Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ĐỌC LẠI THƠ NGUYÊN SA

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

Một bữa, tình cờ nghe lại cuốn băng cassette phỏng vấn nhà thơ Nguyên Sa của tôi và Lê Ngọc Ngoạn. Âm thanh ấy, ý tình ấy, vẫn còn. Nhưng, người trả lời phỏng vấn thì đã đi xa rồi, mất biệt. Tự nhiên, thấy thời gian qua quá nhanh và cuộc đời sao mà ngắn. Mới ngày nào, bây giờ đã mười năm. Lúc ấy, và bây giờ sao khoảng cách, vời vợi… Mới đó, mà đã thành kỷ niệm. Mới đó, mà đã xanh rì nấm mộ... Mới đó, mà đã ngút mắt thời gian. Tiếng nói, giọng cười như hiển hiện một ngày nào, xa rồi nhưng tưởng như của thuở nào, gần gũi.

Nhà thơ Đinh Hùng, trước nay hơn nửa thế kỷ dường như cùng chung một tâm cảm. Khi nghĩ đến những người cầm bút chung mang nghiệp dĩ đã qua đời, ông tưởng như họ vẫn còn sống và chữ nghĩa văn chương còn hiển hiện trên đời. Bài vào tập của tác phẩm được in sau khi ông qua đời như một kỷ vật để lại, Đốt Lò Hương Cũ, ông viết:

“…Những văn nghệ sĩ đã khuất bóng - "những người không bao giờ chết" đó - mỗi người giờ đây chỉ còn là một ý niệm, mỗi tên tuổi đọc lên chỉ còn là một ý niệm, mỗi tên tuổi đọc lên chỉ còn là vọng âm, mỗi gương mặt nhớ lại chỉ còn là một màu khói hương phảng phất. Nhưng hương khói kia bởi vì huyền ảo cho nên không bao giờ phai; vọng âm kia bởi vì vô ảnh vô hình cho nên không bao giờ tiêu tán, và ý niệm kia, bởi vì chỉ là ý niệm cho nên không bao giờ bị hủy diệt...

Chúng ta, những người đang sống hôm nay, những người chưa từng đặt bước vào cõi chết và cũng chưa đi tới chặng đường cuối cùng của cuộc sống, chúng ta sẽ cách biệt với họ biết chừng nào, nếu không còn lại đây một chút phản hồn trên vài trang sách cũ, một chút vang bóng trên vài nét bút xưa, một thoáng nghi dung qua nhiều kỷ niệm... Những linh hồn ở bên kia trần lụy hình như bao giờ cũng sẳn sàng dành cho chúng ta những cam tình tri ngộ trân trọng và quý báu hơn cả những người bạn thâm giao ở cõi trần gian…”

Tôi nhớ, khi còn sống, Nguyên Sa rất thích thơ Đinh Hùng. Ông nhắc nhiều đến những bài thơ tượng trưng và cho đó là những châu ngọc của thi ca Việt Nam. Tủ sách Tác Giả và Tác Phẩm của nhà xuất bản Đời do ông chủ trương đã in Đinh Hùng: Tác Giả Tác Phẩm như một quyển sách đầu tiên về loạt sách có chủ đề này.

Bây giờ, nhà thơ Đinh Hùng khuất bóng đã lâu nhưng những trang thơ cũ, vài nét vẽ xưa, hay thoáng nghi dung kỷ niệm vẫn còn tồn tại. Nhà thơ Nguyên Sa mới vừa lìa trần vài năm nhưng vẫn được nhắc nhở tới tưởng như khi vẫn còn trên dương thế. Những bài thơ cũ vẫn được in lại, trang sách mới tinh còn thơm mùi mực. Những bài phổ nhạc, vẫn còn làm xao xuyến lòng người. Và, vượt qua bức tường thiên kiến chính trị, thơ Nguyên Sa vẫn được phổ biến trong nước như là một đỉnh cao của thi ca Việt Nam thế kỷ 20. Dù rằng ông được chính quyền trong nước liệt kê vào danh sách những người chống Cộng sản cho đến lúc cuối đời.

Tháng Tư, năm nay trời có những lúc đổi gió. Buổi Sáng, nắng chan hòa những buổi trưa, buổi chiều thì trời trĩu nặng mầu mây đục. Gió ở biển thổi vào, lạnh lạnh trong cái gai gai nhắc nhở một điều gì thầm kín, khó ngỏ. Trời và đất, nắng và gió, biển và người như có một chút gì đồng dạng, một chút gì như xa vắng lắm nhưng gần gũi. Tôi chập chờn trong tâm thức ấy. Chẳng hiểu vì sao, có nhà thơ tiền chiến đã tự hỏi. Nhưng riêng tôi, tôi biết. Vì đã đọc nhũng câu thơ, để nhớ về và sống lại. Một thời gian nào. Một không gian nào. Thật quen thuộc và cũng thật xa lạ. Tôi đọc thơ Nguyên Sa. Hôm nay...

Có những bài thơ, viết khi còn sống để tưởng tượng về cõi chết. Cách nay mấy chục năm, khi thi sĩ là một thanh niên yêu đời nhiều sinh lực, ông đã viết một bài thơ nhan đề lúc chết. Những câu thơ như sửa soạn cho một chuyến trở về mà ai cũng phải có một lần trong đời. Những mô tả cho chuyến hành trình miên viễn ấy dường như viết quá sớm. Thi sĩ dường như là loại người có nhiều tương phản nhất. Khi vui lại khóc, buồn tênh lại cười, có phải thế chăng? Mấy chục năm sau, có người đọc lại, cho rằng có khi là những tiên tri?! Thơ viết ở Sài Gòn, ở những thập niên 60, 70 sao như viết ở Orange County những năm cuối thế kỷ 20?

 

Anh cúi mặt hôn lên lòng đất

Sáng ngày mai giường ngủ lạnh côn trùng

Mười ngón tay sờ soạng giữa hư không

Đôi mắt đã trũng sâu buồn ảo ảnh

Ở trên ấy mây mùa thu có lạnh

Anh nhìn lên mái cỏ kín chân trời

Em có ngồi mà nghe gió thu phai

Và em có thắp hương bằng mắt sáng?

Lúc ra đi hai chân anh đằng nước

Mắt đi sau còn vương vất cuộc đời

Hai mươi năm, buồn ở đấy, trên vai

Thân thể nặng đóng đinh bằng tội lỗi

Đôi mắt ấy đột nhiên buồn không nói

Đột nhiên buồn chạy đến đứng trên mi

Anh chợt nghe mà gió ở trên kia

Thân thể lạnh thu mình trong gỗ mục

Anh chợt ngứa nơi bàn chân cỏ mọc

Anh chợt đau vầng trán nặng đêm khuya

Trên tay dài giun dế rủ nhau đi

Anh lặng yên mot mình nghe tóc ướt

Nằm ở đấy hai bàn tay thấm mệt

Ngón buông xuôi cho nhẹ bớt hình hài

Những bài thơ anh đã viết lên môi

Lửa trai đất sẽ nung thành ảo ảnh

 

Tưởng tượng, ở một cõi khác, người thơ lắng nghe từng giọt giọt nhân sinh. Đã có câu hỏi cho người yêu, người tình, người vợ. Ở trên ấy mây mùa thu có lạnh. Anh nhìn lên mái cỏ kín chân trời. Em có ngồi mà nghe gió thu phai. Và em có thắp hương bằng mắt sáng? Câu hỏi rất thơ và cũng rất... Nguyên Sa. Cũng những ngôn ngữ tương tự như thế để hỏi người yêu. Paris có gì lạ không em? Hay: Có phải em về đêm nay? Hay: Tôi đưa người hay người đưa tôi? Toàn là nghi vấn trong sự khẳng định. Hỏi để mà hỏi chứ đã sẵn những câu trả lời. Tôi biết người thơ của ông, cô Nga, của bài thơ tình đặc biệt được in thành thiệp hồng “Hôm nay Nga buồn như một con chó ốm. Như con mèo ngái ngủ trên tay anh. Để mắt cá ươn như sắp sửa se mình Để anh giận sao chả là nước biển...”, mỗi ngày, mỗi tuần đều đến ngôi mộ của ông để nhớ về một hình bóng đã khởi hành đi xa nhưng còn quyến luyến trần thế. Nơi ông an nghỉ có cỏ xanh và bóng mát, có những chú chim ríu rít

trong nắng, có những chiếc lá vàng rụng theo nắng phai có mầu nước hồ lóng lánh dáng mây trời. Và nhất là có những người ông thân yêu mỗi ngày mỗi tuần đến để chia sẻ những giấc mơ, những nỗi niềm...

Tôi biết Nguyên Sa có rất nhiều bài thơ tuyệt tác. Như Áo Lụa Hà Đông, như Tám Phố Saigon, như Paris Có Gì Lạ Không Em?, như Cần Thiết, như Tuổi Mười Ba, như Tiễn Biệt,… và nhiều bài khác nữa như nhiều nhà phê bình gọi là “những tặng vật bắt được của trời". Thế mà tại sao tôi lại đọc bài thơ này? Bài Lúc Chết. Mà không phải những bài thơ kể trên. Có phải vì ngày 18 Tháng Tư mỗi năm là ngay giỗ của ông. Thỉnh thoảng, bọn chúng tôi, những đứa có dịp gần gũi thân cận ông thuở sinh tiền cũng vào nghĩa trang để thăm viếng ông nhưng nhất định, mỗi năm cứ vào ngày này cả bọn đều đủ mặt. Năm ngoái, Trần Thắng đã ngồi đọc trước mộ ông những bài viết của nhiều người tưởng niệm trước mặt chúng tôi. Chắc ông có nghe và sẽ mỉm cười. Nụ cười mà cả bọn cho là “dễ thương” nhất. Ô! Tụi học trò phá phách ấy còn nhớ đến mình sao?

Bài viết này, như một nụ hoa hay một nén nhang gửi đến nhà thơ tuy đã đi xa nhưng còn gần cận với chúng tôi, những người yêu thi ca như yêu quê mẹ . . .