Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

THEO ĐOÀN CHAY HỘI

 

CAO MỴ NHÂN

 

Mùa Xuân đã tới, tôi có dịp liên tưởng đến những khung cảnh chùa chiền ở VN. Thường nửa tháng đầu tháng tư âm lịch, các chùa hay tổ chức cho các PHẬT TỬ khắp nơi về dự chay hội, để rồi sau đó quý vị tăng, ni bước vào khóa hạ luôn 3 tháng. Tới rằm tháng 7 mãn hạ, bạn đạo và Phật tử mới lại được diện kiến các thầy, nhất là đối với các quý chư tăng, ni mang nghiệp duyên đại chúng.

Thí dụ: tuy ở SAIGON liên tục sau 1975, mà tôi cũng lỡ dịp được hạnh ngộ sư cô TRÍ HẢI mấy lần. Tôi cứ vừa định vãn cảnh tịnh xá của quý sư cô, gần chùa VẠN HẠNH trên HẠNH THÔNG TÂY, để trước là lễ PHẬT, sau vấn an sư cô, đồng thời nghe sư cô thuyết pháp, hoặc đàm thoại về thi ca, nhưng trên 2 lần, tôi đều bị... khóa hạ ngăn cách.

Thú thật, trước 1975, tôi rất ít khi đến chùa, ngoại trừ những ngày Tết nhất, đến để viếng cảnh PHẬT, xin xâm, hái lộc, còn thì công kia việc nọ, làm tôi hết cả thì giờ.

Sau 1975, từ lúc rời trại cải tạo về, nhìn thành phố, đôi lúc tưởng viễn phương, tôi bước cô đơn trên hè đường Saigon, nhiều phen thương tủi trào nước mắt, bạn bè đã đi xa, gia đình kẻ nam, người bắc, mộng mị trong lòng chi thêm lạc lõng...

Nhưng, hễ dừng bước trước mắt tam quan, thì, lòng như rộn rã, vui mừng ngay. Có khi tôi ngồi hàng buổi ở sân chùa, hoặc đứng trên gác chuông, hay lang thang ra vườn sau, nơi có những tháp thiên cổ và những bình chung sự trăm năm của thiên hạ bá tánh.

Gia đình tôi vốn thờ cúng ông bà, và ngưỡng mộ đạo PHẬT, nên tôi đã thân quen những cảnh chùa chiền khói hương ngào ngạt, đầy dân tộc tính.

Chùa VIỆT NAM hình như gần gũi tôi hơn các ngôi chùa TÀU, chùa ẤN ĐỘ... tọa lạc rải rác ở khắp SAIGON CHỢ LỚN, thành, tuy âm hưởng đại thừa, tiểu thừa, và cũng nhiều nét khác lạ, âu là sắc thái quốc gia chăng?

Tôi trưởng thành ở miền Trung, giữa thời gian pháp nạn của PHẬT GIÁO VN vào thời đệ I CỘNG HÒA.

Qua 2 lần "Bàn thờ xuống đường" 1963, 1966, tôi cảm thấy lòng tôi như một dòng sông đục phù sa, đang bắt đầu lắng đọng, tôi tự soi bóng mình, ngắm dung nhan bỡ ngỡ của mình, khởi từ xa lạ lời kinh, dần đến thuộc câu niệm chú, như thấy được một khám phá mới lạ.

Từ đó, tôi lân la đến cửa CHÙA, làm như hành khất đợi khách thập phương bố thí. Tôi thực sự muốn đi ăn cơm chùa, không phải vì đói khổ, mà vì điều gì khó tả lắm. Những bữa chay hội cho tôi cảm giác êm ả, an lành, gần gũi, thân thương. Tôi ở nhóm bạn "A cô" gồm DIỆU CHI, DIỆU PHẨM, HẠNH NGỌC, và tôi, NHUẬN CHÁNH.

Bấy giờ, suốt thập niên 80. Chúng tôi đi từ các chùa lớn, danh tiếng như XÁ LỢI, VĨNH NGHIÊM, GIÀ LAM, VẠN HẠNH, qua chùa lớn vừa như PHÁP VÂN, PHÁP HOA, HUỆ LÂM... v.v... tới các chùa nhỏ, thật nhỏ, nghèo nàn, hiu quạnh, đến độ chùa chi là một mái lá dột nát, không có cả vách che, nhưng vẫn lập tam bảo và khó khăn mọi mặt, nhưng vẫn thường xuyên tụng niệm bên chiếc chuông đồng và chiếc mõ đặt ngay mí ngoài ban thờ.

Tại những ngôi chùa nhỏ đó, tượng Phật, lư trầm, cây nến nhỏ bé, có khi bằng đồng, có khi chỉ có ảnh Phật. Song hương đèn vẫn ấm áp, bao dung, bởi Phật vẫn sẵn ở trong lòng người mộ đạo. Chùa lớn thì Phật tử đông hơn chùa nhỏ, cũng chỉ là lẽ tất nhiên, tỉ như ngôi nhà to thì chứa được nhiều người ở hơn căn lều bé, sư thuyết pháp hay thì cuốn hút khách mộ đạo hơn quý sư chỉ thuần nhang đèn kinh kệ, đó cũng là lẽ tương đối, và cùng thể hiện tính vô thường của triết học Phật Giáo.

Thế nên, nếu ở VẠN HẠNH, tôi dự buổi xuất gia một ngày, với 2 xu đồng (đồng xen vàng) Mỹ, tôi được thưởng thức mấy bữa ăn thịnh soạn, vì có sự đóng góp đông đảo, tích tiểu thành đại, thì ở chùa nhỏ, sư chưa đặt tên chùa, ở ven sông BÌNH LỢI, chúng tôi ăn chén cơm hẩm (loại gạo Hợp tác xã phân phối) đầy thóc và sạn cám, phải sàng, sẩy hàng ngày mới ăn nổi, cùng rau dền cơm mọc hoang quanh chùa, chấm tương, chao, tôi vẫn thấy ngon ơi là ngon.

Khó mà giải thích với đồng hương đã rời xa đất tổ từ rất nhiều năm, rằng sao ăn cơm với rau luộc chấm tương, chao, lại ngon miệng đến thế.

Sư mang ra mấy trái bình bát đã chín mềm, cũng do Phật tử hái ở bên sông đem về dâng Phật. Cây bình bát xum xê quả... dại, ít ai biết ăn, quả giống như trái mãng cầu xiêm. Đại đức THÍCH ĐẠT Đạo cười nói vui vẻ:

- Ăn thử đi, cũng có vị ngon lắm đó.

Thầy nhìn chúng tôi lắp nhắp, DIỆU PHẨM cười vang:

- Giá là trái mít, thì minh con ăn hết trái.

DIỆU CHI nghiêm giọng:

- Dạ, trái nó giống mãng cầu xiêm.

HẠNH NGỌC hồn nhiên:

- Nó là trái bình bát được rồi.

Sư hỏi tôi:

- Cô thấy thế nào ?

Thường các sư hay gọi nữ Phật tử dù ở tuổi nào là cô, cho dù cao niên đi nữa. Tôi ngập ngừng thưa:

- Cũng là hình thức của... một quả sầu riêng.

Thầy cười:

- Tôi về trụ chùa ở đây, cũng chỉ vì quanh làng xóm mênh mông này, chưa có chùa, dân làng đi chùa Pháp Vân hơi xa, dễ phải mấy cây số.

Mùa hè 1995, tôi trở về thăm chùa cũ. Sư xưa vốn lạc quan, giờ càng tin tưởng vào đại nghiệp tu hành của người hơn. Mái chùa vẫn là những tàu dừa, do dân làng chặt nơi rặng dừa bên sông, nhưng mái lợp dày hơn vì mùa hè cũng là mùa mưa ở VN, tôi đã ngồi ở đó suốt buổi chiều mưa, chùa không bị dột nữa. Chung quanh là những liếp lồ ô thay cho tường vách, nơi ngọn lửa hồng nơi bếp chùa đã không bị gió táp ngả nghiêng. Giữa sân có một bàn dài cũng kết bằng lồ ô, nên toàn cảnh có vẻ mộc mạc, bình dị, đơn sơ hơn bất cứ chùa nào.

Sau lưng ngôi chùa nhỏ xíu của Đại Đức THÍCH ĐẠT Đạo là một vạt cỏ mênh mông, giờ đã được những người Trung Quốc từ đâu đến, đang xây cất một ngôi chùa Tàu lớn như chùa Tây Lai ở Los Angeles.

Chùa Tàu bên sông BÌNH LỢI cao ít nhất 3 tầng, chưa kể tháp chuông, mái ngói cong vút. Có lẽ khi khánh thành từ lâu, khách thập phương đến vãn cảnh đã nườm nượp, những cây tùng bách tán cao lớn, sang trọng hẳn đã trổ thêm tàng, thêm tán.

Chi có ngôi chùa nhỏ mái lá, mà những cột tre giữ cổng tam quan, vẫn chưa xiêu vẹo, là bền bi lòng tin, đã khiến tôi xúc động, vụng về để rơi giọt lệ vô tình rớt xuống. Thầy hỏi tôi có điều chi ẩn ức ở xứ người, về đây được bao lâu, thầy sắp rời chùa, về LONG THÀNH nhập hạ. Tôi hỏi vì sao thầy phải đi xa nhập hạ, thầy lại cười vui.

- Cần gặp bạn đạo học hỏi, tu luyện thêm, chứ ở chùa chỉ có thầy và chú tiểu, thì kiến thức có nhiêu thôi.

Hạnh ngộ và rời xa cùng trong một buổi. Tôi trao quà của Hạnh Học từ Dallas gởi về giúp thầy thêm phương tiện sinh hoạt cho chùa, phần tôi chỉ có chút đinh hẩm hiu, tôi ái ngại suy nghĩ:

- Có phải chùa nghèo, thì chi có đệ tử nghèo lai vãng, hay ngược lại, muốn chùa phát triển, phải có đệ tử khá giả, dốc tâm hơn.

Tôi chợt thở dài.

Sư trụ trì bước ra sân trước, người nói vọng vào:

- Mưa đã tạnh, cô về đi, cho tôi gởi lời thăm Hạnh Học và tất cả quý cô. Vậy thôi, mai mốt về chơi nữa.

- Dạ.

Nói rồi tôi cũng phải rời chùa, sắc áo lam xưa giờ đã bạc trắng, áo thầy đã sờn vai, chẳng lẽ vẫn là tấm áo tràng thủa chúng tôi đến chùa xin quy y, rồi giã từ thầy đi… Mỹ, chao ơi buồn đến nghẹn cả lời.

Hôm sau, tôi về miền VẠN HẠNH, sư cô TRÍ HẢI trao tôi tập thơ chép tay, hầu hết là thơ của thi sĩ HUYỀN KHÔNG, ít bài thơ của BÙI GIÁNG (mùa hạ đó thi sĩ chưa quá cố) và phần sau tập, là thơ cô, vị nữ tu có phẩm cách văn học, nghệ thuật cao siêu.

Đã lâu rồi, những buổi chạy hội không thấy mở ở XÁ LỢI, VĨNH NGHIÊM, VẠN HẠNH. Thủa đó, chúng tôi đã đến các chùa bậc trung ăn chay. Tại những nơi này, tôi được gặp 1 đoàn chạy hội, gồm các bậc cao minh, cao kiến, quý ông khoảng chừng mười mấy vị, đều dùng xe đạp chạy vòng quanh thành phố, khách quý của hàng chục ngôi chùa tên tuổi. Quý ông có người gốc huynh trưởng Gia đình Phật Tử, có người trước 75 là những giám đốc, đại biểu, giáo sư v.v... thân quen nơi hành chánh, công quyền.

Giờ đây (thập niên 80) sau ít, nhiều năm tù cải tạo, đã trở về thành phố với lòng từ bi, hỉ xả, nhân diện thật an nhiên, bình thản, quý ông cười nói vô tư, trang phục giản dị, đến chùa dùng chay hội như về nhà thờ tổ của dòng họ buộc kỵ giỗ. Nhìn quý vị ấy thân, thương nhau ghê lắm.

Tôi hỏi ông PH., giám đốc Nha Chiêu Hồi miền Trung:

- Quả tình trong lòng ông đang vô tư, thoải mái chứ ?

- Chắc chắn.

- Ông có định ra đi (Mỹ) không ?

- Chừng nào đi hãy hay. Còn thời gian này đến chùa là vui nhất.

- Ngày nào ông cũng đến chùa ?

- 7/7 một tuần.

- Ông không ở nhà à ?

- Ở nhà và ở chùa nữa chứ.

- Nghĩa là chỉ có nhà và chùa?

- Đúng thế, CHÙA và nhà. Còn cô thế nào ?

- Tôi thì nửa tháng một lần đến chùa. Vả chăng đến chùa kiểu ông, thì phải xuống tóc đi tu phứt cho xong.

Ông PH. cười ròn rã:

- Đi tu là một ân sủng, tại sao lại "phứt cho xong" làm như đi tu là một biện pháp cuối cùng.

Ông ta gật gù nói tiếp:

- Suốt ngày ở chùa mà cũng chưa cảm thấy đủ nữa. Phải ở chùa mới tìm thấy một cuộc sống thảnh thơi, thoải mái được.

- Thế ạ?

- Ở chùa, không bắt ta phải đương đầu với những điều bất như ý.

- Ông PH. chắc bà xã ông cũng thích đi chùa lắm.

- Cố nhiên, bà ấy đi chùa ở gần nhà thôi. Còn tôi muốn đi hành hương cùng với các bạn đạo trong đoàn tôi đây

- Gọi là đoàn gì ?

- Chả là đoàn gì cả, một nhóm bạn có điều kiện ở cạnh nhau như chúng tôi, cùng thích đến chùa, nên dã rủ nhau đi chung cho vui.

- Cùng ăn chay hội.

- Cố nhiên, có lúc no, có lúc không cần no, đến chùa như về thăm nhà cha mẹ ở xa vậy.

Đầu thập niên 90, gia đình ông giám đốc Nha Chiêu Hồi miền Trung đã qua Mỹ. Tất nhiên theo diện tị nạn HO mà chúng tôi ai cũng mong đợi từ lâu được ra đi, thậm chí có lần tôi rủ bạn đi xe đạp qua tận Thanh Đa, ven đô Saigon Chợ Lớn, để tìm ông PH. từ lúc tờ mờ sáng

Tôi đi tìm ông, lại chẳng phải việc CHÙA, mà là việc riêng của tôi, khi tình cờ biết được, ông là anh em cột chèo với nhân vật họ PHÓ ở Mỹ về VN, để giúp quốc nội tổ chức và điều hành các lớp đào tạo Cán bộ Quản trị nhân viên kinh tế, tài chánh, thủa bấy giờ đầu thập niên 90, ông PHÓ BÁ L. là một tên tuổi giữa lằn ranh Mỹ Việt.

Tôi đến để chỉ hỏi về danh nghĩa HO ra đi, ông PH. khích lệ tôi, vì chúng tôi một thời cùng làm việc ở Đà Nẫng:

- Cô yên tâm đi, nếu chúng tôi qua trước, chúng tôi sẽ nhắc cho giới chức thẩm quyền (!) nào đó, rằng Ở VN, còn có những người kẹt lại, cần ra đi, như cô chẳng hạn.

Gần 1 thập niên trôi qua, có còn gì để nói về cái tình huống của những người như chúng tôi, đi cải tạo về, muốn rời đất nước, tưởng là đất đai Mỹ cũng thuận tiện như Sai gon, tức ai cũng gặp ai, ai cũng biết ai, ai cũng có thể nhờ ai, nhắn nhe, gởi gấm.

Sự thật thì đến Mỹ rồi, mới biết là dù có lòng với nhau biết mấy, không gian và thời gian cũng không cho phép nhau... ta bà, vớ vẩn... những chuyện được gọi là... tào lao, như hồi còn ở quê hương.

Có chăng, vâng, chỉ từ một ngôi chùa này, có thể... quán thông qua ngôi chùa khác, sẽ biết được tin tức nhau, do hệ thống thông tin bạn chùa cung cấp.

Hóa cho nên, tôi biết ông PH. Ở hải ngoại, vẫn đến CHÙA, vì ông vẫn là người... thấu triệt lời lẽ Phật dạy, ông vẫn lạc quan như ngày nào trong đoàn chay hội, vâng, đâu phải đến chùa để dự bữa cơm chay, mà cốt cho lòng dạ cởi mở, tâm hồn thảnh thơi, và nhất là, để "cái tôi vô nghĩa" được hòa đồng giữa bao la đại chúng.