Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

PHÁO NỐI PHÁO

 

 

Khi rời trại tù cải tạo có số cuối là T.20, trở về thành phố, đúng vào dịp Tết Nguyên Đán mấy năm sau cuộc đổi đời, tôi hân hoan mừng rỡ, vì sắp được gặp lại gia đình, nơi có 4 đứa con bé nhỏ của tôi, mà cháu út lúc tôi chia tay để đi tập trung, còn ngậm chai sữa nhìn theo...

Tôi ngoắc chiếc xe đò Hóc Môn-Sài Gòn, chưa kịp thấy ghế xe, đã có một cánh tay đẩy thẳng vào trong, biết là toàn đồng bào thôi, mà tôi sợ quá, xe chạy vụt đi, tôi líu ríu móc túi áo bà ba lấy tiền, miệng hỏi lơ xe:

-Bao nhiêu tiền về bến Sài Gòn?

Mọi người nhìn tôi yên lặng, lơ xe lắc đầu, giọng ồn ào:

-Không lấy tiền, chị ở trại cải tạo ra hôm nay à?

Tôi ngạc nhiên hết sức, có lẽ quần áo tôi vá víu, giỏ xách đựng đồ tả tơi, nón lá cũ, hay mặt mũi sao nhỉ?

Mọi người đổ dồn cặp mắt vào đôi guốc gỗ của tôi, tôi tự đẽo bằng 2 miếng cây phẳng, cắt lốp cao su đóng thành quai, à ra thế_ Tôi rụt 2 bàn chân lại, hơi mắc cỡ vì ngày trở về, tôi còn chưa gọi là già...

Một bà chở rau đậu về chợ Bảy Hiền, hỏi thăm tôi một cách thân tình:

-Trong đó(trại tù) còn đông không? Sao chỉ có mìn cô về thôi, về luôn hay về phép?

Tôi ngớ người ra, vì thấy bà ấy ở ngoài trại mà sao rành quá, tôi khẽ trả lời:

-Chuyến này về 3 người, nhưng 2 chị kia đón được xe ôm, họ nôn quá.

-Tết mà chỉ có 3 người được về thôi à, còn lại nhiều không?

-Cũng nhiều.

Tôi phải thận trọng vì mới từ một cái rọ chui ra, lỡ ba hoa, lại bị vô rọ thì khổ.

Bỗng một tiếng nổ chát chúa, cột khói bốc lên, phía đồng ruộng Củ Chi_người ta đang phá bãi mìn bằng những quả pháo...dư.

Ai đó ngồi phía đầu xe cất tiếng nửa như khoe tài am hiểu thời sự, nửa chua chát:

-Đất nước thanh bình rồi, giữ đại bác lại làm gì, dùng nó phá hủy nó chứ.

-Nó là gì, là ai đó bác?

-Nó là đại bác, là mìn, dùng đại bác bắn xuống bãi mìn, để có đất đai trồng trọt chứ, chớ để bãi mìn đó như nghĩa địa chôn toàn chất nổ hả, còn đại bác thay củi nấu bánh chưng, thì có nước cả huyện cùng chết.

Mọi người trên xe biết gặp thứ dữ, nên im là hơn.

Vẫn người am tường thời cuộc, phát biểu:

-Dân tộc ta vốn hiếu động, thời chiến thì pháo đạn, thời bình thì pháo hoa.  Có cấm đốt pháo cũng chỉ thi hành trên văn bản, chứ ngay nhà các ông lớn bất kể thời đại nào, pháo đại, pháo đùng v.v..cứ là thi nhau nổ, chơi pháo phải tận tình, tận lực mới hay, chơi pháo mà dụt dè, tiềm tiệm...cho có lệ, thì tiếng pháo đó tưởng như một tiếng thở dài thôi.

Tất cả mọi người đã gần như nhập cuộc, nghe ông am tường thế sự say sưa luận về pháo:

-Tôi đã tham gia nhiều mặt trận, cả lúc hòa bình tới lúc chiến tranh.  Nghĩa là nghe tiếng pháo, biết được tâm từ tình cảm của người phụ trách, cứ cho là pháo thủ_như tôi vừa nói, nếu đang tham chiến, mà nghe tiếng pháo dò, rạc, nhát gừng, có nghĩa là hoặc còn thăm dò, hoặc đã hết đạn, muốn cầm chừng để rút quân, hay sắp tàn cơn binh lửa...

Pháo Tết cũng vậy, nếu cơ sở hay tư gia, tiếng pháo phải như một trận cười không muốn ngưng, chứ đốt kiểu lai rai, có vẻ cho đủ lệ bộ thì...vui làm sao được.

Tôi suýt quên tôi là một nữ tù cải tạo về, chân còn mang đôi guốc thảm hại, tự đẽo gọt bằng dao nhà bếp, muốn đóng góp ý kiến về pháo quá, mà cứ ngại bản chất quân Việt Nam Cộng Hòa lộ diện, bèn tự nhủ cho chính mình hào hứng, tin tưởng ngày mai...rực rỡ xuân tươi:

-Rằng pháo nơi trận mạc là của các đấng mày râu, anh hùng bốn cõi, còn pháo...chốn bụi hồng, thì người dân nào cũng thích, bởi tiếng động sẽ phá vỡ tất cả những ẩn ức, suy tư, buồn khổ, tuyệt vọng, đồng thời chuỗi nổ của pháo còn là niềm vui rạo rực, tiếng hát chơi vơi và cũng là men say chiến thắng...chính mình và chung quanh.

Huống chi, sau trận đại pháo, khói lên như thống hối nỗi buồn, khỏa lấp niềm vui, lại còn thấy tâm hồn mình vỡ tan theo cát bụi mịt mù.

Hôm sau, nhìn xuống đất bằng, thấy một thảm hoa, xác pháo hồng như màu đào cánh kép ở núi đồi miền SaPa yêu dấu của tôi mỗi dịp Xuân về, đẹp tươi thắm lắm.

Đêm giao thừa ở chùa Điều Ngự, với những gióng pháo đại chập chùng, lần đầu tiên ở hải ngoại tôi được thấy, được nghe một trời tiếng nổ, pháo nối pháo.

Ngay khi pháo nổ rộn ràng, trong hoa đăng, trống chiêng bát nhã, bóng dáng Thượng Tọa Thích Viên Lý, bước lầm lũi từ phía trái qua phía phải chánh điện, tay vẫn luôn lần chuỗi hạt, hình như trên đường hạnh tu của ngài, vẫn mang một NỖI NIỀM RIÊNG.

Hơn đâu hết, chưa bao giờ Thơ và người lại thể hiện tâm ý toàn vẹn vậy, bài thơ NỖI NIỀM RIÊNG của tác giả Viên Lý, được đặc san Saigon Times đăng nơi trang 45 XUÂN CANH DẦN, thuyết minh cho giàn pháo giao niên ở Chùa Điều Ngự, Thượng Tọa cứ mải miết đi tìm chân lý Sống cho Đời và để đẹp thêm chân lý Đạo.

Bên cạnh đó, các Chùa khác, các Nhà Thờ ở quận Cam năm nay, đón Giao Thừa và Tết Nguyên Đán, cũng có những giây pháo, nhang đèn, áo gấm, khăn đóng...tưng bừng khí thế Xuân Việt Nam, phải nói là rất ư, và có thể, dư dả những yếu tố Văn Hóa Dân Tộc.

Song, ở chùa Điều Ngự giàn pháo đã đạt khôi nguyên cả về phẩm lẫn lượng, vô địch về thời gian và không gian Tết nhất, âm hưởng đồng vọng đến nhữg Xuân sau, mãi mãi ấn tượng hình ảnh Pháo Nối Pháo_vỡ tung bức xúc, san bằng tị hiềm, mâu thuẫn, để cùng nhau xây dựng tương lai trên những gì đổ nát, tan hoang của dĩ vãng.

 

Nhìn Xuân, thấy được hình ta

Thoát từ cố cựu, bước ra tân kỳ

(Thơ Mỵ-Sau cuộc chiến)

 

Đã, đang, sắp hết một thập niên mới của kỷ nguyên, những người mang tâm huyết duy dân, hỏi sao không sốt ruột, nên pháo nổ giục dã đăng trình, thiên hạ khốn khổ đã dùng pháo phá mìn, Thượng Tọa Thích Viên Lý đã muốn gởi gấm Nỗi Niềm Riêng, nên thể hiện giàn pháo, để nổ tung ý thức hệ tối tăm, lạc hậu của những ai ôm học thuyết Vô Sản, Vô Thần, Vô Nhân, Vô Đạo ở quê nhà, cùng cực triền miên.

Hãy tiến bước, đón mùa Xuân nhân bản, nhân đạo, nhân quyền...pháo nối pháo để đừng quên chính nghĩa.

Hawthorne 14-2-2010

CAO MỴ NHÂN.