Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

MIỀN TÔI PHỤC VỤ

 

CAO MỴ NHÂN

 

Trong bản lý lịch trích ngang của tôi, dù viết ở chốn lao tù cộng sản một thời cải tạo cách đây đã hơn ba mươi năm, hay ở ngoài đời cần thiết phải kê khai nơi các bản tiểu sử khi xuất bản thơ, văn lai rai, tôi vẫn không phủ nhận việc trưởng thành đúng thời kỳ chiến tranh tàn khốc trên quê hương Việt Nam, địa đầu giới tuyến là lãnh thổ của QUÂN ĐOÀN I / QUÂN KHU 1 – miền tôi phục vụ.

Tất nhiên, tôi không phải là sĩ quan trực diện kẻ thù, hằng ngày tiếp giáp mặt trận như bạn đồng đội trang lứa tuổi tôi, vì các nam quân nhân bằng, hoặc lớn hay kém tôi vài tuổi, xuất thân ở trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, hay trường Võ Khoa Thủ Đức vv... đã thường được bổ sung giữ ngay chức vụ Trung đội trưởng, và không lâu, mát tay chiến đấu, các bạn tôi nắm đại đội trưởng như... bỡn !

Để rồi sau đó, hoặc là lên mãi, thành quyền Tiểu Đoàn Trưởng, có khi Tiểu Đoàn Trưởng chính thức, đường hoán lộ cứ thế vinh thăng, hoặc... đi mãi không về, pông sô bọc thây thay cho da ngựa ấp ủ châu thân tử sĩ tuổi còn quá trẻ trung.

Lách giữa đôi hàng chiến sĩ nêu trên, người vượt qua mưa bom, bão đạn, lập được bao chiến công do khả năng tác chiến, do tài năng binh pháp, và nhất là, không thể trái được cái điều gọi tạm là may mắn.

Hoặc giả, hàng thứ hai, mà chả chiến binh nào mong đợi, đó là phải đứng lại vì đạn thù vẹt đứt phần nào châu thân, phải lui về ở ẩn cùng gia đình sống lê lết cuộc đời tàn phế, có khi còn chôn vùi hoài bão, mộng mơ dưới một nấm mồ.

Thì có một hàng thứ ba, cái hàng này đã tự nó xếp thân phận mỗi người không ngay ngắn, còn cố ý làm xiên xẹo đội ngũ, thọc qua hàng một, đang căng thẳng vì sắp tới lượt xung phong, lại quẹo tới hàng hai đang ôm sầu mất mát tứ chi, tai mắt vv... hay chết lịm, chờ tuyên dương thăng một cố cấp, tức là thiếu úy, thì sẽ được trở thành cố trung úy vv... xác được phủ cờ, thêm một huy chương tùy theo mức độ tác chiến, thâm niên quân vụ... có cả nhành dương liễu phất phơ bay nữa... Cái hàng thứ ba này, đối với QUÂN LỰC VNCH, hàng thứ ba bao gồm một số quan quân kiểng, sợ hãi các nhu động chiến trường, âm thanh nỗi, như bom gầm, pháo thét. Đôi khi tinh thần băng hoại tưởng sẽ phát bệnh tâm suy, thần lú, đó là hàng phản chiến, mơ tưởng hòa bình.

Có lẽ trời cao xét thấy tôi nghèo khổ tư duy quá nên ngài cấp cho tôi một số vốn tượng trưng ở đời, đó là cái vốn nhớ lại những gì biến diễn quanh CHỐN BỤI HỒNG này, nên tôi mới có dịp kể lể cho quí vị nghe chuyện đã xa xưa – Rằng trong cái hàng thứ ba tôi đang nêu đây, lại có một vị cảm thấy yêu quê hương đến dạt dào nước mắt – Vị này lúc nào cũng nhấp nhổm, lòng dạ không yên về một viễn ảnh thật mờ xa... ông ta nghĩ rằng quân đội Hoa Kỳ đang cày nát mảnh đất miền Trung thủa ấy, cũng vốn là một thi sĩ nhưng đang phục vụ ở Phòng Tâm Lý Chiến Sư Đoàn 2 Bộ Binh, ông thi sĩ họ Lê này mang cấp bậc Trung úy, đã nhất định xin xuất ngũ để đi học cao học luật, tốt nghiệp luật khoa, được bổ nhiệm chức vụ thanh tra Giám Sát Viện, cơ sở tọa lạc ở đầu đường Tự Do, trước mặt là Bộ Nội Vụ, SAIGON.

Nhà thơ Phong Sơn là người thứ 15 trong toán trí vận văn nghệ sĩ do Lưu Thiên Tả chỉ đạo, nhưng 14 người kia bị bắt, bị hạ tầng cống tác, giải ngũ bắt buộc vv... Còn Phong Sơn, sớm trở thành THANH TRA GIÁM SÁT VIỆN thì làm sao ngồi tù được, đối với chiều tàn chế độ VIỆT NAM CỘNG HÒA, có thể PHONG SƠN còn được phong danh mẫn tiệp, là đã phát giác ra toán trí vận của cộng sản nằm vùng.

Thế nhưng sau 30-4-1975, nhà thơ mang âm hưởng của Gió Núi này, chỉ thay chiếc áo hào hoa VNCH bằng mảnh khăn rằn... giải phóng – rồi sống kham khổ kiểu... vô sản qua loa.

Người bạn nào đó vừa gởi tặng tôi một đoạn phim nói về trận đánh Đông Ấp Bia thuộc thung lũng ASHAU, anh ta thuộc Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 1 Bộ Binh – Trận đánh phối hợp với quân đội Hoa Kỳ, song gần như toàn bộ hành quân do không lực và Bộ Binh Hoa Kỳ chủ chốt 17 ngày đêm vào tháng 5 năm 1969 – Để sau đó san bằng đồi ASHAU – mà âm hưởng và ảnh hưởng trận đánh ĐỒI THỊT BẦM (Hamburger Hill) cứ ám ảnh mãi quân nhân USA trong suốt thời kỳ chiến tranh VN cho tới bây giờ.

Những dòng chữ sau lời để tặng! – Hình như ASHAU là tiền đồn đầu tiên CAO MỴ NHÂN đi thăm cùng 2 cô bạn cùng khóa, ngày mới ra trường, tới vùng 1 chiến thuật tập sự, đi trực thăng của đại úy ĐỆ, sau ông lên đại tá Không Quân, à, đó là ngày khánh thành sân bay ASHAU đấy – Thế thì xem phim đi nhé, trên một cánh cửa bằng nhôm người lính Mỹ nào đó, viết thật to chữ Hamburger Hill trước khi rời khỏi, rồi cánh cửa lại bị chém chữ Hill ra làm đôi.

Lòng tôi đã chùng xuống đến não nề, điểm đến với Quân Đội VN đầu tiên trong đời binh nghiệp, là thăm viếng tiền đồn ASHAU đó.

Xem ra tôi đứng ngoài 3 hàng người trên quá, tôi không dấn thân trong cuộc chiến, tôi chỉ đi theo, đi sau – Vâng, tôi có lúc hiện diện ở tiền đồn dưới cơn mưa đạn bất chợt của địch quân dội tới – Nhưng vẫn là đi bên cạnh quí vị tác chiến thôi – Trọng tâm của công tác vẫn chỉ đi sau, để đỡ đần, an ủi, chia xẻ... và bây giờ thì để buồn thương, hoài niệm một thời mất mát của mỗi người...

Trở lại miền quê hương đau khổ, nghèo nàn xa xưa, đường số 9 nối từ Đông Hà qua Nam Lào, mà mùa xuân năm 1971, liên quân Mỹ Việt đã đánh thẳng qua hẳn Tchepone, Quân Đoàn I/ Quân Khu 1 của ...tôi rầm rộ xuất phát chiến dịch LAM SƠN 719, đường số 9 thẳng tắp xuyên qua núi rừng, cụm hoang liêu đó đã trở thành một nơi thị tứ vì nhu cầu kinh tế địa phương, nhưng không còn ai, kể cả... chiến hữu, nhớ, hoặc nhớ làm chi nữa, một đỉnh đồi mịt mù bom đạn và thịt người (lính của đôi bờ chiến tuyến) trộn cùng đất núi vỡ toang, bầy nhầy, khiếp đảm.

Và người lính Mỹ không để lại danh tính đã phải hỏi, “Có đáng để phải chết như vậy không?” Còn anh, một người lính sư đoàn 1 Bộ Binh thuộc Quân Đoàn I/ Quân Khu 1 của... chúng tôi và các anh, thì lúc nào cũng... lặng lẽ.

Cứ say mê nghĩ và viết về dĩ vãng thế, thì làm sao nhập cuộc hiện đại để vui vẻ như ai, Đại đội trưởng Đại đội biệt kích Sư đoàn 2, sau lên Quân Đoàn I/ QK1, đại đội đánh đuổi quân Việt Cộng ra khỏi Bộ tư lệnh QĐI/QK1. Tết Mậu Thân đang bán food to go ở Westminster, còn Đại đội phó Thương Binh 80% phế tật, đã nhận quà chưa ? Thôi nhé tạm dừng...

Hawthorne 24-8-2008 CMN./.