị phải di chuyển gấp.  Thành ra tôi chẳng biết thêm gì về lai lịch nguồn gốc của nàng...

-Quả câu chuyện anh kể như một cơn mơ...

-Vâng, anh nói đúng.  Nhiều khi nghĩ lại tôi nghĩ đời như cơn mơ.  Cơn mơ về một đôi mắt...

-Đôi mắt người Sơn Tây...

-Vâng đôi mắt người Sơn Tây.  Mà nếu không có cơn mơ ấy chúng ta sống không nổi.  Anh thấy không.  Giữa lúc ở nhà, người ta đang sống phè phởn, đang bình an cùng giấc ngủ không bị quấy rầy, đang làm tình, thì bọn này đang có mặt ở giữa đồng không, xung quanh là những thiết vận xa bao bọc, trời thì mưa sụt sùi...Sống như thế này nếu không có những cơn mơ thì chắc phải điên khùng...

Bạn biết không.  Có khi tôi mơ đất nước hòa bình.  Có khi tôi mơ trở thành cánh chim bay về thành phố.  Có khi tôi mớ có một phép lạ trở thành Tôn Ngộ Không, bắt tất cả những tên đồ tể chiến tranh bỏ vào chung một phòng để chúng đánh nhau cho dân đỡ khổ. Và bây giờ tôi mơ về một đôi mắt...

-Vâng, thật tội nghiệp cho chúng ta vì chúng chỉ là những giấc mơ không bao giờ trở thành sự thật.

Một trái sáng lại òa vỡ, tôi thấy mắt người bạn trở nên xa vời:

Người bạn tiếp tục nói:

-Tôi là một kẻ rất yêu thích thơ văn.  Tôi cũng thường xuyên theo dõi tình hình sinh hoạt văn học nghệ thuật.  Có môt điều tôi rất ngạc nhiên là trong khi người ngoại quốc lấy Việt Nam làm đề tài, những nhà sản xuất phim, những phóng viên kỳ cựu hay những nhà văn nổi tiếng đều bay qua VN tìm chất liệu, thì mình lại đi ca ngợi tung hô mấy loại sách dịch như Một Thời Để Yêu và Một Thời Để Chết của Remarque hay Lolita hay Love Story...Đất nước mình có biết bao nhiêu đề tài cho những ông nhà văn nhà thơ, tại sao lại cứ đi vay mượn.  Có phải dân tộc mình có thói quen là nô lệ tinh thần hay không.  Cứ nghĩ là mấy ông Tây ông Mỹ là mấy bậc thầy, cần phải học ở mấy ông ấy..Xin lỗi tôi có cái nhìn hơi chua chát nhưng không nói ra thì ấm ức lắm.

Vào sáng hôm sau, cả đơn vị lên đường.  Tôi theo thiết vận xa của người bạn. Chiến tranh nơi nào cũng vậy.  Cũng tan thương, đổ nát...  Khi chúng tôi tiến qua một khu ruộng mía, người dân quì trên bờ ruộng, lạy chúng tôi.  Làm sao mà tài xế có can đảm mà cán bừa vào đám mía non ấy.  Cả một dân tộc hiền hòa với những ngôi Chùa mái cong vút lên mây ẩn hiện đàng sau những khóm dừa, khóm thốt nốt.  Những ngôi nhà sàn trong sóc, còn thở khói.  Đám con nít thấy chúng tôi cười ngây thơ.

Trong gió, chừng như nghe cả mùi đất, mùi thơm rơm và cả mùi ngây ngây của luống cày mới vỡ.  Có những cánh én khác đuổi theo thiết vận xa, giởn đùa với những đường nước mà bánh xích đã cày và tạo nên .  Bầu trời thật xanh.  Có ai nhắc đến Tết.  Gần đến Tết rồi anh em ơi.  Giọng nói mang vào lòng những đứa con của chiến trường những nhớ nhung tràn ngập.  Thấy họ càng thương họ.  Những phận đời tuổi trẻ chưa biết hưởng thế nào là hương vị thanh xuân, nếu có, chỉ là những ước mơ, nhung nhớ tội nghiệp.

Và đúng như lời bạn nói, buổi trưa cả đơn vị đóng quân ngay tại trung tâm quận K.  Người bạn đã nháy tôi và cả hai tìm đến chiếc quán bên đường.  Tôi nhận sự mê hoặc bởi gương mặt thanh tú , sống mũi dọc dừa, màu da trắng nuột của người đàn bà .  Nàng quả là một bông hoa lạ thường ở cõi khô cằn này.  Tuy nàng mặc chiếc xà rông đã bạc màu, những ngón tay bàn chân của nàng đã in dấu gian khổ lầm than, nhưng người ta vẫn tìm ở nàng một vẽ đẹp nổi bậc vượt lên khỏi một tập thể dân quê ngèo nàn và khổ cực xung quanh.  Và đôi mắt của nàng, thật khó diễn tả.  Thấy như thể cả trời u  uẩn, đầy nước mắt.  Tôi chỉ biết ngồi yên như bị đôi mắt ấy hớp hồn rồi. Tự dưng tôi cảm thấy thương nàng hết sức.  Chỗ của nàng không phải chỗ này.  Chỗ của nàng ở bên kia biên giới có cùng màu da tiếng nói , có ao nhà, vườn rau, bà con lân láng.

Nắng đã lớn, tươi tắn cả khu chợ quận.  Người bạn giới thiệu tôi bằng tiếng Việt:

- Đây là người bạn của tôi .

Tôi nói chào cô.  Người thiếu phụ cũng cuối đầu đáp lễ.  Tôi nhận ra đôi vai nàng mềm quá .  Người bạn lại nói tiếp:

- Hôm qua cô kể cho tôi nghe nửa chừng .  Tại sao thế ? Để đáp lại câu hỏi của người bạn,nàng chỉ nói :

Các ông không hiểu hoàn cảnh của em đâu.

Đôi mắt của người thiếu phụ chợt hoe đỏ.  Nàng nói giọng sũng lệ:

- Thấy các ông em bỗng nhớ đến quê nhà. Đã mười mấy năm em xa nhà.  Thưa ông, từ đây qua bên ấy có xa không ?

Người bạn trả lời:

- Quê mình chỉ cách nơi này non 15 cây số, đường bộ chỉ mất nửa tiếng đồng hồ nếu đi xe...

- Thế sao ? Em không hề biết.

- Chứ cô không bao giờ nghe nói đến quê nhà hay sao?

- Dạ thưa không.

Rồi nàng lại hỏi:

- Không biết giờ này bên đó nóng hay lạnh, trời có hay mưa không ?

- Bên nhà trời đã bất đầu có những cơn rét cuối năm.  Có nơi mai đã bất đầu nở.  Thiên hạ đã bất đầu ăn Tết...

- Thế ư.  Gần đến Tết rồi ư ?

Đôi mắt của người thiếu phụ sậm buồn.  Nàng nói như khóc:

Không ngờ em lại là kẻ mất quê hương. Các ông không biết hoàn cảnh của em đau lòng lắm.

Nàng lại tấm tức khóc.  Tôi tìm cách khơi mào câu chuyện:

- Cô có thể kể ra được không ?

Nàng gật đầu. Gạt nước mắt, nàng kể lại cuộc đời của nàng.  Từ một quê nhà xa lắc xa lơ ở ngoài Bắc tên là Sơn Tây.  Từ những ngày đầu tiên theo cha mẹ di cư vào Nam, quanh quẩn dưới rừng lá cao su, chưa bao giờ nghĩ  đến một ngày rời xa cái thế giới mà người mộ phu gọi là đồn điền.  Nàng kể về những chiếc xe tải mỗi ngày chạy khắp đồn điền để chở những thùng mủ trắng về nhà máy.  Ở đâu? Nàng chỉ nhớ lại những tiếng chuông buổi sáng chủ nhật, từ gác chuông nhà thờ bằng ván tạp với ông linh mục già, hàm râu trắng xóa, đội chiếc beret đen, lúc nào cũng tươi cười và luôn luôn phát bánh kẹo cho lũ trẻ trong đồn điền.  Ở đâu?  Nàng không biết.  Nhưng nàng nhớ rõ những cảnh cơ hàn của người dân phu cạo mũ, gồm đủ hạng người: Thượng , Miên và Việt.  Và chúng tôi liền đoán ra đó là đồn điền Lộc Ninh cũng nên.

Rồi tai họa bỗng dưng bủa xuống như một trận bão lữa kinh hoàng.  Trận chiến từ đâu kéo về, chọn ngay đồn điền làm nơi giao tranh, ròng rả suốt cả tuần lễ.  Nhắc đến đây, tuồng như đôi mắt của nàng là cả một bầu trời sâu thảm.  Hai dòng lệ lăn trào trên má.  Tuy buổi trưa trời đầy nắng lửa, hàng cây bên đường đứng bất động như tôi nghe tuông như có một cơn gió lạ thổi qua, rồi một đám mây buồn bả đậu lại trong hồn người như thể một phiến băng giá.  Buổi trưa hôm nay, trong một quán lạ ở xứ người, có những kẻ cùng xa nhà gặp nhau mà nước mắt rưng rưng.  Em xa nhà, tôi xa quê, em bỏ đi, tôi cũng bỏ đi, hai đàng. Đôi mắt người Tây Sơn.  U uẩn trời luân lạc.  Buồn viễn xứ khôn khuây.  Hôm nay có một người của xứ Sơn Tây gặp lại người lính đồng hương, để nói về một kiếp đời bất hạnh.  Đầu nhà bên kia đường có giàn hoa giấy vàng tươi thắm dưới ánh nắng mặt trời nhưng ở nơi này có một bông hoa tội nghiệp đang khóc cho hoàn cảnh của mình.

Sau đó... nàng kể tiếp.  Suốt cả tuần lễ trong đồn điền, bố mẹ em tìm cách thoát ra ngoài.  Vào khoảng tối, bố em kêu em mang một bọc đồ quần áo ra ngoài.  Rồi dặn em phải theo kỹ bố.  Nhưng mới đi khoảng chừng 100 thước, thì pháo lại nổ ầm ầm.  Em không còn thấy bố thấy mẹ em nữa.  Em khóc.  Em cứ chạy bừa. Vừa chạy vừa kêu bố kêu mẹ. Các anh cũng biết trong đồn điền cây cối san sát, đường nào cũng như đường nào... Em cứ nhắm mắt mà đi, vừa đi vừa kêu bố.  Lúc ấy em mới có 10 tuổi...

Cho đến khi trời sáng thì em không còn đủ sức đi nữa.  Em cứ bò, vừ bò vừa run vì trời sớm thì rét lắm.  May em gặp một gia đình người Miên tốt bụng.  Họ mang em về đất Miên.  Từ đó em sống đến bây giờ...

Cho đến lúc này em cũng không biết bố mẹ em còn sống hay đã chết nữa...

Tiếng kêu của nàng như làm nhói cả tim tôi.  Tôi nói với nàng :

-Cô có thể cho tôi biết tên bố mẹ cô, khi về lại quê nhà tôi sẽ cố thăm dò giúp cô...

May ra, khi trở lại nơi này, tôi sẽ mang theo tin mừng.

Trên không bỗng hiện ra một đàn chim én, những cánh chim báo hiệu mùa xuân đã cận kề.

Tôi nghĩ là tôi có thể giúp nàng được.  Bởi vì tôi là một phóng viên.  Bạn bè tôi làm ở các tòa soạn, và đài phát thanh.  Tôi sẽ nhờ họ.

 

Nhưng tôi sẽ không bao giờ có dịp về chốn cũ ấy nữa.  Hiệp định ngưng bắn đã không cho phép tôi ngược dòng kinh Vĩnh Tế ấy nữa.  Món quà xuân cho người thiếu phụ xa xăm kia cũng không có dịp trao tận tay.  Tin mừng cũng hoài công không đến.  Thỉnh thoảng tôi cũng có dịp đến bên này bờ kinh, nhưng đến để nhìn qua bên kia bờ, trên cánh đồng bao la xanh màu mạ, trên những hàng thốt nốt, rặng núi thẩm trong mây mà liên tưởng về một hình bóng cũ.  Ở đấy, có người thiếu phụ trẻ đồng hương đang trải qua những tháng ngày mòn mỏi bất hạnh.  Ở đấy có một đôi mắt mà chúng tôi gọi là đôi mắt người Sơn Tây, đang hướng về quê nhà vì nổi buồn viễn xứ.

Còn riêng tôi, đứng trên bờ kinh bên này, mà cứ ngỡ là đang đứng ở một điểm chấm cuối cùng.  Tôi sẽ không bao giờ được nhìn lại một đôi mắt buồn vời vợi ấy nữa.