Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

LỠ QUÊN MỘT ĐIỀU TỐT ĐẸP

 

 

Bình thường các nhà thơ phụ nữ thích diễn tả tâm tư tình cảm qua những tuyệt phẩm tình ca, cho dẫu ở Đông Tây, hay cổ kim, bởi vì tình yêu dẫu sung sướng hay đau khổ, vẫn là nguồn cảm hứng vô tận để viết lách.

Để không lan man theo nguồn cảm hứng vô tận đó, tôi xin dừng lại ở ven hồ lãng mạn của nữ thi sĩ TUỆ MAI, nhà thơ nữ thường xuyên xuất hiện trong khuôn viên tạp chí Sáng Tạo, không phải bởi sự lựa chọn nào từ 2 phía đặc san và tác giả, cũng không phải thơ chị mang một ý nghĩa đặc biệt hơn các tác giả khác đồng thời với chị, mà ở TUỆ MAI đôi lúc tình cờ chị biểu lộ ra một nỗi gì khắc khoải, đợi chờ, hối hả, như sắp bị mất đi điều suy tư chưa kịp hình thành.

Vào những tháng cuối năm 1981, quý vị nữ sĩ trong Tao Đàn Quỳnh Dao ở miền Nam thấy tôi có vẻ...rảnh rang, bèn đề nghị tôi đến trò chuyện cùng nữ sĩ TUỆ MAI khi bệnh của chị tới hồi trầm trọng, vả lại chị cũng là một trong 4 tác giả giới thiệu tôi gia nhập thi đàn Quỳnh Dao, và tôi rất mến chị, nên tôi nhận lời làm công việc đó.

Chị kể cho tôi nghe về đời thật và đời thơ của chị.  Nào là khi chị bằng tuổi tôi lúc bấy giờ, chị mới in tập thơ đầu tiên.  Nào là quý ông “bào huynh” của chị Trần Quốc Bình (anh cả), Trần Việt Hoài (anh kế) và bào đệ Lê Vinh Trần Thái Hồ (em trai) đều là những người yêu nước như cụ thân sinh Á Nam Trần Tuấn Khải _ Nào tên thật của chị là Trần Thị Gia Minh, chứ không phải cái tên trên thẻ căn cước XXX lạ hoắc, giản đơn.

Nhưng quý giá với cuộc đời nữ sĩ TUỆ MAI vẫn là những bóng mát, cho tôi cảm nhận ra, 3 giai đoạn: chị từ lúc rời nhà ở Hà Nội xuất giá, về nhà người bạn đời tên Nguyễn Thanh Nhã, sau này ông Thanh Nhã trở thành cư sĩ, tu tại gia _ Rồi ông Thanh Nhã thất lộc, chị làm đám cho ông chu tất; Giai đoạn 2 là chị được thân mẫu của thiền sư thi sĩ Phạm Thiên Thư đón về Động Hoa Vàng Gia Định 4 năm.  Chót kết, chị gặp bạn vàng, kết nghĩa chị em, cô Trinh Thục mà chúng tôi vẫn kính trọng, quý mến như bậc chân tu, chúng tôi còn tôn phong danh hiệu Quỳnh Y Trinh Thục, bởi cô luôn chú nguyện chữa bệnh cho quý vị Quỳnh Dao và những người nghèo khổ ở chung quanh Sài Gòn, một số đồng bào ở xa.  Vào các năm đầu sau 1975 – chị đã thiêm thiếp ngủ dưới bóng mát cuối cùng này vào chiều ngày mùng một Tết, năm 1982, vừa tròn hoa giáp.

Ở tuổi hoa giáp, tức là sau 60 năm hiện diện cuộc đời, với người đông phương, đã tạm gác những chen đua, mệt mỏi, để nghỉ ngơi, kể cả tâm tư tình cảm, nên tình yêu nam nữ dẫu sôi nổi nhiệt tình đến đâu, cũng đã phần nào giảm thiểu, bão hòa, để cả tâm hồn, thể xác thảnh thơi, bước vào ngưỡng cửa hạ thọ.

Sự TUỆ TĨNH, và ngài Hải Thương Lãn Ông đã nhất loạt tìm ra chân lý sống dành cho các bậc cao niên.

 

Giữ tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, tiết dục, thủ chân, luyện hình

 

Tổng quát mọi người đã vậy, huống chi một bậc nữ lưu tên tuổi trong văn giới, sau chút đam mê màu sắc hoa vàng ở Trần Kế Xương, một con đường nhỏ sớm tối đi về, kể từ 1972-1976 thì tan cơn mê hoặc, thực và mộng của thơ, với thực và mộng của đời, cũng phải rời khỏi xa lộ tình yêu.  Nữ sĩ Tuệ Mai đã mời một giai nhân, ái nữ nhà văn chuyên viết truyện đường rừng Hoành Ly tới nhập... tây cung Động Hoa Vàng, chị rút vào đông cung...làm thơ, và viết tiểu thuyết dã sử.

Thơ sau ngày rã mộng hoa vàng và dã sử Huyền Trân Công Chúa mới thực hiện được 2 chương, thì chị lên đường đi cõi vĩnh hằng, mùa xuân năm Nhâm Tuất 1982, trước dịp cụ Á Nam Trần Tuấn Khải, thân phụ chị qui tiên một năm.

Vì những tháng ngày cuối đời chị, chị với tôi cảm thấy thân với nhau hơn nữa, để chị muốn gởi gấm tôi điều suy nghĩ chưa kịp hình thành mà tôi đề cập ở một đoạn đầu bài này, đồng thời tôi cũng muốn viết lại những cái bóng mát trên hành trình cuộc đời chị, do tôi đề xuất, không phải do chị chủ trương như trong cuốn tuyển tập về nữ sĩ Tuệ Mai mà 1 tác giả ở trong nước mới xuất bản cách đây ít lâu, do ngộ nhận nào đó cung cấp tư liệu, kể cả việc 2 tiền đề tiểu thuyết:

-Châu Long, Lưu Bình, Dương Lễ, nữ sĩ Như Hiên trong hội thơ Quỳnh Dao đã thực hiện đúng yêu cầu của nữ sĩ Tuệ Mai lúc sinh thời.

-Huyền Trân Công Chúa, dã sử tiểu thuyết, nữ sĩ Tuệ Mai muốn ủy nhiệm cho tôi viết theo ý chị.

Với danh xưng tiểu thuyết dã sử Huyền Trân Công Chúa này, chị muốn sau nhân vật Châu Long nêu trên, một công chúa Huyền Trân cũng tự cảm thấy phải đảm nhiệm vai trò lịch sử của mình, do lý tưởng, hoài bão, không phải chỉ bởi sự hy sinh từ triều đại nhà Trần xưa.

Nói theo ngôn ngữ mới, thời nay, là quyền bình đẳng yêu nước của cả nam lẫn nữ, của cả giới quý tộc lẫn giai cấp bình dân vậy.

Song lẽ, muốn viết dữ kiện đương nêu một cách hồn nhiên, trong sáng, tôi nghĩ phải nghiên cứu kỹ lưỡng về tâm lý và hoàn cảnh xã hội thời đó, kể cả xã hội nước ta lẫn nước Chiêm Thành – Nếu lý luận không vững thì chỉ tổ làm hỏng lịch sử, huyền sử đã thành nếp trong tâm hồn người dân Việt lâu đời thôi.

Tình yêu dân tộc của các tầng lớp người dân chúng ta rất nhạy bén_đôi khi ngôn ngữ, từ ngữ chỉ xếp sai chỗ, đã khiến họ như bị chọc giận.  Tôi không làm được điều chị suy nghĩ, dù tôi nhớ rất rõ, hình ảnh một buổi chiều buồn, chị vừa kể, vừa khóc, nước mắt cứ chảy ướt mãi đôi má đang xanh xao vì bệnh nặng quá rồi:

-Cao Mỵ Nhân phải gặp Phạm Thiên Thư, Du Tử Lê...

Nghĩa là để nói cho quý vị ấy biết chị đã suy tư và mong mỏi điều gì ở quý vị ấy, có khả năng diễn đạt thế nào chẳng hạn.

Thủa đó, cuối năm 1981, tôi chưa được đi Mỹ, tôi đã gặp nhà thơ Phạm Thiên Thư, người trước đó viết nên Đoạn Trường Vô Thanh, vẽ ra một hình ảnh Thúy Kiều mặc áo tứ thân, váy lĩnh, khăn mỏ quạ, thật Việt Nam, chắc nữ sĩ Tuệ Mai cũng thấy ý hướng dân tộc của nhà thơ họ Phạm.  Nhưng sự thực Đoạn Trường Tân Thanh của thi hào Nguyễn Du là viết về truyện của Trung Hoa, thành cũng chẳng cần phải Việt Nam hóa _ còn Đoạn Trường Vô Thanh của Phạm Thiên Thư, là muốn tổng hợp những câu thơ đẹp của...thiền sư một thời thôi.

Đoạn trường sổ gói tên hoa

Xưa là giọt lệ, nay là hạt châu

(Phạm Thiên Thư)

 

Tuy nhiên thơ đẹp, có khi một cử chỉ nào đó lại không...thơ tí nào, thí dụ: thi sĩ Phạm Thiên Thư đã không có mặt trong buổi đưa ma nữ sĩ Tuệ Mai_nhân vật huyền thoại của Động Hoa Vàng, giờ phút cuối cùng của chị, có rất nhiều văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975 đến tiễn.  Tới chiều ngày đó, thi sĩ Phạm Thiên Thư mới đến tư thất của chị Tuệ Mai để thắp nén hương vong tưởng người đã là..tiền kiếp_ tôi bỗng liên tưởng đến cái Dũng trong Tình Yêu! Ông đã ngại gì, tuổi tác hay thành phần xã hội nơi cái thể chế lúc đó chăng?

Qua tới Hoa Kỳ, tính tới nay đã gần hai chục năm, cũng đã mấy lần tôi vô tình nhắc khi có dịp gặp gỡ nhà thơ Du Tử Lê:

-À, chị Tuệ Mai trước khi mất, có nhờ tôi nói lại với ông...

Thế rồi, tôi cũng chưa tiện nói, bởi vì nói như thế nào cho đúng ý nghĩ của chị Tuệ Mai chứ.

Thời gian mỗi lúc mỗi lâu thêm, điều gì định nói mỗi lúc mỗi quên dần đi, và hình như không còn thích hợp nữa _ Vậy, lại tạm gác, và cứ ngầm hiểu với nhau là điều tốt đẹp đó rất quý đối với những người sinh cùng một thế hệ, được lớp đi trước muốn gởi gấm lại cho lớp đi sau, có thể quý vị là cái gạch nối, cái mắt xích, nối vòng những cảm nhận, lời lẽ, hay chất liệu văn chương mà, mỗi người mỗi ý khiến nó thăng hoa theo cách nghĩ, cách sống thời đại hơn, giá trị hơn.

Hawthorne 21-10-2009

CAO MỴ NHÂN.