Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NGƠ NGÁC NGÓ QUANH ĐỜI

 

CAO MỴ NHÂN

 

Bạn thơ tôi là một phụ nữ, cô ta thua tôi vài tuổi, rất thân, nhưng sao không kêu bạn thân, mà lại nói bạn thơ? Vâng chính là bạn thơ đúng nghĩa, vì hình như cô nàng với tôi chỉ có một liên kết về thơ.

Theo cách gọi... quốc tế: Cô Đoàn, vì cô họ Đoàn, là trưởng nử của lão thi sĩ Mai Lâm, tất nhiên bút hiệu tên thật cụ là Đoàn Văn Thắng, người dịch y bộ Thánh Vịnh.

Từ Bắc di cư vào Nam, gia đình cụ luôn luôn cư ngụ ở Phú Thọ, giữa lằn ranh Saigon Chợ Lớn.

Cụ Mai Lâm và cụ Bà, một thời là nữ sĩ Ngọc Minh ở Phủ Lạng Thương, nên 2 cụ là bạn chí thân của các nhà thơ tiền chiến tên tuổi cùng phủ, như thi sĩ Bàng Bá Lân, nữ sĩ Anh Thơ... v.v...

Được sinh ra ở một gia đình trọng đức, văn học, nên cô Đoàn sáng tác thơ một cách chững chạc, đúng luật lệ.

Thuở đó, vào khoảng cuối thập niên 50, đầu 60 thế kỷ trước, tôi đã làm thơ và liên tục đang báo ở các giai phẩm, tuần san, nhật báo... như Phụ Nữ Diễn Đàn, Văn Nghệ Tự Do, Thời Luận, Bông Lúa v.v... Ngoài ra vì quen biết một số bạn văn thơ trong Quân Đội, nên tôi cũng có đăng thơ trên các đặc san Chỉ Đạo, Phụng Sự, Chiến Sĩ Cộng Hòa v.v...

Bấy giờ tôi là nữ sinh trung học Trưng Vương, còn cô Đoàn học trung học Nguyễn Bá Tòng, cả 2 trường đều tọa lạc ở Saigon.

Vào năm 1956, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mở chiến dịch Rừng Sát, để đánh thẳng vào chiến khu Bình Xuyên, Ngô Tổng Thống muốn thống nhất các hệ phái Quốc Gia, ngõ hầu xây dựng một miền Nam, mang chính thể Cộng Hòa.

Chiến thắng Rừng Sát thật lẫy lừng, Đại tá Big Minh, sau này là Đại Tướng Dương Văn Minh, dẫn đầu cuộc diễn hành từ bên kia sông, tiến về thành phố, 30 nữ sinh Trưng Vương cùng các học sinh trường khác, mang vòng hoa tới đại lộ Thống Nhất để tặng các chiến sĩ trở về.

Đoàn quân sẽ đi từ đại lộ Cường Để, rẽ qua đại lộ Thống Nhất, về hướng Dinh Độc Lập, các khán đài danh dự được thiết lập 2 bên đường, để quân dân miền Nam thời ấy mừng chiến thắng.

Nhịp trống quân hành vang lên làm phấn khởi tất cả mọi người, làm giao động tuổi trẻ, nhất là sinh viên, học sinh.

Riêng với tôi, lại là dịp được tha hồ viết những vần thơ học sinh sôi nổi, nhiệt tình. Nhưng bạn bè đã chạy ra quàng vòng hoa vô cổ các chiến sĩ, mà tôi thì cứ đứng ỳ ra, như ngại ngùng, hay đợi ai.

Bất chợt một trung úy hải quân dừng bước trước mặt tôi, ông ta cúi đầu xuống thấp, rồi nói:

- Xin cho tôi nhận vòng hoa này.

Tôi sợ quá, quàng đại vòng hoa vào cổ ông trung úy hải quân ấy.

Về nhà, tôi cấp tốc làm bài thơ Gặp Gỡ, gởi báo Văn Nghệ Tự Do, bài thơ được đăng ngay:

Anh là chiến binh

Tôi còn học sinh

Gặp nhau buổi ấy trời trong sáng

Tay dắt tay, đời có chúng mình

(Cao Mỵ Nhân 1956)

Văn Nghệ Tự Do là tuần báo gần như của chính đảng. Ngay tuần sau có bài thơ hồi đáp, ký tên Người Ngoài Đời, và chính từ Người Ngoài Đời này, mà tôi quen cô Đoàn, bạn thơ đan cử ở trên.

Số là cụ Mai Lâm, thân phụ cô Đoàn có người quen cùng khối công giáo di cư là ông trung úy hải quân, trong đoàn diễn hành, người đã đưa cổ cho tôi quàng vòng hoa, là tác giả bài thơ ký tên Người Ngoài Đời.

Cô Đoàn vừa đi học về, thì thân phụ sai đi nấu nước pha trà đãi khách, là trung úy hải quân Người Ngoài Đời. Cô Đoàn nghe lỏm ông trung úy kể cho cụ Mai Lâm nghe 2 bài thơ của tôi và ông ta đăng ở Văn Nghệ Tự Do, nên cô Đoàn có ý muốn quen tôi. Cô Đoàn bèn gởi thư đến báo Văn Nghệ Tự Do, được nhà văn Mặc Thu là bạn của bác tôi, cho địa chỉ tôi, từ đó chúng tôi quen nhau.

Chúng tôi quen nhau, thân nhau và thương nhau như chị em ruột. Nhưng cô Đoàn không bao giờ thúc mách với tôi chuyện nhà của trung úy hải quân, bạn ba cô, tức “người ngoài đời” bí mật, mà cứ thỉnh thoảng lại thơ qua, thơ lại với tôi trên báo Văn Nghệ Tự Do ấy.

Cho tới một ngày Người Ngoài Đời bảo rằng ông ta sẽ phải đi du học Hoa Kỳ một năm. Ông ta từ Mỹ gởi về cho tôi một cuốn Tự Điển hoàn toàn Anh ngữ do trường Bộ Binh Fort Benning phân phối, đề tặng rất... hay: “Tặng Mỵ để kỷ niệm tình đẹp như văn hóa”, tôi khoe với cô Đoàn cuốn Tự Điển, cô Đoàn cười hiu hắt:

- Thôi được rồi chị Mỵ, tình tứ đẹp như văn hóa là tốt rồi.

Sau đó, Đoàn đã trở thành thi sĩ học trò như tôi, và nếu mọi cuộc đời làm thơ của cô Đoàn, thì cô là người quen ít bạn văn nghệ nhất. Song, với, với số bạn gần như quá rất ít của cô Đoàn, chỉ với 2 vị thôi, mà tưởng như đều khắp, vì tên tuổi quý vị ấy... lớn quá chứ:

- Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền

- Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Đình Toàn

Tôi hỏi cô Đoàn, tại sao quen được và chỉ quen 2 vị này thôi, thì cô Đoàn mở to đôi mắt tròn, đen, trả lời:

- Giáo sư Thanh Tâm Tuyền dạy em Nguyễn Bá Tòng. Còn anh Nguyễn Đình Toàn thì quen... thế thôi!

Tôi hỏi thế thôi là thế nào, cô Đoàn hồn nhiên:

- Thì chị cùng đi với em đến nhà ông Nguyễn Đình Toàn.

Cô Đoàn và tôi đến khu nhà thờ Tân Sa Châu, vùng Lăng Cha Cả, tới căn nhà nhỏ có vườn hoa cải vồng che ngang nửa vách.

Nguyễn Đình Toàn đang ngồi độc ẩm nước trà, mắt ướt long lanh, môi đỏ, mùa hạ năm 1961, ông vừa sáng tác, vừa phụ trách chương trình thơ văn ở đài phát thành Saigon, và vừa đến nhà thương Hồng Bàng để nhờ bác sĩ đuổi con vi trùng kock ra khỏi 2 buồng phổi lép kẹp của ông.

Bẵng đi một thời gian đến cả chục năm, tôi đã học xong trung học, cũng đã học xong 3 năm cán sự xã hội ở trường Caritas của các sơ dòng Nữ Tử Bác Ái, đã ra trường và làm việc không trở tay ở các trại gia binh khắp các vùng chiến thuật, còn cô Đoàn, đã lặng lẽ theo chồng sống ở Qui Nhơn.

Vẫn tiếp tục biệt tin nhau, cho tới khi tôi đã mãn tù cải tạo trở về thành phố, lại chuẩn bị đi nông trường Rạch Bắp, nơi có những hố bom B52 chồng chất lên nhau, thì tôi gặp lại cô Đoàn, chồng cô Đoàn đang còn trong tù.

Thành phố đã đổi đời sau 30-4-1975. Chúng tôi đổi đời trước cả thành phố.

Chồng cô Đoàn là Sĩ quan Quân lực VNCH, lại cũng là một thi sĩ! Chao ôi, cuộc đời sao cứ toàn thi sĩ, để chỉ còn thơ chung thủy hay bội bạc nhau đây?

Thi sĩ, chống Đoàn không phải chỉ đi tù một lần vì là Sĩ quan chế độ cũ, mà ông ta đi tù tới vài lần vì còn tham gia phục quốc. Nên lần chót, chồng cô Đoàn về, là được tống xuất qua Mỹ ngay, song cũng qua diện HO.

Mặt khác, khi đổi đời, cô Đoàn phải ra đủ 5 đứa con thơ từ Qui Nhơn về Saigon, rồi phải bán cà phê để mẹ con độ nhật.

Như trên tôi đã trình bầy, với thơ thì vừa như chung thủy, lại vừa như bội bạc trong mỗi hoàn cảnh và tình huống khác nhau, thi sĩ chồng cô Đoàn có tài nên cũng có... tật đào hoa. Hóa cho nên, nàng thơ theo ông đi Mỹ tỵ nạn, lại không phải cô Đoàn, mà là người khác, còn cô Đoàn và mấy đứa con của vợ chồng nhà thơ... kẹt lại quê nhà!

Sau đó thì nhờ đạo luật MC. Cain, mấy đứa con cô Đoàn cũng có cháu được qua Hoa Kỳ tiếp, cháu khác thì đi theo diện chồng là Việt kiều bảo lãnh. Để rồi mới đây cô Đoàn cũng được... qui mã, theo đúng cung thiên di của lá số, là cô được một người con bảo lãnh mẹ qua đoàn tụ viên vào thời điểm đầu xuân 2008.

Tiếc thay, người thi sĩ chồng cô Đoàn, là nhà thơ Trần Thúc Vũ, đã thất lộc cách đây mấy năm ở Nam Cali, thành cái số đã không còn duyên nợ thì có đi trên cùng một lộ trình, cũng chẳng thể gặp nhau. Trần Thúc Vũ là nhà thơ đấu tranh, chống Cộng.

Tôi nghe liên tiếp 2, 3 cú phone từ bang xa:

- Chị Mỵ, em là Đoàn Ngọc Kiều Nga qua đây rồi này, chị nhớ phông cho em nhé.

Nhưng tôi chưa phone ngay cho Đoàn Ngọc Kiều Nga vì tôi đang muốn lắng lòng hơn, để nhớ về dĩ vãng xa mù của chúng tôi.

- Chị Mỵ, sao không phone cho em, Đoàn Ngọc Kiều Nga chị nhớ không, em có tập thơ Ngơ Ngác Ngó Quanh Đời do Thư Ấn Quán Hoa Kỳ in cho em, năm ngoái 2007.

- Cả một cuộc đời em thơ tôi, bạn thơ tôi. Đoàn Ngọc Kiều Nga, được Phạm Văn Nhàn và Trần Hoài Thư in tặng. Viết tới đây, tôi trào nước mắt mấy mươi năm một tập thơ, Nga ơi, em tôi như hình em in ở bìa sau, thơ thật hay, nội dung và hình thức rất đúng với tên tập thơ Ngơ Ngác Ngó Quanh Đời, đôi mắt to tròn, đen, không buồn, không vui, cứ ngơ ngác... dù đã mấy mươi năm:

Ô kìa, cùng lớp chúng ta

Tại sao trời đọa em là thi nhân

(Tâm tư 16, Đoàn Ngọc Kiều Nga – 1958)

Là duyên hay nợ đôi ta

Trả cho nhau mãi chưa qua nửa đời

(Lòng ta, bỗng một bài thơ vô đề, Đ.N.K. Nga – 2005)

Xin tạm kể vậy thôi, đời một bạn thơ, mà theo Hoài Khanh viết tựa thì:

... Tác giả đã khởi đầu từ rất lâu: 1958, cho tới 2006 với hơn trăm bài thơ. Nếu mạnh dạn cho ra mắt thì những thập niên 60, 70, hẳn tác giả đã có một chỗ đứng vững vàng trong thi giới nữ...

Hawthorne 18-5-2008

CAO MỴ NHÂN