Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ĐI TÌM DẤU ẤN

HAI CHỮ  NÒNG NỌC

 

NGUYỄN XUÂN QUANG

 

Chữ nòng vòng tròn đặc

Chữ nòng vòng tròn đặc ở đây phát gốc từ chữ Nòng O, một trong hai mẫu tự căn bản của chữ nòng nọc mang trọn ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh của ngành nòng, âm. Vòng tròn biểu tượng chung cho nòng, âm như biểu tượng cho hư không, không gian âm, mặt trời nữ, mặt trăng nữ... Áp dụng riêng cho phái nữ, vòng tròn biểu tượng cho âm, cái, phái nữ, bộ phận sinh dục nữ, Việt ngữ O là cô, mụ (xem Chữ Viết Nòng Nọc).

Tùy theo tính chất năng động trong sinh tạo và ở các tầng sinh tạo khác nhau, bộ phận sinh dục nữ có thể được diễn tả theo nhiều dạng phát gốc từ chữ nòng vòng tròn:

.Chữ nòng một vòng tròn có một khuôn mặt biểu tượng cho lỗ sinh dục nữ thấy qua hình linga-yoni của Ấn giáo có hình trụ nọc linga cắm trên một cái bệ tròn yoni như thấy trưng bầy ở Viện Cổ Chàm Đà Nẵng (xin nhắc lại là yoni nguyên thủy có hình lỗ tròn về sau dương hóa thành yoni có hình vuông) (xem chương Chữ Nòng Nọc Trong Giải Độc Trống Đồng Nòng Nọc Âm Dương Đông Nam Á).

.Chữ nòng hai vòng tròn đồng tâm cũng biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ như thấy qua hình cái cối đá của người Dogong, Somali, châu Phi. Cối biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ diễn tả bằng hai hình vòng tròn đồng tâm.  

Ngôi làng Dogong, Mali, Africa (Duly, Colin hình 3, tr.40), 

 

Phía trái, âm có tảng đá dùng “ép dầu” biểu tượng bộ phận sinh dục nữ có hình hai vòng tròn đồng tâm. Tảng đá “ép dầu” thật ra là một cái cối. Cối biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ này đối ứng với chiếc bàn thờ hình dương vật (phallic altar) có thể coi như hình chiếc chầy biểu tượng bộ phận sinh dục nam ở phía tay phải, dương. Ngôi làng hình trứng này chuyên chở Vũ Trụ luận.

.Chữ nòng ba vòng tròn đồng tâm cũng biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ như thấy qua hình Thần Nữ Thiên Nhiên Lajjagauri của Ấn Độ có bộ phận sinh dục hình cái hoa có ba vòng tròn đồng tâm.

 

(Devidutt Pattanaik, Myth = Mithya, Penguin Books India, 2006).

 

.Vòng tròn đặc dĩ nhiên cũng biểu tượng lỗ sinh dục nữ. Điều này thấy rất rõ qua hình vòng tròn đặc trong có phụ đề bằng dấu Vệ Nữ Venus biểu tượng cho nữ.

.Vòng tròn là thiết diện của hình cầu tròn vì thế quả cầu tròn cũng có thể biểu tượng cho túi sinh dục nữ. Ví dụ hình thần Shiva lưỡng tính phái (ái nam ái nữ), tay phải cầm bộ phận sinh dục nam linga, tay trái cầm quả cầu tròn yoni biểu tượng cho “bầu” tròn sinh dục phái nữ (túi,  bao âm đạo, dạ con).

Hình thần Shiva lưỡng tính phái tay phải cầm linga, tay trái cầm túi cầu tròn yoni (ảnh tác giả chụp tại một Viện Bảo Tàng ở Sydney, Úc).

 

Trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn những cái gọi là “hoa văn” vòng tròn đơn (hay có chấm, có tiếp tuyến), vòng tròn kép đồng tâm, ba vòng tròn đồng tâm là những chữ nòng của chữ viết nòng nọc (xem Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á).

Do đó ở các bảng hiệu phòng vệ sinh, vòng tròn đặc dùng làm biểu tượng cho lỗ bộ phận sinh dục nữ chỉ phái nữ là chuyện tất nhiên.

 

-Chữ nọc mũi mác (răng cưa, răng sói) đặc hay hình tam giác thuận.

Hình nọc mũi mác (răng cưa, răng sói) đặc hay hình tam giác thuận ở đây phát gốc từ chữ Nọc que I. Hai nọc que kết hợp lại thành nọc mũi mác và ba nọc que kết hợp lại thành hình tam giác thuận. Nọc mũi mác, nọc tam giác có cùng một nghĩa như nọc que chỉ khác về tính chất năng động trong sinh tạo vì ở các tầng sinh tạo khác nhau.

Nọc que là một trong hai mẫu tự căn bản của chữ nòng nọc mang trọn ý nghĩa Vũ Trụ Tạo Sinh của ngành nọc dương. Ở tầng thứ nhất lưỡng nghi, phía cực dương, nọc có hình que, ở tầng thứ nhì nọc có hình mũi mác (răng cưa, răng sói) và ở tầng thứ ba Tứ Tượng nọc có hình tam giác thuận biểu tượng cho dương, đực, phái nam, bộ phận sinh dục nam, mặt trời nọc, tia sáng nọc thái dương hay siêu thái dương, Càn, không gian siêu dương, lửa vũ trụ, chữ A và tên các tổ phụ khởi đầu bằng chữ A mang dương tính thuộc ngành nọc, dương, mặt trời... (xem Chữ Viết Nòng Nọc).

Ở đây chữ viết nọc mũi mác (răng cưa, răng sói) đặc hay hình tam giác thuận có một khuôn mặt biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam.

Trong The Da Vinci Code, Dan Brown gọi nọc mũi mác (răng cưa, răng sói) là blade (lưỡi sắc nhọn) và cho có nghĩa là hình bộ phận sinh dục nam nguyên sơ (rudimentary phallus).

Xin đưa ra một hai ví dụ tiêu biểu là hình tam giác biểu tượng cho dương, nam, lửa, mặt trời, thái dương, siêu thái dương, Càn.

.Trong phong thủy Trung Hoa, hình tam giác biểu tượng cho Lửa, vòng tròn biểu tượng cho hành kim loại (hàm ý khí, khí gió, không khí, không gian), hình sóng nước biểu tượng cho hành Nước. 

(Lillian Too, Smart Feng Shui, Barnes & Noble Books, NY 2001).

 

Tiện đây cũng xin nhắc lại là ở đây cho thấy theo phong thủy, Dịch Trung Hoa “Circles link to the Metal Element” (vòng tròn liên kết với hành kim loại). Kim loại lại dùng làm biểu tượng cho khí, không khí nên còn gọi là kim khí. Thật là gượng ép khi cho rằng vòng tròn biểu tượng cho kim loại. Đâu phải kim loại nào cũng tròn! Ta thấy rõ theo chữ viết nòng nọc, theo Dịch nòng nọc (Dịch của đại tộc Đông Sơn) rất chính thống và rất nguyên thủy là vòng tròn, chữ nòng vòng tròn O biểu tượng cho hư không, không gian tức khí, không khí vì thế khí, không khí mới có biểu tượng là vòng tròn. Trung Hoa vẫn giữ vòng tròn biểu tượng cho khí cùa Dịch nòng nọc nguyên thủy mà lại đem gán cho kim loại, kim khí!

 

Trên đồ đồng Đông Sơn.

Tia sáng mặt trời trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn có hình nọc mũi mác, mũi tên (răng cưa, răng sói) diễn tả mặt trời thái dương. Đây là mặt trời thái dương không phải là ngôi sao như một số người lầm tưởng. Trống có một nghĩa là đực (gà trống) là biểu tượng của ngành đực, dương, mặt trời. Trống thái mặt trời dương là trống biểu của Hùng Vương (Hùng có một nghĩa là Đực). Dương có một nghĩa là mặt trời, là nhật, là ngày trong khi đó sao chỉ xuất hiện về đêm, sao mang âm tính không thể có mặt trên trống biểu tượng cho ngành đực, mặt trời thái dương.   

Tia sáng nọc mũi mác (răng cưa, răng sói) của mặt trời trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I.

 

Nọc mũi mác này có khi diễn tả bằng hình tam giác đặc mang ý nghĩa nọc thái dương ví dụ tia sáng diễn tả bằng nọc tam giác thấy ở hình mặt trời tại Trung Tâm Tế Lễ của Thổ Dân Tibes, Purto Rico.         

Trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn hình tam giác biểu tượng cho nọc dương, nam, thái dương, lửa vũ trụ Càn như thấy ở trống lửa vũ trụ Càn Đông Sơn IV.

 

Trống lửa vũ trụ Càn Đông Sơn IV

 

Tác giả ngồi trên một tia sáng nọc mũi mác (răng cưa, răng sói) hình tam giác của một di tích hình mặt trời ở đền thờ Thần Mặt Trời tại Trung Tâm Tế Lễ của Thổ Dân Tibes, gần Poncé, Puerto Rico.

 

Trống có mặt trời tám nọc tia sáng mũi mác (răng cưa, răng sói) là trống Càn (Khôn). Hình cò Càn có đầu giống bộ phận sinh dục nam đang cương cứng trong có phụ đề chữ nọc que. Hai vành nọc mũi mác hay hình tam giác mang ý nghĩa thái dương, Càn.

Và ở tầng Tứ Tượng, hình tam giác biểu tượng cho lửa thế gian Li (núi lửa hình tháp có thiết diện đứng hình tam giác) như thấy trên trống Quảng Chính.

 

Trống Li Lửa đất Quảng Chính.

 

Hai hàng nọc mũi mác (răng cưa, răng sói) bên trong có phụ đề ba chấm nọc xếp theo hình tam giác, hình núi tháp (chấm nọc có một nghĩa là bụi đất, tức đất khô, dương) có nghĩa là thái dương, lửa, ở tầng Tứ Tượng là tượng lửa, núi lửa, đất thế gian dương ứng với Li (lửa thế gian). Kiểm chứng lại ta thấy rất rõ trống này là trống có mặt trời 10 tia sáng hình nọc mũi mác là trống Li/Khảm (số 10 là số Khảm nước thế gian hôn phối với Li, lửa thế gian).

Rõ hơn nữa, trên thạp đồng Hợp Minh những con chim nước có mỏ hình nọc mũi mác, hình tam giác (có con bay phóng xuống nước, có con từ dưới nước bay lên ở giữa hai chiếc thuyền, có con bay từ dưới lên ở phía trên ở cảnh giã chầy cối và có các con đang đi) là những con chim nước mang dương tính. Đây chính là những con chim Bổ Nông (Bổ với dấu hỏi) (Bổ là búa, buồi, vật nhọn, mang dương tính). Chim bổ nông biểu tượng cho dương của nòng âm, tức thiếu âm tức Khôn dương khí gió là chim biểu của đại tộc Nông của ngành Thần Nông của Đại Tộc Việt trong khi đó con Bồ nông (Bồ với dấu huyền) biểu tượng cho âm của âm là thái âm của đại tộc Nước, Thần. Bồ nông là chim biểu của đại tộc Thần của ngành Thần Nông (Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc).  

Chim bổ nông có đầu hình nọc mũi mác (răng cưa, răng sói) hay tam giác trên thạp đồng Hợp Minh (Hà Văn Phùng, Di Tích Hợp Minh Yên Bái..., Khảo Cổ Học số 4-1995).

 

 

Tam Giác Ngược và Ngôi Sao Sáu Cánh

 

Vòng tròn biểu tượng cho nòng âm của ngành nòng âm trong khi tam giác ngược (đỉnh chỉ địa) biểu tượng cho âm ngược với tam giác thuận (biểu tượng cho dương) của ngành dương. Vì thế tam giác ngược mang âm tính biểu tượng cho âm thái dương, âm siêu dương. Hình tam giác ngược ai cũng biết cũng có một khuôn mặt biểu tượng cho bộ phận sinh dục nữ. Nổi tiếng nhất là cái hình tam giác ngược “vành ra ba góc da còn méo” tả cái quạt giấy xếp của Hồ Xuân Hương. Các bà có cái quạt Hồ Xuân Hương nên các bà nhất là các mệnh phụ phu nhân hay cầm quạt để khoe cái quạt đặc biệt của mình. Vì thế quạt hình tam giác ngược cũng là biểu tượng của phái nữ ở cả Đông lẫn Tây. Do đó quạt  hình tam giác ngược Hồ Xuân Hương cũng được dùng làm bảng hiệu chỉ phòng vệ sinh phái nữ như thấy ở một nhà vệ sinh phái nữ trong lâu đài của dòng họ Serralles, chủ nhân hãng rượu Rum Don Q (Don Quichote) nổi tiếng,  bây giờ lâu đài này dùng làm bảo tàng viện (El Museo Castillo Seralles) ở Poncé, Puerto Rico.

Về phân tâm học ta thấy rất đúng, phái nữ có quạt Hồ Xuân Hương nên hay cầm quạt để khoe quạt, khoe của quí của mình cũng như phái nữ có ví (túi bao, ví cũng là tiếng lóng chỉ bộ phận sinh dục nữ) nên hay cầm ví, khoe ví. Trong khi đó phái nam có nọc, có cọc, có gậy nên phái nam nhất là vua quan, tướng tá hay cầm quyền trượng, gậy lệnh, gậy chỉ huy...

Như thế ta phải hiểu là bộ phận sinh dục nữ khi được diễn tả bằng hình tam giác ngược thì thuộc ngành dương, thái dương, siêu dương.

Hai tam giác thuận nghịch mang tính dương âm thấy rõ nhất qua hình ngôi sao sáu cánh do hai tam giác thuận và nghịch chồng lên nhau. Tam giác này cũng được gọi là cái “ấn của Solomon” (“Seal of Solomon”) hay “Magen David” có nguồn gốc tối cổ, theo tôi nguồn gốc có từ chữ viết nòng nọc. Nó đã thấy trong các nền văn hóa cổ đại như ở Lưỡng Hà Mesopotamia và là dấu biểu linh thiêng thấy ở các phế tích từ Maya ở Mexico, Guatemala cho tới Nepal và Tibet.  Theo J.E. Cirlot biểu tượng này diễn tả sự hôn phối giữa Lửa, dương và Nước, âm trong linh hồn con người. Trong mật tông Ấn giáo và Phật giáo sự kết hợp giữa hai tam giác này dùng làm biểu tượng cho sự hôn phối tình dục của hai nguyên lý nòng nọc, âm dương của vũ trụ. Ví dụ ngôi sao sáu cánh Ấn giáo:

 

Ngôi sao sáu cánh của Ấn giáo (hình tác giả chụp ở một ngôi đền ở New Dheli).

 

Hai hình tam giác thuận dương và nghịch âm chồng lên nhau tạo thành ngôi sao 6 cánh, biểu tượng cho giao phối hai cực nòng nọc, âm dương, giữa thần Shiva và nữ thần Shakti. Sự hôn phối nòng nọc, âm dương này tạo ra vũ trụ. Ba đỉnh của tam giác thuận trong ngôi sao biểu tượng cho ba vị thần nam Brahma, Shiva, Vishu và ba đỉnh của tam giác nghịch biểu tượng cho ba vị thần nữ Saravasti, Shakti và Lakshmi.

Ngôi sao David của Do Thái giáo cũng có một nghĩa nòng nọc, âm dương giao phối. Quan niệm giao phối vũ trụ này thấy trong Jewish Kabbbala thần bí, được cho là Zivug ha Kadosh, sự hôn phối thiêng liêng giữa dương và âm của các biểu trưng của thượng đế.

Tóm lại hình ngôi sao sáu cánh diễn tả sự giao phối giữa nòng nọc, âm dương, càn khôn, trời đất, vũ và trụ.

Qua chữ tam giác ngược là khuôn mặt âm của tam giác thuận của ngành dương này ta rút ra một điểm rất quan trọng để so sánh Việt Dịch Nòng Nọc Đông Sơn và Dịch Trung Hoa.

Chữ nòng vòng tròn biểu tượng cho nòng âm, hào nòng trong Dịch nòng nọc trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn là thuộc cực nòng âm O. Trong khi Trung Hoa đã dùng vạch (hào) que đứt đoạn biểu tượng cho âm, hào âm là khuôn mặt âm của nọc que (I) hào dương, ngành dương. Ta thấy rất rõ âm dương trong Dịch Trung Hoa đều thuộc về cùng một ngành nọc, dương. Dịch Trung Hoa là dương Dịch trong khi nòng nọc, âm dương của Dịch nòng nọc được diễn tả là hai hào nòng vòng tròn O và nọc que I thuộc về hai ngành, hai cực nòng nọc, âm dương khác nhau, đúng với hình ảnh bộ phận sinh dục nam nữ, đúng với nguyên lý nòng nọc, âm dương của Dịch hơn. Dịch Trung Hoa mang dương tính là Dịch muộn xuất hiện vào thời xã hội đã ngả về phụ quyền cực đoan, nòng nọc, âm dương không còn đề huề nữa.

Tóm lại hình vòng tròn đặc và hình tam giác thuận đặc ngày nay dùng chỉ nữ, nam là hai hình dấu, chữ viết nòng nọc nguyên thủy phát gốc từ chữ nòng vòng tròn O lấy từ hình ảnh lỗ sinh dục nữ và từ hình ảnh nọc que (I) bộ phận sinh dục nam, đúng như câu thơ của Hồ Xuân Hương: “Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không”. Chữ viết nòng nọc do tôi khám phá ra gồm hai chữ cái là nòng vòng tròn O và nọc hình que là chữ nòng nọc nguyên thủy. Chữ viết nòng nọc nếu hiểu theo nghĩa con nòng nọc thì phải hiểu con nòng nọc là con có thân hình tròn Nòng và đuôi hình Nọc que. Chữ khoa đẩu của Trung Hoa, chữ Ấn Độ, chữ Thái, Miên, Mường cổ... có hình con lăng quăng chỉ là thứ chữ di duệ, con cháu của chữ Nòng Nọc vòng tròn-que nguyên thủy của tôi mà thôi.