Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

SÀI GÒN BÂY GIỜ

 

CAO MỴ NHÂN

 

Có hai điều quý giá với tôi khi bước chân vào cuộc sống học đòi viết lách, là thích tả tình và tả cảnh trong văn chương chữ nghĩa. Vì thế, muốn tả tình phải quen biết nhiều, tức phải sống nhiều, phải kinh qua bao nhiêu hoàn cảnh của thiên hạ, từ thượng vàng hạ cám. Thì tình đó mới... thực, hay ít nhất mới không xa rời thực tế. Nói một cách khác, các nhân vật được đề cập tới, mới rất người, không hư cấu.

Nhà văn nữ Nhật Nguyệt quen biết tôi, thường thấy hiện diện trên tờ Đất Đứng ngược lại, cô chỉ thích hư cấu, cô bảo rằng:- Em không muốn đụng chạm tới ai, phiền phức cho em và cả cho họ.Cũng đúng - vì lỡ tay, viết quá đáng về một nhân vật nào, lại phải thanh minh, có khi còn phải xin lỗi nữa, nếu mình tả sai về nhân vật ấy. Trái lại tôi vốn "mê" nhân vật, tất nhiên phải là những đấng thế nào, dù nam hay nữ, đã cho tôi thấy ở họ cái nhân cách, phong thái quý hiếm, thành mới đây, tôi hay nhắc nhở đến lên tuổi họ trên bình diện "Chốn Bụi Hồng" của... tôi. Càng được viết về họ, tôi càng say mê, bởi lẽ họ là một thế giới, một càn khôn thu nhỏ mà ở phạm vi nào đó, ngươi ta gọi là tiểu vũ trụ, tiểu ngã... Đơn giản hơn, mỗi người được ví như một cuốn tiểu thuyết vậy. Điều thứ hai tôi muốn nói tôi yêu thích khi viết văn, làm thơ là tả cảnh.Có người bảo tả cảnh trẻ con quá, như một bài luận văn thuở còn theo học các lớp cấp 1, 2, 3. Dĩ nhiên đó là cách đánh giá nhận xét học sinh về tình, về ý trước những danh lam, thắng cảnh hay trước những nơi chốn nào đó, người viết đã đi qua. Muốn tả cảnh nhiều, ôm đồm... địa lý, phải đi nhiều, lại cũng có nghĩa sống nhiều, nói xa hơn, cao hơn, là càn khôn vũ trụ, là sự lắng trầm nhưng sôi nổi, tưởng chừng vạn vật đứng lại, nhưng thực sự cung cách trời đất đang vận chuyển không ngừng.Do lòng yêu thích tình và cảnh của tôi, nên tôi đã thầm nhớ những vạt mưa nghiêng ở Sài Gòn, mà cách đây hơn 10 năm, tôi đã đứng trú mưa với người con gái xinh tươi nhưng lại u buồn, trước một trạm xăng dầu vùng Phú Nhuận, vào buổi chập tối mùa hè. Mùa hạ năm nay, nỗi nhớ nhung thôi thúc tôi trở về Sài Gòn, gặp lại My Sa để cùng đón những vạt mưa nghiêng, mưa Sài Gòn từ lâu đời, vốn làm con người phải day dứt nhớ, bởi nó không quá buồn như mưa Huế triền miên, mưa Sài Gòn chợt đến, chợt đi, bất thình lình mây tụ rồi mây tan, bầu trời Sài Gòn vừa hửng nắng đã có thể ào xuống những trận mưa rất ngắn trong ngày. Và, My Sa chính là hình ảnh của những cơn mưa giông Sài Gòn, ngó tưởng bão tố, song thực chất mưa Sài Gòn như một niềm mơ hoan hỉ, an lành. Người ta có thể chán ghét Sài Gòn bây giờ đang như một chuyển tiếp văn hóa, các thứ ngôn ngữ xâm nhập vào Sài Gòn một cách hối hả, khiến lớp trung niên... thống hối, mà lớp cao niên phải lặng câm, bởi một lý do đơn giản là nhân dân Sài Gòn ngày nay, trong đó có một số dân chúng Sài Gòn xa xưa, cứ bị kéo thốc lên để bước kịp cuộc sống mới, cuộc sống chen lấn, giành giật, vốn có chút nào cố hữu của dân tộc Việt Nam, ấy là phải bươi chải để ngày qua ngày được cơm ăn, áo mặc.Giai cấp vô sản nào đó, sau 30 năm, chỉ thấy thấp thoáng trong sách vở Karl Marx - Lenine, hình ảnh của những nhân vật trong "Thép đã tôi thế đấy", "Sông Đông êm đềm" đã bị thời đại mới cuốn hút về xa, chỉ còn dáng dấp của mafia cộng sản Việt Nam đầy thú tính tham lam, ác độc. Thế cho nên, dân tộc Việt Nam mới có câu: "Học cái tinh hoa không học, chỉ toàn học mấy thứ cặn bã.”

Về mặt phạm trù triết học, các danh xưng vô sản, tư bản, vật chất tinh thần, duy tâm, hiện thực... chỉ là chiến lược hóa cho xã hội tiến lên, một mai thế giới hạnh phúc, hòa bình vĩnh cửu, là lý lưỡng rồi, nhưng vô sản thuộc triết học lại bị xô ngã vào vô sản xã hội cùng đinh, thành một thứ vô học, dốt nát, khiến hoàn cảnh thực tế trở nên sống sượng, chậm tiến, nghèo nàn... Nếu thu hẹp chuyện tả tình, tả cảnh vào cái xã hội bất an ngày nay ở Việt Nam nói chung và Sài Gòn bây giờ nói riêng, thì chao ôi, bút nào tả xiết đây. Sài Gòn bây giờ đầy rẫy mâu thuẫn, nội đụng độ của các thứ văn hóa và học thuyết, nơi cần phải chắt lọc mau chóng những mầm mống độc hại từ nội tại tới ngoại lai, để trả lại cho quê hương sắc mầu văn hóa ngàn xưa, thoáng mát. Tôi hỏi một người dân Sài Gòn cũ:- Thấy Sài Gòn bây giờ ra sao?

Người ấy nhắm mất một giây, làm như vẻ suy nghĩ rồi mỉm cười:- Thì vậy đó, bây giờ có một miền Bắc mới ở Sài Gòn, như xa xưa, từ phương Bắc, ta vượt xuống Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp... hoặc... khác, mới có tên Việt Nam, Việt là vượt, vượt xuống phía Nam.Cô bé Mỹ Sa, nay đã là thiếu phụ, giơ tay hứng những giọt mưa nghiêng, phụ họa đôi lời:

- Rồi thì kéo nhau ra biển, vì hết cả đất đứng. Dân miền Nam cũ, hay Sài Gòn xưa, đã phải bán nhà ra ven đô sống, vì không có tiền sinh sống nữa.Tôi chưng hửng nhìn cô bé, nhìn mưa, và thấy rõ cái nếp nghĩ đã xếp lại thêm, sau mỗi năm Sài Gòn biến đổi, từ cuộc loạn chiếm 30.4.1975, ấy là:

- Hiếm thấy ai sinh trưởng từ mũi Cà Mau chịu ra hang Pác Bó, Cao Bằng mưu sinh, song đã thấy nhiều "bạn ta" từ Móng Cái-Quảng Ninh hăng hái vô tận Rạch Giá-Kiên Giang lập nghiệp một cách hăm hở. - Đến nỗi Sài Gòn bây giờ nghe quen tai giọng á chua, á ngọt từ sân khấu nghệ thuật, vô sâu làng chợ, ngõ hẻm, có những xe hàng hóa bán hủ tíu, bún mắm... của mấy danh ca thèm hát nhạc Trịnh, mặt đờ ra ngó ti vi đưa tin Tổng Thống Mỹ sắp tới Thăng Long mà nao nức. - Không ai chủ trương phân biệt Nam Bắc, nhưng dân Sài Gòn chính hiệu, hay bất quá Bắc Kỳ di cư, năm nảo (1954), chỉ còn thấy thấp thoáng nơi thời trang nhạc tuyển... ven đô, thậm chí phải đi xa hơn nữa, tận những miệt vườn, như nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ đang ở Tân Uyên chẳng hạn, bỏ lại Sài Gòn cho lớp người lạ mặt mà phong thái chủ chẳng ra chủ, khách chẳng ra khách, nhâng nháo, khoe khoang.Mưa Sài Gòn không giọt ngắn giọt dài như mưa Huế, càng chẳng giống mưa Hà Nội mang vẻ lũ lụt trong ấn tượng đã xa xăm của tôi; song mưa Sài Gòn với những sợi chỉ nước chảy đều như bức mành tơ nặng hạt, xả xuống một lượt rồi cuốn nhanh lên trời, trả lại không gian khô ráo cho dân Sài Gòn đi học, đi công việc, hoặc giả đi chơi, quả Sài Gòn xa thì nhớ, ở thì buồn...Và cứ thế, những vạt mưa nghiêng quấn quanh tà áo kẻ lữ hành...đi mãi, chẳng hẹn ngày về, lại thêm hình ảnh một mùa mưa xếp trong ký ức...