Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

ĐẦU NĂM,

ĐỌC BÁO XUÂN…

 

NGUYỄN MẠNH TRINH

 

Lâu rồi, đã thành một thông lệ,  những giai  phẩm xuân là một đặc thù phải có của ngày tết. Ngoài câu đối đỏ , ngoài chậu mai vàng, ngoài  bánh chưng bánh tét, còn phải có mấy tờ báo xuân mầu sắc rực rỡ mới đủ lệ bộ đón xuân. Ngày trước , ở Sài Gòn,vào cuối tháng chạp, những sạp báo đầy ngập những giai phẩm xuân in khổ lớn, tạo thành một thi vị đáng yêu cho một tập tục tốt lành.

Bây giờ, ở xứ người, chúng ta cũng có những tập báo xuân đón tết  như thế.  Cũng như , ở trong nước, cũng có tới cả  mấy chục  tờ báo xuân,  đủ mọi thể loại. Một người bạn còn ở quê nhà  , qua điện thoại, đã nói với tôi là mặc dù anh cũng là một người  rất ham mê đọc báo  mà chỉ có thể đọc được một số thôi và không tài nào liếc qua tất cả được . Nhưng, anh cũng cho một vài nhận xét,  là bây giờ báo chí cũng đã đổi mới khá nhiều . Có những điều trước đây là cấm kỵ nhưng bây giờ đã thành  những điều phổ biến tràn lan trên báo chí.Cũng như , đã xuất hiện một vài tác phẩm  mà anh gọi là “ngoài luồng” , phổ biến hạn chế hoặc không qua hệ thống kiểm duyệt . Báo chí , sách vở , ở trong nước , bây giờ, theo anh cũng “ thông thoáng “ nhiều chứ không còn  bóp nghẹt như trước nữa.

Đó là ý kiến của riêng anh,  tôi thì nửa tin nửa ngờ. Sẵn có những người thân về  thăm quê nhà , tôi đã gửi mua giùm một số báo xuân mà theo ý kiến của anh cho là tiêu biểu . Thế là , ngày tết tôi đã có tới hơn hai chục tờ báo xuân ở trong nước   như  Nhân Dân, Hà Nội Mới , Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ , Thanh Niên , Phụ Nữ, Tiền Phong, Văn Nghệ , Văn Nghệ Trẻ, Khoa Học và Đời Sống , Sài Gòn Tiếp Thị,  Người Lao Động, Văn Nghệ Quân Đội, Công An ND ,Tia Sáng, Lao Động…Tự nhiên, tôi chợt có ý nghĩ. Mình có nên viết một vài ý nghĩ chủ quan riêng mình không?Từ tư cách một độc giả ở hải ngoại, có cảm tưởng nào về những tập báo xuân ấy?

Có anh bạn , đã giận dữ trách tôi:” Đọc làm gì cái loại “ thổ tả “ ấy? Toàn một giọng tuyên truyền mà thôi . Có cái gì đáng để mất thời giờ đâu? Anh hồi trước cũng cải tạo mấy năm, nghe luận điệu tụi nó rành quá rồi, thuộc lòng rồi còn nhai lại làm chi?”

Thú thực , tôi là một đứa tò mò. Đọc báo xuân ở hải ngoại, tôi cũng có cái thích thú, vừa của một độc giả, vừa của một người viết. Năm nào tôi cũng góp mặt trên vài tờ báo xuân ở hải ngoại. Không muốn so sánh nhưng sao trong tôi lại có những đối chiếu.  Tôi muốn đọc những báo ở trong nước, để xem những người cầm bút  suy nghĩ ra sao và có sự thay đổi nào so với những thời kỳ còn trì trệ trước đây. Và , tôi nghĩ, đọc để tìm hiểu cũng là một điều cần thiết trong hiện tại. Tư duy mỗi người, không phải bất biến mà sẽ thay đổi tùy theo môi trường và con người.  Những dữ kiện đúng sẽ cho chúng ta những nhận xét đúng…

Lần lượt giở những tờ báo xuân ở trong nước , những trang đầu tiên bao giờ cũng dành cho người lãnh tụ đã chết hoặc là những lãnh tụ đương thời. Ở  các báo như Tuổi Trẻ , Thanh Niên , Lao Động , Tia Sáng , Văn  Nghệ …đầy dủ các khuôn mặt lãnh đạo của Đảng và Nhà nước như Nông Đức Mạnh , Nguyễn Minh Triết , Nguyễn Tấn Dũng, …Hầu như , tất cả các báo đều có hình thức như thế và coi như là một trường quy bắt buộc.

 Lướt vào bên trong, những bài vở hình như được chọn lựa và đăng trong những ý định khá rõ. Đó là tạo cho người đọc một cảm giác hướng về tương lai mặc dù bây giờ còn nhiều khó khăn còn nhiềutrở ngại. Những bài giới thiệu người tốt việc tốt nhan nhản trên các báo tạo ra một sự nhàm chán bởi vì trong lối diễn tả quen thuộc ấy, người đọc mang máng như đã thấy ở một chỗ nào khác.  Mỗi tờ báo, trong những chuyên đề riêng đã chọn lựa những mẫu nhân vật tiêu biểu của từng ngành . Và những bài vở như thế hầu như là phần chính yếu của báo xuân. Về hình thức ,   hầu như tất cả các báo xuân đều xử dụng tối đa mầu sắc . Nói là lòe loẹt thì không đúng hẳn  , nhưng ở một nhận xét nào đó , những mầu tươi và nổi được dùng nhiều hơn màu tối và nhạt. Và trong các báo xuân , hình ảnh được xử dụng nhiều hơn. ..

Năm nay , ngày đầu năm là ngày cuối tuần và lại kèm theo một ngày lễ nữa nên thời giờ ngày tết có vẻ thoải mái với tôi. Buổi sáng đầu năm trời mưa , nằm trên giường ,  nhâm nhi miếng mứt gừng , nhấp ly trà thơm , giở từng trang báo xuân , cũng là một cái thú  vị. Tết , từ  những bài viết, mở ra nhiều không gian thời gian ,  để qua nhiều suy nghĩ và nhìn ngắm , có chất phong phú và nét sinh động của một thời kỳ khá đặc biệt của dân tộc Việt Nam.

Nhiều người cho rằng ở trong nước đã thay đổi rất nhiều, về mọi phương diện. Muốn hội nhập vào thế giới,  phải bôi xóa đi những hình ảnh của một chế độ chuyên chế , độc tài. Dù vẫn có những biện pháp kềm chế báo chí , nhưng không ngăn được xu hướng cải tổ .

Là một người cầm bút , tôi  hay theo dõi sinh hoạt văn học trong nước . Đọc những bài nhận định một năm văn học , tôi có thể hiểu sơ lược về những hiện tượng văn chương trong nước.  Không có dịp tiếp cận trực tiếp thì gián tiếp vậy.  Dẫu sao , những nhận xét của người trong cuộc dù chủ quan nhưng cũng phần nào biểu tỏ được tình trạng chân thực của văn chương.

Như bài của tác giả Vũ Duy Thông trong báo xuân Công An.Hình như , theo nhận xét của nhiều người, công an là người cầm trịch văn nghệ chứ chẳng phải là hội văn nghệ hay ban tuyên huấn đảng . Bởi vì , chế độ  muốn kiểm soát văn nghệ trong mục đích củng cố chế độ và ngăn ngừa những phản ứng không tốt gây ra . Trong bài “ Cuối năm “ cộng sổ “ “, tác giả viết:

“.. Nói đến văn học , nghệ thuật người ta nghĩ ngay đến văn học. Năm con tuất này, văn học có nhiều “xui xẻo”. Mặc dù đôi ba gương mặt đại diện của giới này trên diễn đàn nào cũng ra sức đề nghị thừa nhận những bước tiến bộ, những cái mới đáng hy vọng nhưng giới đọc và ngay cả giới viết vẫn không vui lên được. Một hội nghị lý luận phê bình rất đông , rất chu đáo về mặt tổ chức nhưng nếu không làm phân rẽ thêm thì cũng không làm được cái việc để các nhà văn hiểu nhau nhích lại gần nhau hơn so với trước  khi có hội nghị. Các giải thưởng văn học nghệ thuật lâu nay đã nhiều lời ra tiếng vào  nhưng chưa năm nào đáng buồn như năm nay. Chỗ thì bị cáo phát là “ đạo “ của ông nọ bà kia, chỗ thì nghe  thông báo được giải một cách dửng dưng, chỗ thì “ xin được từ chối nhân”.. Chê chất lượng tác phẩm một, người ta trách  các vị “ cầm cân nẩy mực “ năm. Nhưng để có được năng lực chuyên môn , nhất là sự công tâm của một ban giám khảo    sang trọng  đâu phải chuyện dễ dàng trong bối cảnh này ? Đòi hỏi thì vô cùng mhưng có được kế hay mới khó. Cuối cùng thì cũng đành tự hạ hỏa như vậy.

 Năm nay cũng là năm có nhiều cuốn sách bán chạy . đó cũng là cái mới cho dù có nhiều sách bán chạy hơn năm ngoái chứ không phải ở chỗ có thêm tác phẩm hay và mới.  Có cuốn gây ra dư luận trái chiều thì lại là cuốn sách được viết từ 11 năm trước. . Một cuốn khác là một người kể cho một người ghi lại nên coi là hai nhà văn đồng tác giả . Số nhiều các đầu sách bán chạy vẫn là sách ngoại khác trước  chăng là sách ngoại phương Đông lên ngôi không để sách ngoại phương Tây lấn lướt . Giá như sách Việt Nam lên ngôi , không để sách ngoại lấn lướt thì hay bao nhiêu , ấy là nói để mà nói.

  Năm nay cũng là năm có nhiều “phát hiện” người sáng tác nhặt nhạnh của nhau rồi mông má thành của mình . Chuyện lùm xùm gì đó trong làng nhạc , chuyện rất đáng ngượng trong làng vẽ , làng ảnh ( bê nguyên tác phẩm của người khác rồi ký tên mình , mang dự giải. Bị phát hiện đành trả giải ) Được mấy trận cười chê bai. Nhưng cười xong lại muốn .. chảy nước mắt . Có điều gì đó thật tàn nhẫn thật chua xót nhân tình trong làng “ nghệ “ với nhau, điều xưa nay không mấy thấy..”

Tác giả của tờ báo  “ công an “ này coi bộ bi quan dữ quá. Một nhà phê bình văn học khác , Phạm Xuân Nguyên , trên báo Tia Sáng “Một góc nhìn của trí thức”, trong “ Văn học 2006-một cái nhìn “ viết:”Tôi thấy ở văn học Việt Nam 2006 nổi bật hai sự kiện, một hiện tượng và ba cuốn sách..”

Theo Phạm Xuân Nguyên, hai sự kiện là hội thảo về thơ Bích Khê ở Quảng Ngãi, hội nghị Lý Luận Phê Bình tại Đồ Sơn  do Hội Nhà Văn  tổ chức.  Một hiện tượng là cuốn sách “Lê Vân, Yêu và Sống” gây ra những dư luận sôi nổi, phơi bầy ra trình độ nhận thức của cả người đọc lẫn người viết , cũng như phương ccah tiếp thị để bán sách của thời kinh tế thị trường.  Ba cuốn sách đáng kể trong năm là  “ Ba Người Khác “ tiểu thuyết Tô Hoài, “Nhật ký “ của Nguyễn Huy Tưởng dày 200 trang gồm ba cuốn,  và “ Lê Vân , Yêu và Sống”,  tự truyện Lê Vân , Bùi Mai Hạnh chấp bút.

Nhưng , PXN còn nêu thêm:

“.. Trên đây là một cái nhìn của tôi về văn học Việt Nam năm 2006. Kể về sự kiện thì còn có  sân thơ trẻ ở Văn Miếu hà Nội trong ngày thơ rằm tháng giêng đầu năm, cuộc tranh kiện tại tòa án dân sự Hà Nội của hai nhà “ Kiều học” Đào Thái Tôn và Nguyễn Quảng Tuân vào những ngày cuối năm , và nghi án đạo văn của Phạm Thanh Phong đối với Nguyễn ngọc Tư( truyện Giòng Sông Tật nguyền giống truyện Cánh Đồng Bất Tận) hồi giữa năm, cũng như nghi án đạo thơ của( Chủ tịch Hội Nhà Văn) Hữu Thỉnh  đối với Christa Reinig ( bài thơ “ Hỏi “ giống với bài thơ  “ Thượng Đế sinh ra mặt trời “) vừa mời gần đây. Kể về hiện tượng thì có “ phản ứng dây chuyền” từ chối nhận giải của giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam 2006. Kể về sách thì còn có các tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn ( Nguyễn Xuân Khánh), Khải Huyền Muộn ( Nguyễn việt Hà ), Ba Phút Sự Thật (Phùng Quán), Hành Trình (Hoàng Hưng) Giăng Lưới Bắt Chim ( Nguyễn Huy Thiệp) , T. Mất Tích( Thuận) . ngoài ra  còn có thể nêu lên hai điểm sáng xuất bản sách văn học trong năm 2006vlà nhà xuất bản Đà Nẵng và công ty văn hóa truyền thông Nhã Nam. Nhà xuất bản Đà Nẵng cho ra đời được những cuốn sách khó khăn  mà hai tiểu thuyết Ba Người Khác ( Tô Hoài ) và Hạt Cơ bản ( Michel Houelleberq ) là tiêu biểu. Công ty Nhã Nam đã giỏi thương lượng kịp thời bản quyền các tác phẩm có giá trị và cập nhật của thế giới và giỏi tổ chức dịch thuật để cho ra mắt những tác phẩm hay có chất lượng dịch tốt mà tiêu biểu là sách của hai tác giả đương đại nổi tiếng Huruki Murakami và Yoshimoto Banana..”

Một tác giả khác , Phạm Xuân Thạch, thì nhận định trong “Một năm văn chương, nỗi lo và niềm hy vọng”:

“.. Nói gì thì nói, Việt Nam vẫn là một nước có một quá khứ “ bao cấp’ và “ mặc đồng phục”  về nghệ thuật và quá khứ đó vẫn tác động đến văn chương thể hiện qua những hành xử nổi lên trong đời sống văn chương. Trước hết là trong giới phê bình . Vẫn tồn dư trong hoạt động phê bình một lôgích “tam đoạn luận” nguy hiểm được xử dụng để đánh giá văn chương: 1 coi tác phẩm là hình chiếu của hiện thực 2 là lấy hiện thực làm chuẩn mực cho việc đọc tác phẩm và  3 là thay thế hiện thực bằng những định kiến về hiện thực. Và ngụy trang sau nó là những tabou tuyệt đối mù mờ về bản sắc dân tộc , về thuần phong mỹ tục , về hiện thực ..từ cái logích ấy mới có những hành xử kiểu như lên án truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư khi viết Cánh Đồng Bất Tận  là xuyên tạc hiện thực vì đã không viết về nông thôn giống nhưmột vài nhà văn Nga  thời Xô Viết   hay đã dám xử dụng ngôn từ lệch khỏi chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt của người Kinh Bắc Bo. Từ đó mới có lối đọc tiểu thuyết bằng cách đếm xem trong tác phẩm có bao nhiêu Đảng viên và những Đảng viên đó đã làm những gì.

Sau đó là từ phía những thiết chế văn học. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra với những thiết chế quản lý văn hóa . Một tiểu thuyết như Ba Người Khác  của Tô Hoài phải mất hơn mười năm mới đến được đến với người đọc. Một tiểu thuyết như Ngồi của Nguyễn Bình Phương  phải mất nhiều năm mới được ấn hành. Người đọc cũng phải chờ đợi nhiều năm mới có được trong tay bản dịch một tiểu thuyết xuất sắc như Hạt Cơ bản  và những khó khăn không phải xuất phát từ lý do tài chính. Trong khi đó không một ai nắm được con số thực  của sách được xuất bản ở Việt Nam trừ các đầu nậu sách . Và trên hết là câu hỏi về khả năng đón nhận những giá trị văn hóa mới và ứng xử  văn hóa với sáng tạo nghệ thuật từ phía những người quản lí văn hóa. Hàng loạt câu hỏi cần phải được đặt ra  đối với những thiết chế quản lý văn hóa ở Việt Nam . Nếu không được trả lời một cách rốt ráo được hóa giải một cách sòng phẳng những câu hỏi đó vẫn cứ tiếp tục lơ lửng và đe dọa làm nghèo đi đời sống văn chương..” 

Một đoạn khác , tác gỉa phác họa lại chân dung những người cầm bút , một chút đau xót, một chút  châm biếm và thực tế:

“ Trong từng điểm cụ thể , Văn chươing có thể không gây tiếng vang bằng những ngành nghề nghệ thuật hoặc giải trí khác. Chẳng hạn như chưa thấy nhà văn nào chiếm lĩnh được trang bìa một của những tờ tạp chí chuyên dành cho giới thị dân thừa tiền lắm của thích ngắm hơn đọc và khao khát mua sắm bất tận . Giỏi lắm trong những tạo chí ấy, nhà văn hay Văn chương chỉ là một thứ gia vị làm sang cho ấn phẩm kiểu như khiêm nhường trong những chuyên mục về “ nhà đẹp” hay những mục phỏng vấn gần áp chót. Tất nhiên chúng ta cũng có thể hy vọng rằng một ngày đẹp trời nào đó văn chương sẽ làm được điều ấy. Niềm hy vọng này nên gửi vào các nữ văn thi sĩ nhất là khi họ chịu khó quan tâm hơn đến nghệ thuật “ make up”. Các nhà văn nam  chẳng hạn như Nguyễn Bình Phương hay Tạ Duy Anh thì xác xuất chắc phải thấp hơn. Nhưng dù sao, ở điểm ấy , văn học thua. Nhưng , ở trên tổng thể Văn Chương hoàn toàn xứng đáng là nhân vật trong năm.

Nhân vật của năm/ Đáng vui hay buồn . Không biết!nhưng ít nhất cũng một thoáng rùng mình. Phải chăng sẽ đến một lúc  , cái lôgích tàn bạo của thị trường tư bảnở dạng hoang dại  sẽ biến vào văn chương thành một thứ “ xa hoa giả trá “ ( un luxueux mensonge)  , cái mà Albert Camus đã khinh bỉ ? và văn chương ấy  sẽ chỉ còn là thứ  để người ta thỏa mãn thói tò mò  thị dân bệnh hoạn  của mình rằng  chị nhà văn này đã lên giường với bao nhiêu nhà phê bình, anh nhà văn nọ là đồng tính hay dị tính  trong đời sống tình dục , chị nhà thơ nọ có “ bon gout “ trong nghệ thuật xếp đặt nhà cửa  hay không , hay ông nào đó đã mua giải thưởng  với giá bao nhiêu đôi giày Ý ? Đến một ngày đó chăng?”

Đọc những bài viết như thế , tôi mường tượng được một không khí không được trong lành lắm của văn học nghệ thuật trong nước. Tôi là người ở ngoài nhìn vào , qua những điều soi rọi từ những người đang sinh hoạt văn học, đang phê bình , hay đang cầm bút trong nước . Người  trong cuộc thì mặc dù có chủ quan nhưng nhận xét cũng khá chính xác và được cập nhật. 

Đời sống của các người cầm bút trong nước ra sao? Nhà văn có phải là một thứ công chức ăn lương nhà nước không?  Thời bao cấp ra sao và bây giờ , thời đổi mới thế nào?

Lê Quý Kỳ, trong bài viết “ Làm gì để có tác phẩm ngang tầm thời đại ?” viết :

 “ .. Vừa qua Bna Chấp hành Hội Nhà Văn  dùng số ngân sách này tổ chức các chuyến đi thực tế cho các nhà văn đầu tư ứng trước cho những tác phẩm còn dưới dạng đề cương.. là không đúng. Nhà văn  Nguyên Ngọc có lần viết : Tôi biết Hội Nhà Văn hàng năm cứ gọi mấy ông hội viên đến phát cho mỗi ông năm bảy triệu. Tôi cũng được gọi đến phát 7 triệu, tôi không nhận. Tôi bảo rằng vô lý , tôi chẳng việc gì tôi nahn . Tôi là một người viết văn, cũng giống như anh thợ mộc , làm ra sản phẩm tôi bán cho các nhà xuất bản  nên tác phẩm tôi  có giá trị thì người ta mua. Còn tự nhiên nhà nước lại đưa tiền cho tôi tôi không biết tại sao. Mà bây giờ cứ đem phân phát thế , tỉ nọ  tỉ kia… “

Vì dư tiền nên dự trù của những người phụ trách văn nghệ   là của những người dư tiền dư bạc hay nói khác đi, của những người rộng tay đốt tiền nhà táng …

“ Cả nước có hơn 800 nhà văn và khoảng chừng  ấy người nữa sáng tác không chuyên có khả năng làm ra đầu sách. Nếu mỗi người trong số họ  vài ba năm cho ra đời một đầu sách  và mỗi  đầu sách được Nhà nước mua cho khoảng mươi lăm triệu đồng thì mỗi năm Nhà nước đầu tư cho văn học cũng chỉ hết khoảng 10 tỉ đồng- một con số không đáng bao nhiêu so với hàng ngàn tỉ đồng lãng phí trong các khoản chi phí khác. Nhưng nếu nhà Nước làm được như thế  thì đây là cơ hội để văn học bước sang một thời kỳ mới ..”

Có lẽ , vì thấy văn nghệ sĩ trong nước được đãi ngộ hậu hĩ như vậy  nên có một người ở hải ngoại khi nhận xét về  nền văn học ngoài nước  đã kết luận rằng : Đời sống  vật chất nhứt là tinh thần của người cầm bút hải ngoại thấp kém.  Rồi “ Đời sống của nhà văn hải ngoại cũng là điều không thể không nói đến . Dễ thấy nhứt , những người cầm bút hải ngoại là những người có thâu  nhập thấp nhứt , lệ thuộc xã hội và gia đình! “

Tôi nghi ngờ sự chính xác của câu nói đó, nếu không nghĩ là câu nói của sự thiếu hiểu biết  . Ở hải ngoại , phần đông người cầm bút không phải vì sinh kế mà vì  sở thích. Và , thấp kém về đời sống tinh thần là một câu nói võ đoán , vô lý và có tính bỉ thử. Có phải, cầm bút theo sự hướng dẫn của chính trị là cao và cầm bút theo sự tự do của mình là thấp ? Hỏi tức là trả lời.

Cũng như câu nói “ Sống trong tâm trạng lưu vong, nhà văn như vừa tự ti, vừa tự tôn , vĩ đại mà bé nhỏ . Bất an tâm lý. Điều này có thật , cắt nghĩa cái tính tự do viết tự do in nhưng không có quyền tự do tặng  vì không có ai muốn nhận..” Tôi suy nghĩ khá lâu để giải nghĩa cho câu nói  tối tăm như lời phù chú ấy. Và đành chịu ..Tự do in , tự do viết nhưng không có tự do tặng  Cái  gì mà lạ lùng thế?

Cũng như câu ví von “ ông đồ  little Sài Gòn ngày nay đâu phải ai cũng có khoa có cử ! Người thì chỉ quen sử dụng bút bi, gọi là Cựu trào , , người thì bỏ bút bi theo nghiệp gõ máy điện toán gọi là Tân trào.” Làm tôi hơi phân vân . Bút bi , cựu trào . Gõ máy điện toán , tân trào . Hay nhỉ !  Vậy vừa viết bằng bút bi và vừa gõ máy thì  gọi bằng gì ? Tôi hỏi hoài một mình..

Có nhiều người kêu rên về văn học hải ngoại . nào thành tựu khiêm tốn , nào tiềm năng cạn kiệt , nào lão hóa  người đọc người viết , nào tâm trạng ghetto , nào văn học Bolsa rẻ tiền , nào chống Cộng độc quyền , nào quá  khích cực đoan , nào hận thù không hòa giải. .. Riêng tôi thì tôi vẫn ngưỡng mộ những sự hy sinh cho văn học  của những người cầm bút hải ngoại . Không như trong nước tiền bạc tỉ nọ tỉ kia, không có số lượng độc giả của gần trăm triệu dân. Thế mà , bằng thiện chí đã có hơn ba mươi năm cho một mảng văn học so ra không thua kém trong nước.  Tới bây giờ sinh hoạt văn chương ấy vẫn còn tồn tại , dù đã thấy rõ tất cả những yếu tố tiêu cực , càng ngày càng ít người đọc người viết  và htế hệ thứ hai và kế tiếp sẽ viết và đọc bằng ngôn ngữ bản xứ thay vì bằng Việt ngữ.

Còn về hòa giải , thì đó là ước vọng của toàn dân  Việt . nhưng  thực tế vẫn còn những ngăn cách khó vượt qua. Ơ trong nước , vẫn chưa hòa được với nhau thì làm sao hòa với hải ngoại được. Đã có những người xét lại bản chất của cuộc chiến  và chua chát nhận định rằng đây là một cuộc chiến ủy nhiệm trong thời chiến tranh lạnh. Và , chiến thắng để làm tốt đẹp đất nước thì lại làm tan nát đất nước. Trong văn học trong nước vẫn không thiếu những bài viết xỉ mạ những người đã một thời khác chiến tuyến và lề lối tuyên truyền thời chiến vẫn còn phổ cập trong sáng tác .  Có thể tôi không đầy đủ lắm những dữ kiện nhưng qua những bài báo xuân đọc được  tôi cũng nhìn thấy được phần nào sự thực. Dù rất muốn làm người dựa cột để nghe, nhưng trong  thâm tâm nếu không thực thà nói ra những suy nghĩ thật của mình thì mình đã quay lưng đi trước những thiện chí của những người bạn văn  muốn nói lên tâm tư của thế hệ mình để góp phần cho mảng văn học hải ngoại tồn tại và phát triển…