Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

SAU MỘT NGƯỠNG CỬA

 

CAO MỴ NHÂN

 

Vào buổi trưa thứ bảy 18-7-2009 vừa qua một vị nữ lưu tên tuổi ở Bolsa, nhờ xe taxi VN lên Hawthorne thăm tôi. Bà nói rằng bà được người bạn ở Phước Lộc Thọ cho tờ báo Saigon Times, có bài viết về ông Hà Thượng Nhân, cuối tuần rảnh, bà muốn gặp tối để biết thêm chi tiết.

Tôi vừa cảm động, vừa ngạc nhiên, có điều gì đến nỗi phải gặp mặt tác giả Chốn Bụi Hồng này, để hiểu rõ thêm một nhân vật được đề cập tới, hay là mình phạm... quy tắc gì đây. Tôi bèn thăm dò:

- Bài em viết dở, hay sai sót gì ạ?

Bà “nữ lưu” lắc đầu:

- Tôi muốn biết thêm lúc này ông ấy thực sự ra sao thôi.

Chẳng lẽ tôi lại nói bà chỉ cần điện thoại thì mất lòng quá, trong lúc bà đầy thiện chí thế kia, tôi bèn cười xã giao:

- Sự thực thì em viết cũng tạm rõ rồi, cụ Hà Thượng Nhân ở thập niên chót của mỗi thế kỷ, là đã hơn thiên hạ nhiều lắm, tuy hình hài đang mỏng như chiếc lá, bước đi chênh vênh, người cứ gập xuống bà ôi.

Vị nữ lưu nóng nảy:

- Thế thì đừng đi nữa có được không? Tại sao mọi người không để ông ấy ở nhà?

- Ở nhà? Sao lại ở nhà, khi cụ Hà cứ muốn ra ngoài đường, cứ muốn đến những chỗ văn thơ, sách vở.

- Để làm gì ở những chỗ đó?

Tôi bắt đầu nóng nảy như vị nữ lưu, rằng thì là: có ai và chẳng ai bắt buộc nhà thơ lão thành trên phải rời bốn bức tường nhà cả. Nhưng cuộc đời Hà Chưởng Môn là khởi sự, kết tụ, và mai đây có tan rã cũng vẫn từ văn thơ, sách vở, như trong bài viết của tôi “có sức mới vực được” đăng nơi Chốn Bụi Hồng Saigon Times.

Thế thì tôi xin thưa tiếp. Hằng ngày cụ vẫn có những văn nhân, thi sĩ, văn nghệ sĩ, vân vân sĩ ở San Jose tới lui thăm viếng, đàm đạo, bình thơ, và thông tin báo chí đấy chứ.

Nhưng cái cảm giác không còn linh hoạt không tự mình đi tới chỗ quần tam, tụ ngủ bằng hữu văn chương, là cảm giác chung của các đấng tài hoa khi về già, phải chôn chân sau một ngưỡng cửa mà bên ngoài hoa lá đang tưng bừng nở, thì... thánh cũng phải buồn, đừng nói khách văn chương.

- Thế cô có biết ông ấy ngày xưa không?

- Sao lại không?

- Ông ấy rất là hào sảng.

- Bây giờ cũng vậy.

- Cô vừa viết cụ Hà như tàu lá gấp đôi, thì hào sảng làm sao được?

- Hào sảng là tinh thần, tâm tính, còn cơ thể mới suy yếu như tàu lá mỏng tang kia

- Ông ấy có thể cho cô nghe về tôi, với thân mẫu cô ca sĩ Thanh Lan, là bạn ông ấy ngày xưa?

- Có ạ, ở Thanh Hóa trước 1945.

- Ông ấy, cụ Hà Thượng Nhân bây giờ, có ông anh cột chèo là luật sư Lê Ngọc Chấn cũng hào hoa phong nhã như ông. Luật Sư Lê Ngọc Chấn cưới một trang quốc sắc, là nữ sĩ Vân Nương, tên thật Trần Thị Vân Chung ở Thanh Hóa cách đây 14 năm, mới bị tên Thế Nhật ở Việt Nam phao tin: bà Vân Nương chính là T.T.KH, là chị ruột của phu nhân thi sĩ Hà Thượng Nhân mà thôi, chẳng phải TTKH, K.Hò gì hết. Luật Sư Lê Ngọc Chấn là Bộ Trưởng Quốc Phòng thời đệ I CH.

Cặp thi sĩ bài trùng Huy Cận, Xuân Diệu thủa đó phù rể Luật Sư Lê Ngọc Chấn, ảnh hình còn nguyên trong album của bà Vân Nương, riêng thi sĩ Hoàng Trinh bút hiệu một thời của Hà Thượng Nhân thì quá quen với quý ông thi sĩ tiền chiến như Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Hữu Loan, Quang Dũng, Phùng Quán, Trần Dần... song thân nhất với Hà quân tử lại là Hữu Loan, tác giả bài “Màu Tím Hoa Sim”, và Hoàng Cầm, người sáng chế ra Lá Diêu Bông.

Mỗi một nhà thơ có một hay vài, hoặc nhiều nàng thơ, nhưng tựu chung lỡ có nhiều hay vài nàng thơ thì mẫu tượng vẫn chỉ duy nhất một nàng thơ để mà nhật tụng ngợi ca. Thế nên, dù có là Hà Chưởng Môn, từ trung niên trở về già, hay Hoàng Trinh lúc còn thanh xuân, thì hình ảnh nàng thơ nơi Hà quân tử vẫn là người thiếu nữ tên Anh Minh, người yêu đầu đời mà cũng là phu nhân ông, tự thủa nào tới nay.

Do đó 2 bài thơ trứ danh của thi sĩ Hà Thượng Nhân lại chính là 2 bài thơ ông viết trong tù cải tạo, cảm tác khi vợ con ở Saigon lặn lội đi thăm ông, trung tá VNCH Phạm Xuân Ninh.

Bài 1: Xin làm cỏ biếc vương chân em đi với lời thơ nhẹ nhàng, tưởng như giọng thầm thì:

 

Anh cầm tay em

Bàn tay khô héo

Anh nhìn mắt em

Gió lùa lạnh lẽo

(Hà Thượng Nhân)

 

Rồi chợt nhớ lại ngày gặp gỡ xa xưa ở Thanh Hóa, bấy giờ nàng thơ, Anh Ninh (cụ bà hiện nay) còn xõa tóc thề, Hà Chưởng Môn kể lại.

- “Buổi đó mùa hạ, mới chập tối, tới chơi nhà, bà ấy gội đầu bằng nước hoa bưởi, nõn nà vai trần, yếm lụa”:

 

Trăng non mùa hạ

Ướt đôi vai trần

Có xa không nhỉ

Ngày xưa... thật gần

(Hà Thượng Nhân)

 

Nay Hà Chưởng Môn đã 92 tuổi đã có khoảng 70 năm thi sĩ và nàng thơ chung mộng, nghĩ xa thì thật xa nhưng có lúc mới hôm qua.

Bài thơ thứ 2: Mưa Buồn Long Giao. Một bài tình buồn thảm – và nhất là, phải ai đã từng bị tập trung ở trại tù Long Giao vào mùa mưa năm 1975, mới thấm biết nỗi buồn này, bởi vì không phải lời của thanh niên gởi cho thiếu nữ hay nói văn hoa là của thi sĩ gởi cho nàng thơ, mà chính là của ông chồng gởi cho bà vợ với đàn con. Có bạn sẽ cười ruồi: “Thế thì làm sao hay được?” Vậy mà lại hay, và trứ danh từ thủa từ đây đó:

 

Gửi làm sao nỗi nhớ

Trao làm sao niềm thương

Nhớ thương như trời đất

...

Bây giờ giữa Long Giao

Ngồi nghe mưa sùi sụt

Cuộc đời như chiêm bao

Có hay không nẻo cụt...

(Hà Thượng Nhân)

 

Thơ Hà Thượng Nhân thường bỏ lửng đoạn kết:

Anh châm điếu thuốc lào

Mình say, mình say sao...

(Hà Thượng Nhân)

 

Có lúc người ta nghĩ bản tánh và thơ Hà Thượng Nhân thật thà mà vẫn hào sảng.

Như tôi đã trình bày một lần trước, rằng tôi trở lại thung lũng hoa vàng, để ra mắt tập thơ mới in, chúng tôi tới thăm thi sĩ Hà Thượng Nhân, cụ Hà cho xem xấp hình mới nhất, cụ Hà chụp chúng với quý vị văn thi hữu ở xa cũng như cận kề, nhà thơ Du Tử Lê ngồi cạnh cụ, rồi vị này, vị khác, có lẽ ai cũng chợt buồn như làn khói nhẹ đang tan giữa nắng chiều phai lại cách đây 27 năm, cụ mới từ trại cải tạo về, 65 tuổi, vẫn còn phong độ, xem như tuổi về hưu.

Hồi đó, cụ than với nữ sĩ Mộng Tuyết, bà cũng đã bảy mấy rồi, rằng:

- Chán quá, không có giấy để viết.

Tất nhiên, nhà thơ cần giấy là để viết thơ, nữ sĩ Mộng Tuyết bèn chia đôi ram giấy trắng tinh (lưu trữ từ trước 30-4-1975) tặng Hà Thượng Nhân một nửa, ông bèn viết ngay mấy câu thơ cảm tạ. Rồi lại viết, viết nữa, cứ viết...đại tỷ Mộng Tuyết của tôi sốt ruột nói:

- Anh phải viết từ từ, viết thu thu vào, chứ cứ viết kiểu toẹt ra thế, thì chỉ một lúc nữa là hết giấy đó.

Hà tiên sinh quay qua tôi:

- Ở trong tù, chả có giấy viết đã đành, về đây còn hà tiện nữa, thì chán... bỏ mẹ!

Ai trong chúng tôi buổi đó cũng tủm tỉm cười:

Giờ đây người đang ngóc ngoải

Từng ngày, cơ thể xôn xao

Buồn nghe tâm tư khắc khoải

Từng hồi, rồi sẽ ra sao...

(Nghĩ về Hà Chưởng Môn – Cao Mỵ Nhân)

Tất nhiên chuyện gì cũng nên để trôi theo dòng thời gian, tùy tiện của Đất Trời.

Vị nữ lưu ngồi thừ, như chợt tỉnh sau một cơn mưa buồn rả rích, bà hỏi:

- Thế gia đình và văn nghệ sĩ không làm gì cả à?

- Làm gì ạ?

- Làm cho ông ấy (cụ Hà) khỏe mạnh lên.

- Ồ, trời đất, quyền hạn của Đấng Tối Cao. Tuy nhiên trên San Jose, quý vị ấy sắp làm một buổi lễ như cái kiểu Kỷ Niệm Cuối Đời.

Ở VN, vào đầu thập niên 80 thế kỷ trước, các văn thi hữu đã làm những buổi tế sống cho quý vị lão thành Á Nam Trần Tuấn Khải, Tam Lang, Vũ Bằng, Tế Nhị v.v...

Riêng ở San Jose, ngày 11-5-2002, nhà báo Trần Văn Ngà, Cao Mỵ Nhân và nhóm bạn đặc san Chiến Sĩ Cộng Hòa cùng gia đình Thượng Nghị Sĩ Trần Ngọc Nhuận tác giả cuốn sách Đời Quân Ngũ, cũng đã thực hiện được buổi họp mặt với hình thức đương nêu kỷ niệm cuối đời, để vị đại tá Chiến Tranh Tâm Lý VNCH, giám đốc trường Cây Mai, trường đào tạo sĩ quan tâm lý chiến đầu tiên ở miền nam, sau đại tá Trần Ngọc Nhuận đắc cử Vô Thượng Viện, làm Thượng Nghị Sĩ, ông cũng là nhà văn nhà báo giữ chức chủ bút đầu tiên đặc san Chiến Sĩ Cộng Hòa, cảm thấy vui vẻ trước lúc đi xa...

Phu nhân của vị cựu Thượng Nghị Sĩ đã nói lời cảm tạ lúc cuối buổi... Tế sống ông, một câu đầy ý nghĩa:

- Khi chúng tôi đi xa, chúng tôi sẽ mang theo những hình ảnh này.

Rồi một năm sau, cựu đại tá Trần Ngọc Nhuận, tác giả Đời Quân Ngũ ra đi về cõi vĩnh hằng.

Nói như thế, không có nghĩa trù ẻo các bậc đại lão, nhưng nếu làm được những buổi Kỷ Niệm Cuối Đời thì cứ làm. Họp mặt với nhau, kể lại chuyện xưa tích cũ nào có... khó khăn chi, chỉ sợ không có điều kiện sức khỏe và thời gian. Tuy nhiên, chắc cũng sẽ có quý vị thân tín, ngưỡng mộ Hà Chưởng Môn thực hiện nay mai.

Vị nữ lưu khẩn khoản:

- Cô nhớ thông báo cho tôi, để tôi mời thêm số bạn cũ, đang ở Nam Cali lên dự nhé. Tôi rất mong ngày hội ngộ số bạn Thanh Hóa xưa của thời quá khứ thanh bình hoa mộng..., mong gặp lại nhà thơ Hà Thượng Nhân trong khung cảnh rộn ràng, ấm áp đó.

 

Hawthorne 18-7-2009

Cao Mỵ Nhân