Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ĐỌC THƠ THÁI TÚ HẠP

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

 

Hình như, ở Thái Tú Hạp, thơ và người là một. Thơ "đánh dấu những tư duy trên mấy dặm trường trầm mặc xót xa để hòa nhập từ tiểu ngã vào đại ngã tâm lượng bát ngát bao dung của đất trời", với phong vị thiền, với lòng yêu quê hương vô bờ như "cuộc hành trình của mây đang chuyển hóa thành sông đổ về cố quận như một phép mầu huyền nhiệm". Còn người, ở ngoài đời, Thái Tú Hạp là một Phật Tử thuần thành, hiền lành, vui vẻ và luôn luôn thích làm những công việc xã hội. Có lẽ, tính lãng mạn đã nối kết thơ với người, để hòa nhập làm một, tạo thành cá tính thi ca riêng biệt. Hãy thử tưởng tượng, trong hoàn cảnh nhục nhằn của kiếp tù cải tạo, vẫn có người như Thái Tú Hạp, "Trong khu rừng mùa xuân, người lính xưa lặng lẽ, hái một đóa mai vàng, lòng nghe sầu xa vắng...". Hái đóa mai, là nhớ đến dĩ vãng, đến những ngày tươi đẹp đã qua, để quên đi thực tại bây giờ, của nhọc nhằn chồng chất, của lao động khổ sai. Lãng mạn đã biến thành nhịp cầu, để người thơ đi qua những chông gai, với một tấm lòng luôn nở những đóa mai vàng tươi thắm...

"Hạt Bụi Nào Bay Qua", là những bài thơ của một tâm hồn hiền hậu, đẫm mát chất thiền. Đời sống, dù ở trong bất cứ cảnh huống nào, vẫn có niềm hy vọng, dàn trãi từ đất trời, tinh đọng trong cây cỏ hoa lá. Con người, lúc nào cũng thong dong tự tại, mặc kệ mọi sự, mặc kệ dòng đời chuyển động ngoài kia. An tĩnh đã là một đặc tính của thơ Thái Tú Hạp. Rất hiền hòa, thi sĩ cũng nhẹ nhàng trong tình yêu. Như đóa hoa nở, tình yêu lớn từ những nhọc nhằn, những ngày gian khổ, những ngày của bóng đêm mờ mịt khói sương:

 

"... có phải không em

bao nhiêu lần trái đất quay giáp vòng sinh tử

đời mưa sa trên những ngọn núi cây già

và trên những bờ đá rêu phong

cổ xưa nào không biết tuổi

trên những sợi tóc bạc trắng mây trời

nắm cơm khoai hòa trong nước mắt

nuốt từng hạt đắng cay

lặng thầm tủi nhục

mà em đâu có hay!

như ánh nắng chiều trên hàng mộ bia

bạn bè ta ngậm ngùi thương tiếc

cũng nhòa theo bóng đêm mờ mịt khói sương

từ trong cõi ưu tư sầu muộn

thân xác ta rã rời

qua từng sát na mầu nhiệm

ôi! kiếp người hư vô

trên những chồi non vừa nẩy lộc

ta thấy đẹp như môi em

ta thấy yêu thương như đôi má hồng con

trong nắng mới..."

(Hạt Bụi Nào Bay Qua)

 

Đúng như nhận xét của Bùi Bảo Trúc "... Thái Tú Hạp đã đưa được vào các sáng tác của ông những hình ảnh và không khí mới, cái không khí của mùi trầm hương, của hoa huệ, hoa lan thơm ngát những trang kinh, cái không khí siêu thoát của thiền, của Phật giáo cho dù đó là lúc ông nói về cảnh rừng bên ngoài một trại tù chăng nữa". Tôi còn muốn nói thêm một điểm, về cái tâm thức tự nhiên của một người hiền hòa, không muốn sự cạnh tranh phức tạp như Thái Tú Hạp. Đó là cái tâm thực sự của Thiền, chứ không phải là sự suy tư làm dáng, của những người luôn luôn đeo những cặp kính màu khác nhau và mặc những bộ áo khoác bên ngoài khác nhau.

Thành ra, thơ chỉ là một cách nói tự nhiên, phát xuất từ một tấm lòng yêu hòa bình, với tâm cảm hồn hậu thiết tha. Thơ không phải chỉ là những chùm từ ngữ Thiền nối kết, mà chính là, những chuổi tâm tư được trải dài theo từng ngày, từng giờ của đời sống dồn dập chuyển biến. Yên ổn, an tĩnh, có phải đó chính là mục đích của thơ Thái Tú Hạp, trong cái chuyển động đến ngất ngư của đời sống bây giờ. Lưu vong, lìa dứt khỏi cái cội nguồn của quê nhà, cái nhớ nhung hoài niệm của thi sĩ họ Thái cũng nhẹ nhàng như những ngôn ngữ rất thơ mộng và cũng rất là gợi cảm. Chúng ta hãy thử đọc một bài. "Nghĩ Ngợi Trước Hoa"

 

"có phải là sắc hoa

hay chỉ là giả tướng

tâm có phải là hoa

hay mắt nhìn ảo tưởng

cũng đóa hồng sớm mai

long lanh hạt lệ biếc

giữa lòng đất nguyên khai

cội nguồn ta tha thiết

...vì tâm hoài chưa định

nên hoa vẫn còn hoa

những sắc màu giả hợp

như hạt bụi bay qua

những nụ hoa quê hương

có khi nào em thấy

những cánh rụng đau thương

trong hồn mai thức dậy ...

...từng nhánh sông lìa xa

thảo nguyên nào hiu hắt

cái tâm nào của ta

phương đời buồn không dứt!!

 

Thái Tú Hạp hay viết về quê hương, của miền Trung đất cày lên sỏi đá. Sống lưu lạc xứ người, quê cha đất tổ là niềm ray rứt khôn nguôi. Quảng Nam, đất của Ngũ Phụng Tề Phi, của đồng Phú Chiêm, của mỏ vàng Bồng Miêu, của lụa Duy Xuyên, của trăng Thu Bồn, của "bờ Cẩm Kim tre lã ngọn thu vàng", của rau Sơn Phong, Trường Lệ, của phố cổ Hội An, của núi Non Nước, của Chùa Cầu, của vườn Viên Giác, của rượu Trà Mi, của trà Kỳ Sơn, của trái Nam Trân, của mít nguồn Giao Thủy.., đã ám ảnh thi sĩ và muôn đời là đích đến để nhớ về, để hoài mong như tình yêu nồng nàn đầu đời của đứa con trai vừa lớn lên. Dù viết về tình yêu, dù viết về những nổi nhọc nhằn của ngày tháng đầy ải cải tạo, quê hương vẫn là những hình ảnh đẹp và tượng hình qua những dòng ngôn ngữ gợi cảm nên thơ. Chúng ta hãy lắng nghe nỗi nhớ của Thái Tú Hạp, nhẹ nhàng trầm lắng nhưng rất sâu rất đậm. Nỗi bàng bạc trải ra như khói sương, đã làm tâm chùng xuống và trong trí nhớ chồng chất nhiều điều kia, vẫn có giọt nắng an lành, vẫn có tịnh vắng như mặt nước hồ vằng vặc trăng soi:

 

"Có những buổi chiều ray rứt nhớ

hàng tre chim hót ngập hồn ta

dòng sông soi bóng mây phiêu bạt

tiếng ru ngọt lịm nắng quê nhà

hương tóc em thơm qua ngõ trúc

bàn tay quỳnh nở giữa đêm sương

ta nằm trên cỏ mơ giấc bướm

chiến bào yên ngựa - chuyện hư không

thuở ấy lòng ta hồ tịnh vắng

em về như hạt bụi vu vơ

cơn gió đìu hiu nhàu mặt nước

ta bà xa xót những trăng thơ

những buổi chiều hoang hồn viễn xứ

canh gà xao xác nhớ mênh mông

giọng ca thánh thót bên thềm nắng

chiều đứng im lìm trên ngọn phong..."

 

Thơ Thái Tú Hạp không phải chỉ chất chứa đầy dĩ vãng, mà, còn hướng vọng về tương lai. Làm thơ để nói với những đứa con, có phải là ngóng hướng về ngày mai, của những đứa trẻ lớn lên ở xứ người, nhưng vẫn mang tâm tư dòng máu Việt Nam

 

"... con sẽ lớn lên

giữa trời xanh sao trắng

thế giới giàu sang vật chất dư thừa

chuyện cung trăng không còn trong cổ tích

thần thoại Hằng Nga huyễn hoặc trong thơ

khoa học trả lời con tất cả

vũ trụ không còn xa thẳm cơn mơ

nhưng có điều ta chắc trọn đời con suy ngẫm

về màu da về đất nước quê hương

và cho dù tên con Cynthia

hay là gì đi nữa

con vẫn là cô gái Việt Nam".

 

Thơ Thái Tú Hạp, dù năm chữ, bảy chữ, hay tám chữ, lục bát, cũng đều có âm vận của bàng bạc nỗi buồn, của nỗi nhớ mong rất nhẹ nhàng nhưng đeo đẳng suốt những tháng ngày đang sống. Có một lúc, thấy chữ sắc không có nghĩa, thấy lộ thảo đầu phô, và trong suy tư thấy tiền kiếp lai sanh thấy những ý tưởng rất mong manh mơ hồ nhưng lại chan chứa biết bao nhiêu điều chân thực.

 

"Ta về cổ tự nghe kinh

suối mây chim hót trên cành tĩnh tâm

hoa vàng xưa gặp cố nhân

sợi tơ nhân ngãi trăm năm đợi chờ

vầng trăng từ cõi nguyên sơ

hỏi nhau lá trúc thắm tờ Kim Cang

bụi nào xóa dấu sắc không

nghe chuông đại nguyện hóa thân chim trời."

 

Trong đời sống bây giờ, có mấy ai yên tâm an tĩnh giữa nhịp đẩy và kéo kinh khiếp của xã hội hôm nay? Vật chất thì có lẽ cũng no đủ đối với mọi người, nhưng về mặt tinh thần thì hơi thiếu thốn và cần thiết phải làm để tâm tư trầm lắng lại. Chúng ta nghĩ gì giữa lúc kẹt xe trên xa lộ, những hàng xe cộ nối đuôi nhau khét lẹt mùi xăng và chát chúa tiếng còi xe? Chúng ta phải làm gì giữa đời sống hôm nay với tất cả ý nghĩa mong manh của nó, của những công việc nối tiếp nhau đến chóng mặt, của những lo toan miệt mài? làm thế nào để tâm tính dịu đi, để thấy cái đẹp của vầng trăng sáng, của mặt hồ yên? có phải thơ Thái Tú Hạp trong thi phẩm "Hạt Bụi Nào Bay Qua" được viết để làm công việc làm dãn đi những sợi giây thần kinh căng gần đứt. Có một lúc nào, chúng ta sẽ ngửi được mùi thơm của cỏ thi, của mùi hoa lan hoa huệ chan hòa trong thi ảnh. Và, bước chân sẽ trở về, trên lối phố cũ, ghé lại hàng cây xưa, nghe cuộc đời chậm lại, và nghe được hương thơm quê nhà thắm đượm trên từng trang thơ. Cám ơn Thái Tú Hạp, cám ơn những trang thơ của "Chim Quyên Lạc Ngàn", "Miền Yêu Dấu Phương Đông", "Hạt Bụi Nào Bay Qua" thơ không chỉ đơn thuần là thi ca mà còn tích cực hơn, ở tấm lòng giải bày với đời và làm đẹp cho đời.