Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ĐẤT KHÁCH

THƯƠNG NHỚ THANH NAM

 

ĐẶNG TIẾN

 

Thơ Việt in ở nước ngoài càng ngày càng nhiều, nhất là ở Bắc Mỹ. Nhưng thơ hay, không nhiều. Nhất là thơ hay mà vượt lên khỏi những hận thù, mê chấp, càng hiếm.

Đất khách của Thanh Nam là một trong những dòng nước trong hiếm hoi đó. Tôi xin giới thiệu với bạn đọc, trong một niềm đau đớn vô biên. Là Thanh Nam không còn nữa. Anh đã vĩnh viễn bỏ chúng ta từ ngày 2 tháng Sáu 1985, sau một cơn bệnh dài và đau đớn ở phổi, tại Seattle, Mỹ, nơi anh và vợ, nhà văn Túy Hồng, định cư từ thời di tản, tháng Năm 1975. Anh thọ được 55 tuổi.

Ở các đô thị miền Nam ngày xưa, Thanh Nam nổi tiếng về văn xuôi, truyện dài, truyện ngắn. Ít ai được đọc thơ anh, tuy thỉnh thoảng anh đăng báo vài bài. Đất Khách do nhà xuất bản Sống Mới, Arkansas, ấn hành năm 1983, gồm khoảng hai mươi bài thơ, một số làm trong nước trước 1975. Toàn tập vẫn nhất trí: hồn thơ và lời thơ của Thanh Nam trước sau không thay đổi.

Đất Khách là cuộc sống lưu lạc xứ người. Nhưng thật ra nó là nỗi nhớ triền miên một thế giới đã xa xăm. Ngay những bài thơ làm ở quê nhà đã mang những xa cách của lưu đày, với rất nhiều chia ly, mất mát. Trong thơ, cũng như văn xuôi của Thanh Nam, nổi bật hai điểm: lòng nhân hậu và niềm nhớ khôn khuây.

Là người Hà Nội, nhưng khi rời kháng chiến về thành, thì anh đã lạc loài:

 

Ta về chân bước bơ vơ

Ngựa xe lạc nẻo kinh đô nhọc nhằn

Men say thu ấy chưa tàn

Nhớ thương chùng một âm đàn xót xa.

(1951)

 

1953, anh vào Sài Gòn thì lại nhớ Hà Nội bằng những câu tha thiết:

 

Hà Nội ơi, ôi biết đến bao giờ

Ta lại thấy bóng Tây Hồ bát ngát

Gió Trúc Bạch hương sen nồng ngây ngất

Chiều Cổ Ngư phượng đỏ một khung trời

Tuổi học trò xe đạp lượn từng đôi

Những chủ nhật trên đường vui mở hội

Trời xanh biếc đẹp như màu cốm mới

Yêu làm sao kỷ niệm tuổi hai mươi

Mới ngày nào nay đã quá xa xôi

Hỡi cặp mắt và nụ cười phố Huế

Trong xa cách hãy giữ giùm ta nhé

Những sớm thu, chiều hạ hẹn hò xưa

(...) Đêm Sài Gòn trở lạnh những mùa mưa

Thấy hiu hắt cơn gió thu Hà Nội

(1953)

Những câu thơ Hà Nội trong sáng, chân thành. Hay ở trong chân tình của người viết. Sau cái tuổi hai mươi hoa bướm, về sau này, trên đất Mỹ, thơ Thanh Nam vẫn giữ cái nét thật thà, đôn hậu như thế, dù những kỷ niệm có phần mờ đi:

 

Đất khách năm tàn vẫn gió mưa

Ngồi bên ly rượu đón giao thừa

Nhìn qua khung cửa mờ hơi nước

Chợt nhớ mưa phùn đất Bắc xưa

(...) Trong góc hồn đau dĩ vãng buồn

Vẫn còn xanh ngát cõi xuân non

Tưởng như khói pháo chưa mờ nhạt

Trên lối hoa đào trải mộng thơm

(1982)

 

Những nét hiện thực của cái Tết miền Bắc: mưa phùn, khói pháo, hoa đào... Nhưng trong thơ Thanh Nam, cả văn xuôi nữa, nó thấp thoáng mơ hồ như một thiên đường trong ảo giác <<nhớ cái dạo ở Hà Nội... Cái dạo ấy sao mình sung sướng thế nhỉ?>> (truyện ngắn Quyên, 1985). Đời không bao giờ đẹp bằng mộng. Thơ là khả năng của ngôn ngữ ảo hóa được sự thực thành cõi mộng. Vì vậy mà cuộc đời mới cần thơ và chịu đựng thi nhân.

Thơ nhớ thương dĩ vãng xưa không hiếm; nó còn mòn sáo nữa là khác. Nhưng ở Thanh Nam, nó bủa giăng trên tất cả tác phẩm, văn cũng như thơ, và tạo ra được những hình ảnh nhức nhối:

 

Ngó đời lăn lóc vòng xe

Rã rời xích chuyển ê chề bánh quay

Ngó lui hun hút đêm dài

Những xuân đã lánh, những đời đã xa

Rót thêm ly nữa mời ta

Cái say như muốn chuyển qua cái sầu

(...) Bốn mươi lăm tuổi quay nhìn

Cái trôi cùng với cái chìm đuổi theo.

(1974)

 

Trong sinh hoạt văn nghệ các đô thị miền Nam trước 1975, Thanh Nam là một tác giả ăn khách, sống hoàn toàn vào ngòi bút và sống thong thả. Nhưng vẫn thương nhớ không nguôi. Phải chăng là vì, trong thâm tâm, anh chưa toại ý?

So với văn chương thời đó, thì Thanh Nam có phong cách riêng, là lối hành văn đôn hậu diễn đạt lòng nhân đạo dạt dào, thỉnh thoảng nhắc đến chuyện Thạch Lam. Anh thương cảm những người đàn bà lỡ bước trong một xã hội nhiều cám dỗ, một cô bé nghèo khó phải đi ăn trộm, một anh kép phụ, một người đánh xe thổ mộ mơ ước một cánh đồng xanh. Sống nhờ ngồi bút, từ 1949 anh phải viết truyện đăng báo hàng ngày; loại truyện này, có lúc không đều tay, có lúc phải chiều theo thị trường - nghĩa là thị hiếu. Thậm chí, 1966, chính quyền Sài Gòn đã cấm in ba cuốn tiểu thuyết của anh. Thanh Nam đã tâm sự về kiếp nhà văn thời đó:

 

Mười lăm năm đó từ phiêu bạt

Đứa vợ con yên, đứa lạc loài

Viết mướn đã bao thằng mệt mỏi

Sang giàu đếm được những ai đây?

Lưới đời chân đã bùn nhơ vướng

Mắt vẫn trời cao rướn cánh tay.

 

Đọc văn xuôi Thanh Nam, biết gạt bỏ cái phần thời thượng, ta sẽ thấy hình ảnh của nhà văn chân trong bùn, tay vói trời xanh, là một hình ảnh thật.

Thanh Nam là bậc hiền giả lạc loài trong một xã hội bon chen. Rồi cũng phải bon chen để sống. Phạm vi bài này không cho phép tôi dài dòng về truyện của Thanh Nam. Gần đây, anh có cho tái bản tập truyện Buồn ga nhỏ. Đề nghị gia đình cho in tiếp Cánh đồng xanh phía dưới, gồm những truyện thuộc loại hay nhất trong văn chương Sài Gòn thời đó.

Một khía cạnh của thơ Thanh Nam, gần gũi với độc giả hơn: tâm sự người Việt lạc loài trên đất khách.

 

Tuyết đổ dày thêm, đêm lạnh buốt

Người về phòng nhỏ, bóng cô đơn

Mở chai bia lạnh thay cơm tối

Ngồi đọc thư nhà, lệ chứa chan.

(1981)

 

Bài thơ chỉ vỏn vẹn có bốn câu. Đúng là <<tứ tuyệt>> của cổ thi. Nghĩa là không có điều gì thêm, và không nên thêm điều gì.

Có lúc anh rộng lời hơn. Cùng một giọng thơ cổ điển, Thanh Nam vạch lên nền trời lưu lạc những nét thơ bi tráng:

 

Uống say mai sớm bạn lên đường

Thân lại nương nhờ chốn viễn phương

Trăm hận nghìn đau nào sánh nổi

Tấm lòng lưu lạc nhớ quê hương

Ta như giông bão tan rồi hợp

Trôi giạt còn hơn sóng đại dương

"Lận đận bên trời chung một lứa>>

Say càng chua xót, tỉnh càng thương

Tháng năm xa mãi thời hoa mộng

Râu tóc thêm gần với tuyết sương

Trên đất tạm dung, đời tạm trú

Còn gì ngoài mối hận mênh mang

Tuổi già ví tợ thân tơ mỏng

Cuộc sống trăm cơn gió bạo cuồng

Ôi loạn, ôi ta, chiều đã xế

Phù sinh thương mình ly rượu suông.

 

Dau khổ của Thanh Nam là tâm sự chung của nhiều người Việt ở nước ngoài, đã ra đi trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác. Khí hậu trong thơ anh, đằm thắm, chừng mực, hơi xa xưa một chút, là khí hậu của lứa tuổi trung niên tàn mộng.

Thanh Nam đã có lần chua cay ghi lại những cảm giác cụ thể, những năm đầu tiên đến Mỹ (1977):

 

Chấp nhận hai đời trong một kiếp

Đành cho giông bão phũ phàng đưa

Đầu thai lần nữa trên trần thế

Kéo nốt trăm năm kiếp sống nhờ

Đổi ngược họ tên cha mẹ đặt

Tập làm con trẻ nói ngu ngơ

Vùi sâu dĩ vãng vào tro bụi

Thân phận không bằng đứa mãng phu

Canh bạc chưa chơi mà hết vốn

Cờ còn nước đánh phải đành thua

Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng

Nghĩ đắt vô cùng giá Tự Do.

 

Hai câu cuối thấm thía và chua xót. Đất Khách của Thanh Nam, như lòng anh, là một thế giới rộng mở. Giữa muôn trùng tranh chấp, và mê chấp, đọc thơ Thanh Nam như thoát ra ngoài hệ lụy:

 

Lòng như trăng tỏ, hồ im sóng

Thấy rõ hư huyền chuyện trước sau

 

Có lúc mình phải biết quên mình để yêu được một ánh trăng. Đối với những kẻ yêu thơ, yêu đất nước, quê hương, bạn bè, thơ Thanh Nam tỏa ra một ánh sáng dịu dàng, như ánh trăng muôn đời trong cổ thi, trong ca dao. Ánh sáng trong xanh mang về những mùa thu đã xa xôi mà vẫn còn hiu hắt trong lòng ta. Thơ Thanh Nam buồn, man mác êm dịu, chứ không ảo não, bi lụy. Vì trong tận cùng của nhớ nhung, Thanh Nam còn tin ở con người, tin ở cuộc sống, và tin ở quê hương như một giá trị bất diệt, như một "vầng trăng nơi đáy sông."

Có người cho rằng thơ Thanh Nam không mới, về ý lẫn lời. Ví anh không làm thơ để làm thơ, hay để thành thi sĩ. Anh đã nổi danh trong nhiều địa hạt khác, nhất là tiểu thuyết. Anh làm thơ, như người xưa, để gửi một chút tâm sự mà anh không ký thác được trong tiểu thuyết - phần lớn viết để đăng báo hàng ngày. Anh làm thơ cho mình để đánh dấu một quãng đời, và cho bạn bè: anh in thơ là để lưu chút tình riêng cho những kẻ:

 

Cùng một lứa bên trời lận đận

 

Anh không theo khuynh hướng nào, mà cũng không mong tạo trường phái.

Do đó Thanh Nam không băn khoăn sáng tạo ngôn ngữ, mà chỉ cần nói lên lòng mình, ở những cung bậc vừa với sự lắng nghe của bằng hữu. Ngọn gió xưa ngân trên cung đàn cũ, làm sóng sánh một ánh sao khuya - đó là thơ của Thanh Nam - hôm nay đã muôn đời im tiếng.

Thanh Nam mất đi, nhiều đứa viết văn trong bọn chúng tôi thấy bản thân mình như mất đi một chút nhân hậu, một chút tư cách. Những năm dài lâm trọng bệnh, anh vẫn viết hồi ký <<Hai mươi năm viết văn làm báo ở Sài Gòn,>> một tư liệu quý hiếm sau này sẽ trở thành thiết yếu cho người viết văn học sử. Thư cho bạn bè ở xa, anh vẫn khoe mình khỏe - để cho đời khỏi bận tâm.

 

Canh bạc trần gian dù thắng bại

Nẻo về đất lạnh giống nhau thôi.

 

Lời dặn dò của Thanh Nam soi đường cho chúng ta tìm lại nhau, gần nhau hơn.

Đặng Tiến, 20-6-1985

(Trích Thế Kỷ 21)