Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ĐỌC LẠI THƠ LONG ÂN.

CÒN THẤY TA

LÀ SÔNG MÊNH MÔNG

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

  

Có một đoạn thơ, đã được khắc trên  bia mộ một thi sĩ:

 

"Nay ta trở lại dòng sông  cũ

Rượu đã nhạt trong chai nhẹ không

Ta thấy sông im nằm say ngủ

Còn chính ta là sông mênh mông”

  

Sông là người. Sông là ta. Ta với người, người với ta chia sẻ cùng nhau những nỗi niềm của một thời đại lịch sử đầy biến động.  Dòng sông cũ  chảy về biển lớn như bước trở lại cội nguồn.  Câu thơ, như một kiếp người trôi đi từ lưu lạc , của một tiền kiếp hoang sơ trong số phận Việt Nam nào…

Ngày 7 tháng giêng hàng năm là ngày giỗ của  nhà thơ Long Ân. Và, chính ngày ấy , những bằng hữu của ông tụ tập  quanh mộ , đọc những câu thơ để tưởng nhớ về một người đã ra đi. Thơ, đọc giữa buổi trưa gió lồng lộng phảng phất một mùa đông muộn.  Nghĩa trang,trong cái không gian quạnh quẽ  chợt nghe lắng đọng một điều gì , như những tâm sự trải ra. Như , những thời gian đã qua đi . Không trở lại…

Tập thơ “ Rót rượu cho dòng sông” được in khi thi sĩ đã  khởi hành vào cõi miên viễn.  Hình như , khi sinh tiền , thỉnh thoảng lắm ông mới làm thơ.  Còn thì , ông hay  vui chơi trong các lãnh vực khác. Làm báo. Viết văn . Vẽ ký họa. ..Làm thơ, chỉ  là một phương cách để sống với bằng hữu với bạn bè như thư  ông gửi cho thi sĩ Hà Huyền Chi”..Gửi ông mấy bài thơ tôi nhớ lõm bõm. Tôi không làm nhiều thơ, chỉ có vài bài, và chỉ làm cho bạn  hữu. Ban hỏi thì tôi đưa, cũng muốn bạn bè nhìn thơ  mình như thế nào..”

Thế mà , thơ lại hay và có phong vị riêng. Một phương trời Đường Tống  mù sương   , một cảm khái trong đời sống điện tử vùn vụt bây giờ, trộn lẫn để thành ngôn ngữ tượng hình cho một đời tị nạn lãng mạn dù sống trong một thời đại nhiều biến động .

Nổi trội nhất văn nghiệp  của ông lại là những bài thơ. Thơ là một phần đời sống. Thơ là một phần tâm tư. Ơ đó , là gửi lại những nỗi niềm . Ở đó , là tượng hình những giấc mơ. Thơ , có sáng trưa nhìn núi .  Thơ, có sớm khuya nhìn biển.Có khi, là âm vô thanh. Có khi , là chữ vô tự.Có và không , chỉ một nụ cười xòa. Không phải triết gia , nhưng sao nhìn đời bằng những luận lý  đã có từ tận ngàn xưa. Đời sống , qua con mắt nhìn ngắm , một chút lãng mạn , một chút suy tư .

Bằng hữu , trong thơ , chỉ là một cái cớ để cùng tâm sự , cùng chia sẻ. Cái cổ điển , từ ngôn ngữ đến ý tưởng , nhiều khi lại gợi đến những góc trời liên cảm  man mác  hơn.  Nhưng , cũng có những câu , âm hưởng ca dao để mở ra một khoảng trời quê hương đến bây giờ đã mất hút. Như bài thơ “ Cây ngô đồng trên đất lạ":

 

“Ngày thơm ngát một bình trà

dấu quê hương những mái nhà ngói son

con cò đậu ngọn Lạng Sơn

núi xanh Việt Bắc , dốc mòn Thái Nguyên

cố đô có phố đúc tiền

có trăm năm cũ đọng trên chén này.

Chiều ngôì đây , ta ngồi đây

Rót muôn cái sắc chưa đầy cõi không

Vàng bay chiếc lá ngô đồng

Chợt phân vân, biết ai trồng nơi đây?”

 

Trong ngôn từ, phảng phất chút băn khoăn . Trong suy tưởng, thấy những hình ảnh cũ. Nói với bạn, để cùng dong tay về nơi chốn xưa, của một thuở nào lãng đãng. Bước chân về, với hình ảnh cánh cò dân giã , của  một không gian  xa vời . Rót chén trà , để tưởng nhớ quê hương, để gợi lại hình ảnh  cây ngô đồng tưởng như mọc rễ trên đất lạ.

Thơ tinh tuyền, hình như không hợp với những lời giải nghĩa. Thành ra ,  thơ hay , là tạo được nhiều rung cảm. Thơ Long An , ngôn ngữ chân phương , nhưng lại gợi ra được một không gian nào đang ẩn náu trong trí nhớ.

Thơ Long An có những dòng sông. Những ngõ chảy thao thiết của một đời người.  Hình ảnh con sông cạn nước sau cơn mưa nước tràn xoáy gợi lại những cảnh tượng  bể dâu, của một thời trôi dạt: "Một đời sông”

 

"Cơn mưa tràn một dòng sông cạn

Ngày chuyển năm đầy nước đổ mau

Ơ nơi hữu ngạn , nơi tả ngạn

Trời cũng lạnh căm đời bể dâu

Ta không ở chốn vô cùng tận

Quá khứ nhìn về mắt đăm đăm

Mũ rơm đội dưới mưa vừa tạnh

Tâm vẫn lặng không , rượu sủi tăm

Bạn ta những cánh buồm lưu lạc

ký ức mọc đầy bờ biển đông

Mưa lại mù trêntrời phiêu bạc

Ta lại đời ta một dòng sông.”

 

Những dòng sông. Trong quá khứ. Giữa hiện tại. Có  sóng bạc đầu nhưng cũng có im lặng như tờ. Biển thì xa , rất xa . Mà , ngọn nguồn thì cũng  mải  biền biệt. Nên sông như đời người , ở chênh vênh những ghềnh thác. “ Bài thơ ngắn cho Ngọc Hoài Phương”, của giây phút giữa dòng, mà ngược xuôi chẳng thấy bờ bãi :

 

"Giữa sông nhìn chẳng thấy bờ

Nửa chai rượu cạn mịt mờ cơn say

Một mình diếu thuốc trên tay

Bao diêm quên ở bãi nat ghềnh kia

Rồi trăm năm nữa đi về

Lại quên lãng hết cõi mê hoặc người

Bạn ngồi chơi cuộc vui chơi

Băn khoăn cũng một nụ cười nhẹ tênh”

 

Gửi Nguyễn Sỹ Tế . Những cơn mưa cũ.   Của kỷ niệm ấu thơ đi tắm sông , mà ngờ như thấy lại dấu chân  con trẻ ngày nào. Lại những con sông , triền miên thao thiết. Những con sông của nỗi ám ảnh một thời Chiều đỏ trong ly tràn rượu mạnh

 

"Ngày xưa tháng hạ đi tắm sông

Đất trơn in dấu mưa vừa tạnh

Có dấu chân đời ta đó không?

Những cơn mưa cũ bay tầm tã

Những giấc mơ rồi những giấc mơ

Đêm trở mình đêm trăng xa lạ

Non giữa trời không đứng bơ vơ

Ừ cơn say đã từ thiên cổ

Một nét nhòa trên cánh vạc bay

Sông một đời sông dài muôn thuở

Chẳng thấy mình ta ngồi nơi đây

Đốt trăm bó đuốc nghìn bó đuốc

Soi lại đời ta lại đời sông

Thấy trăm năm thấy nghìn năm trước

Cũng chỉ rót đầy một chữ không"

 

Có và không. Không và có. Những câu hỏi dài mãi theo đời người. Long An làm thơ trong cái tâm thức bềnh bồng , của một người dù muốn tịnh không nhưng tâm vẫn cuồn cuộn sôi trào bao con sóng.

 

“…Ta từ vô thủy vô chung

Trôi theo con nước sông Hằng cuốn xuôi

Khúc tâm động sóng bồi hồi

Khúc yên nước tạnh mắt người Như Lai

Sáng ra nắng một đường dài

Thấy ta nặng chĩu bên vai nụ cười

Thì ra xuân ở với đời

Nên xanh những lộc những chồi ở ta.”

   

Rồi “ Sáng chủ nhật ở biển San Luis Obispo”. Lại cát . Lại sông. Lại ước mơ một đời được đổ nước vào lòng biển lớn . Để thấy lại bãi cát xưa, nhìn lại sân chơi cũ. Kỷ niệm sao cứ gần cận đây, như dấu chân ai mịt mù chiêm bao cồn nọ bến kia :

 

“Trách nhau bằng một nụ cười

Ư ta biển rộng, ừ đời non cao

Lãng quên nơi mộng mị nào

Dấu chân người những chiêm bao mịt mù

Mười năm ta kẻ mộng du

Vêt 1htương đứt ruột vết thù đứt tay

Ngồi đây trên bãi cát này

Một sân kỷ niệm đã đầy cỏ hoang

Hỏi ta đôi mắt nồng nàn

Tháng năm nào đã vội vàng hư không

Nếu như đời một dòng sông

Thì ta xin đổ vào lòng biển kia.”

 

Long An làm thơ vì bạn hữu. Thi sĩ Hà huyền Chi đã viết một bài cảm khái thật tuyệt vời với những bài thơ trích dẫn thật độc đáo .  Từ  những Phạm Gia Cổn,  Lê  Danh Đàm,  Nguyễn Sỹ Tế,  Duy Lam , Du tử Lê,  Đinh Thạch Bích , Ngọc Hoài Phương, Nguyên Vũ , Hà Huyền Chi.. những bài thơ chuyên chở theo những ý tình, những cảm khái , những chia sẻ  mà mỗi người mỗi nét độc đáo riêng.

Như với Duy Lam: “con trâu nằm dưới gốc đa/chữ nhân chữ ngã chữ ta chữ người/bạn tôi nằm khểnh giữa trời/ chữ nhân chữ ngã chữ người chữ ta./”.

Như với Du Tử Lê:”bạn ngồi tôi gọi cà phê/ gọi tình nhân gọi bạn bè lại đây/ ngồi yên lượng nghiệp đã đầy/ lượng duyên đã cạn trên tay bạc tình/ đời mài nhọn những ghế đinh/ tôi vô can, bạn thọ hình thản nhiên.”

Hay như với Đinh Thạch Bích:”người đi qua nẻo quan san/ cờ reo chân ải , trăng tàn đáy sông/ngoái trông đồi núi chập chùng/ nghìn năm nước vẫn theo dòng cuốn trôi”.

Hoặc với Nguyên vũ’ người không tiễn rượu người lưng ngựa/ chiết kích chìm sâu dòng lãng quên/lao xao y giáp thời binh lửa/ cháy rực lòng ta như hơi men?thì thôi người với đời cũng nản / quá khứ nặng như hòn thái sơn/ tìm trong ngôn ngữ dòng sông cạn/ dấu tích nay rồi cũng sạch trơn”.

Hà huyền Chi:” bạn ôm vách núi ngủ say/ cỏ hoang hoa dại mọc đầy trên lưng/cơn mê nói tiếng thú rừng/ dấu chân mờ cuộc truy lùng hụt hơi..”

Lê Danh Đàm” lon bia lăn dưới gót giày/ cõi tâm còn động cơn say mù trời/ vào xa lộ, hay là thôi?/vụng tu ta lạc giữa đời loanh quanh”

Thơ  không buồn thảm nhưng man mác buồn. Thơ không làm dáng kiêu sa nhưng vẫn khoan thai thầm thỉ tâm sự. Ở một người hào sảng như Long Ân, thơ chính là tiếng nói chân thật của một người đã tìm thấy ở giao tình bạn bè những gì thân quý nhất.

Bây giờ , đọc lại tập thơ. Tôi thấy hình như có một dòng sông đang thao thiết . Có lúc im lặng như tờ , nhưng cũng  có lúc ào ào sục sôi những cơn sóng  cả.

 

“Ban bảo ta sông cuồn cuộn chảy.

 Bạn  bảo ta sông lặng như tờ

Rượu còn nửa chai đời cũng vậy

Xá gì ý nghĩa một cơn mơ?”

   

Ừ, đời cũng giống  một cơn mơ thực. Năm năm rồi mà tưởng như mới ngày nào. Hình như , có mấy bằng hữu đang đốt cho chàng điếu thuốc và rót ly cà phê ngày giỗ thứ năm ở nghĩa trang cuối đường Bolsa  mà  nhà văn  Duy Lam đã gọi là chỗ của cuối đơi tị nạn.  Hỏi hay trả lời, câu thơ. Ta thấy sông im nằm say ngủ. Còn chính ta là sông mênh mông…