Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

TỪ ĐỒNG CỎ HOANG PHẾ

 

CAO MỴ NHÂN

 

Thơ ca khẩu khí của dân tộc Việt Nam, từ ngàn xưa tới nay, đã gần như tự nó đi vào nguyên tắc căn bản ... văn học dân gian, mà tưởng như không thể thiếu được, khi đề cập đến tính cách đại chúng của một nhân vật, hay ngược lại, phong cách của một nhân vật nào đó đối với đại chúng.

Thí dụ bài thơ con cóc của “tiền nhân” mà chẳng phải người xưa không có khả năng làm được thơ trác tuyệt, vì chỉ muốn nói ra những lời chân chất, mộc mạc, nghĩ sao, hoặc thấy sao nói y như vậy ?

Con cóc trong hang, con cóc nhẩy ra

Con cóc nhẩy ra, con cóc ngồi đó

Con cóc ngồi đó, con cóc nhẩy đi

Nhưng lại là một nhận xét trung thực, diễn tả rành mạch câu cú, ý tứ và cũng có phảng phất chất thơ.

Một con cóc từ trong hang bất chợt nhẩy ra, rồi ngồi lại một lúc, đoạn nhẩy đi. Sự thể đúng như thế đấy chứ, tưởng hình ảnh trên, đã ít nhất hơn một lần quý vị vô tình nhìn thấy vậy. Huống chi có quý vị còn muốn quan sát thử xem, đã thấy không có con cóc nào từ trong hang nhẩy vụt đi ngay cả, bởi sẽ sai với cơ chế sinh hoạt của con cóc, một loài sinh vật khi muốn di chuyển phải nhẩy, như người thì bò, đi, chạy, như chim thì bay, như cá thì lượn, như run rắn thì bò chẳng hạn.

Thành, trước khi con có nhẩy tiếp, nó bắt buộc phải có giai đoạn ngồi lại, như trong 3 câu thơ dẫn thượng.

Trong thơ ca Trung Quốc thời phong kiến xa xưa, các thi sĩ thường dẫn ngoại cảnh vào thơ, để diễn tả tâm tư tình cảm mình lúc bấy giờ. Thí dụ: Trương Kế vẽ ra một Phong Kiều Dạ Bạc, chỉ với 4 câu:

Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

(Trương Kế)

Thiên hạ vừa đọc dứt, đã cảm nhận ngay được nỗi cô đơn của tác giả trong 1 buổi nửa đêm về sáng, nơi dòng sông trăng đang sắp sửa “lặn” kia. Bấy giờ, dù cho sương phủ, gió sông, hay chùa Hàn San ở ngoài thành Cô Tô có rơi một tiếng chuông vọng tới khách trên thuyền đi nữa, vẫn là ngoại cảnh, còn ánh đèn trong khoang thuyền mới là trọng tâm sự việc, thi nhân đối bóng âm thầm, miên viễn giấc sầu thiên cổ.

Khác với dữ kiện nêu trên, thơ ca của dân tộc Việt Nam, lại luôn luôn đưa nội tâm ra ngoài thực tại, nghĩa là:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ

(Nguyễn Du)

Đại thi hào Nguyễn Du khẳng định khi trong lòng ta buồn bã, thì cảnh nào cũng thấy nặng trĩu nỗi sầu, vui làm sao được. Thậm chí ở thời đại này, lòng bạn buồn thương quá đỗi, có ngồi trước màn hài kịch, nghe không bỏ sót một chữ trong câu khôi hài, mà sao lòng bạn vẫn thấy dửng dưng, rỗng tuếch, chưa kể còn tưởng như lời diễu kia lố lăng nữa.

Thơ ca khẩu khí Việt Nam không thuần chỉ biểu lộ tâm tư, tình cảm của thi sĩ, hay không thi sĩ, của người thốt ra điều diễu cợt, châm chiếm, buồn đau v.v thôi, mà gần như một nửa “ý đồ” thơ ca khẩu khí là để bộc phát cái khí phách ngang tàng, bất phục của người muốn diễn đạt tâm hồn mình, lòng dạ mình lúc đó với ngoại cảnh xã hội mà người đó đang dấn thân, hay phải đối đầu.

Những giai thoại của các bậc sĩ phu đàng trong và đàng ngoài thời Trịnh Nguyễn phân tranh, kế tới thời hoài Lê, vong Nguyễn (Nguyễn Huệ Quang Trung, cả tới Nguyễn Ánh Gia Long nữa), các vị công hầu, khanh tướng đã tự đặt mình vào những nước cờ của thời thế. Cảm khái như danh sĩ Bắc Hà Nguyễn Hữu Chỉnh với bài thơ vinh phong pháo nổ dòn, đến tuyệt cùng tan tác xác, là sự tiên đoán vô tình về chung cuộc của ông sau này.

Bài thơ “Rắn đầu biếng học” của danh sĩ Lê Quý Đôn còn tuyệt vời đến đâu. Với 56 chữ trong bài thơ học giả họ Lê đã sử dụng toàn bộ ngôn từ dành cho loài rắn như : lìu điu, hổ lửa, hổ mang. Âm hưởng vọng mãi đến muôn sau, 2 câu khẩu khí bậc sư:

Một chiếc cùm lim, chân có đế

Ba vòng xích sắt, bước thì vương

Của bậc khoa cử, cũng 1 thời quan quyền, sau vì phẫn chí, ông cùng hậu duệ họ Lê vương tộc luc đó, đã vãn cuộc trung hưng, tức thời điểm bấy giờ đã qua niên hiệu Tự Đức nhà Nguyễn, vị quan tài tử hàn nho, mệnh bạc đó là Cao Bá Quát.

Cao Bá Quát lãnh án tử hình năm ông mới 45 tuổi cùng với 2 con trai là Cao Bá Phùng và Cao Bá Thông cách nay 143 năm.

Cứ mỗi một chương sử lại dấy lên một hồi, một đoạn đời người trị vì, kèm theo nhiều hồi, nhiều đoạn đời liên hệ, mà nhân dân trăm họ VN, ai nấy đều ngậm ngùi cho mỗi thân phận riêng tư của hồi, của đoạn đời những ai đó.

Trong lịch sử cận đại VN, ít nhất kể về khoảng 100 năm trở về trước, có trang sử viết về “Giặc Tây Sơn”, nhưng 99% các thành phần của dân tộc VN, luôn luôn hãnh diện khi nhắc đến:

-Vua Quang Trung đại phá quân Thanh

-Vua Quang Trung giải thể (nói theo từ ngữ mới)

2 phủ Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn ở đàng ngoài và đàng trong, mở đầu trang sử thống nhất giang sơn, sau 50 năm phân tranh.

Tới Triều Gia Long, thì việc thông thương hoàn chỉnh. Biết bao thơ ca khẩu khí được xuất phát trong thời gian này.

Những câu chuyện về khẩu khí trong thơ ca VN, cả về văn chương bác học lẫn văn chương bình dân, ở địa hạt nào cũng có nét hào hùng, hào sảng, huống chi những lời lẽ lại được xuất phát từ võ tướng!

Với 13 vị tướng VNCH bị kẹt lại sau trận chiến mùa xuân 1975, không thắng không thua, chỉ là xóa bỏ một bàn cờ Quốc Cộng ở quê hương, những người chợt đến thì mặc nhiên chiếm cứ, đã hơn bao giờ cho người dân thấy thế nào là chân lý.

Và, từ đó cho nhân dân trăm họ VN tìm hiểu nguồn cơn, đòi đoạn của mỗi khách cầm quân ở 2 bên kia chiến hào.

Ở hải ngoại thì người dân đã được đọc một số hồi ký của quý vị tướng lãnh VNCH, mà trước 75, quý vị còn bận việc đao binh, không có thì giờ viết lách những chiến thuật, chiếc lược được trình bày công khai cho bàn dân thiên hạ thấy rõ tinh thần dũng cảm và lập trường chống Cộng tuyệt đối, hay tương đối, của mỗi tác giả, xuất thân từ làng trí thức khoa bảng tăm tiếng, tại những quân trường lừng danh trong nước và ngoại quốc.

Ở quốc nội, thì tới hồi vãn cuộc, nhân dân mới hay là đất nước ta “nhiều anh hùng, dũng sĩ đến thế!”

Câu “Ra ngõ gặp anh hùng, về nhà gặp dũng sĩ” phát xuất từ cuộc đấu tranh chống Mỹ của CSVN, đã khiến người dân bình thường đi tìm sự tích.

Cũng có người nói Thơ muốn nổi phải được phổ nhạc mới có cơ hội quảng bá rộng rãi. Thí dụ bài Ngậm Ngùi của Huy Cần, nếu không được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thì bài trên chỉ xếp ngang với bài Trường Giang thôi.

Thế nhưng bài thơ Tống Biệt Hành của Thâm Tâm, thì đã có nhạc sĩ nào phổ nhạc, mà thơ vẫn cứ nổi :

Đưa người, ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng

Bóng chiều không tắt, không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?

(Thâm Tâm)

Song với thơ khẩu khí thì làm sao phổ nhạc được, ngoại trừ bài ca có sẵn ... khẩu khí.

Tổ quốc ơi, ăn khoai mì ớn quá!

Nhái bài hát “Tình đất đỏ miền đông” của VNCS: “Tổ quốc ơi, ta yêu người mãi mãi ...”

Thế nhưng, thơ ca khẩu khí đã tự tìm, tự dọn cho mình, thơ ca khẩu khí, một chỗ ngồi khoảng khoát trong làng văn học, nào cần phải có sự hỗ trợ của âm thanh hay màu sắc ?

Cũng tự nó làm mất đi hay còn mãi tên tác giả, vì yếu tố thời cuộc, an ninh, hoặc có khi danh dự của người sáng tác. Thí dụ:

Trước năm 1975, quý vị miền Nam ít nhất hơn 1 lần được nghe 4 câu ... thơ song thất lục bát như sau:

Giã từ em, anh đi trung sĩ

Em ở nhà, lấy Mỹ nuôi con

Còn trời, còn nước, còn non

Anh về, anh có Mỹ con anh bồng,

Thể thơ nhại điệu “Chinh phụ ngâm” của bà Đoàn Thị Điểm tận niên kỷ xa xưa.

Người ta thầm hỏi, tại sao, cứ cho là tác giả bộc lộ, lại không đi quân dịch binh nhì thôi, hay đi sĩ quan, mà khẳng định đi trung sĩ.

Số là tác giả khẩu khí trên, đã chỉ có bằng trung học đệ nhất cấp, nên phải vô ngang cấp trung sĩ, còn muốn sĩ quan thì phải có tú tài, hóa cho nên anh đi trung sĩ theo luật đời bấy giờ, chứ khả năng anh có khi hơn nhiều thiên hạ nữa.

Vả chẳng đó là hình ảnh tượng trưng thôi, cấp nào chả được, chỉ là để làm thơ cho dí dỏm, và chữ “sĩ” để dọn vần cho chữ “Mỹ” của luật thơ song thất lục bát vậy.

Mục đích của khẩu khí đương nêu, là muốn nói về 1 phần cái hiện tình xã hội thời đó.

Sau 1975, quý vị ở miền Nam, lại nghe quen tai đoạn tứ tuyệt .. đau thương nữa:

Thủ trưởng nhìn em, thủ trưởng cười

Em nhìn thủ trưởng, lệ em rơi

Chồng em cải tạo, lâu về quá

Quản lý đời em, thủ trưởng ơi!

Giờ thì đến lượt tạm đạt khẩu khí cho một nhân vật nữ có chồng đi cải tạo, đi mãi không về, nên nhân vật nữ, dĩ nhiên là tưởng tượng, thực tế cũng có xảy ra, tuy nhiên mục đích của sự việc, là muốn nói lên tình huống 1 người vợ có chồng bị đi tù cải tạo lâu năm, khiến người vợ đã quá mệt mỏi, đã hết phương tiện sống, nên muốn phó mặc cho ... thủ phạm đã làm đảo lộn cuộc sống của mọi người sau cuộc đổi đời 30-04-1975.

Tản mạn về những gì xuất phát ra tự đáy lòng thường là nỗi bi thương của một nhân vật có đầy tính nhân đạo, vì bất lực trước thời thế, xã hội, và lòng người điên đảo, đã phải thốt ra, viết nên những câu thơ hay lời văn mang tính chất khẩu khí thật cay đắng.

Khẩu khí không phải là lời chửi rủa, mà là một chút gì phẫn nộ từ sự bất bình vô lý nhất, như đóa hoa tươi ngát thoắt nở trên vũng bùn tanh. Là sắc thái thơ ca đặc biệt của dân tộc VN ở bất cứ đâu, và bất kể thời gian nào, đã rất vô tình cũng rất hồn nhiên, như những ngó “bồ công anh” vươn lên từ nội cỏ hoang phế đầy tị hiềm, đố kỵ bát ngát đây kia.

Lawndale 19-6-1998

Cao Mỵ Nhân