Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

LÀN MÂY LẠNH CUỐI NĂM

 

Người Đông Phương ở tuổi già, người ta thường thích ngắm cảnh trong tư thế tĩnh.  Tức là ngồi một chỗ ngắm trời đất mông mênh...Các cụ không thích di chuyển, vì 2 lý do:

-Đi, đứng phức tạp.

-Đã mệt mỏi thực sự rồi.

Việc đi họp làng, họp nước v.v...là chuyện bắt buộc, có thể con cháu đưa đi, còn không thì cứ việc ngồi trong nhà, nhìn ra cảnh vật bên ngoài là tiện và an toàn nhất.

Ông nội tôi làm thông phán thời Tây, nên khi về già, còn vương vấn chút phồn hoa, thường ngồi bên cửa sổ, nhìn đăm đăm ra phía đồng xa, ở quê tôi, làng Sở Thượng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Nội.

Một buổi tối, ông bắc hẳn chiếc ghế thân quen ra thềm hoa, để nhìn lên bầu trời lam sẫm, trăng sao đang mọc...

Ba tôi nhìn ông, vẻ khó chịu:

-Mời ông vào nhà cho, sương lạnh, ông sẽ cảm, ho bây giờ.

-Ngồi ngắm nguyệt lão chứ, trăng sao đẹp thế này, mà đi ngủ à.

Bấy giờ ông tôi mới ngoài bảy chục, nếu so với cá cụ thời nay ở hải ngoại thì quả mức độ cổ lai hy thế kỷ 21 phải kèo dài mươi, mười lăm năm nữa. Huống chi các cụ 70 thời nay, vẫn luôn đi dự tiệc rượu, đôi khi còn khiêu vũ nữa.

Ba tôi nhất định không để ông nội tôi ngồi thêm ở thềm hoa, lúc mới chưa 8 giờ tối.  Nên, ông nội tôi cười nhạt:

-Này quý tử à, con có biết tới một lúc...già rồi, người ta không còn sợ chết nữa, mà người ta thản nhiên đợi cái chết, đồng hóa với các thứ đợi chờ khác như giỗ, tết, v.v..khác.

Quả là thế, ngày nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội còn sinh thời, quanh 70 tuổi, bà chỉ cho tôi mấy quyển lịch ở Úc Viên:

-Xem này, ta đâu có bóc lịch.

Tôi ngạc nhiên:

-Thế đại tỷ treo lịch làm gì?

-Treo lịch vì những chỗ tường đó vẫn treo lịch, nhưng không cần thiết bóc.  Thứ nhất, từ ngày cụ Đông Hồ(Phu quân nữ sĩ) mãn phần, nữ sĩ Mộng Tuyết không bóc lịch:

Lịch đã năm năm chẳng bóc tờ

(MỘNG TUYẾT)

Thứ hai, bóc lịch là để đếm từng ngày, để đợi sự việc gì, tôi không cần 2 điều đó_Tất cả đã đứng lại, đứng lại hết.

À ra có lịch, ghi thời khắc, mới biết rõ ràng thời gian trôi qua_Trên thềm cổ lai hy, không thể lùi lại, mà chỉ có tiến tới...cõi xa xăm hơn, thì bóc lịch chỉ thêm hối thúc, sớm kết thúc ư.

Mỗi ngày, tôi đọc 3 tờ báo phát hành nhiều số nhất, với báo nào, tôi cũng đọc mấy trang in những cáo phó, chia buồn...lúc này người ta qua đời nhiều quá, chẳng kể cổ lai hy hay chưa, khiến từ đó, tôi cũng tìm ra được tin tức người quen, hay thân nhân người quen.  Đồng thời, tôi lại thấy cả một xã hội Việt Nam thu hẹp lại, với đầy đủ thành phần giai cấp, cũng từ đó, tôi nhận ra quan điểm sinh hóa của mỗi gia đình, gia tộc, tóm tắt là biết được gia thế, gia cảnh của mỗi vị quá cố vậy.  Chẳng hạn tin buồn, chia buồn vị giáo sư đại học danh tiếng Lê Văn, gốc cố đô Huế.

Nhưng không phải biết để ngưỡng mộ hay ngậm ngùi, vì chi thì giáo giư cũng đã là người thiên cổ, ngài có nghe được ai ca tụng, xót xa, mà là...làm đẹp thêm văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam thôi.

Thí dụ, qua bài Tưởng Niệm Giáo Sư Lê Văn của nhà giáo Trần Kiêm Đoàn, những câu thơ phải gọi là trác tuyệt:

 

Nắm vô hạn trong bàn tay khép lại

Thấy vĩnh hằng trong nhắm mắt phù du

(TRẦN KIÊM ĐOÀN)

 

Thói thường mấy ai dám nói nắm được cái vô hạn bao la, bát ngát của trời đất chứ, và ai đã dám bảo rằng thấy cõi vĩnh hằng mênh mông bao giờ.

Nhưng khi xuôi tay, nhắm mắt, thì người sống biết chắc kẻ chết đã rất gần gụi, rất hòa lẫn cùng đại ngã.

Tôi lại nhớ vế đối thứ hai nơi đôi câu đối của học giả Giản Chi viết ở cửa mộ đường thi sĩ Đông Hồ:

Trần ai chớp mắt, trăm năm mộng

(GIẢN CHI)

Đúng vậy, chỉ một chớp mắt, một tích tắc...bất trắc là bước vào Trăm Năm.  Thế rồi thì, không thể hiểu nổi đại ngã, Thượng Đế vốn bao la, mênh mông, vô cùng, vô hạn...nghĩa là có thiếu gì những vân vân và vân đâu, vậy mà...chỉ còn mấy ngày nữa là cái chu kỳ một năm sẽ đến, hay nói một cách yêu đời hơn, rằng chỉ còn một tuần nữa thôi, là Mùa Xuân sẽ đến với muôn loài, đại ngã lại đi tìm một tiểu ngã tài hoa...để kết bạn vĩnh hằng_Thượng Đế hối hả mời nhà danh họa ôn nhu nhất, hào hoa, hào phóng từ màu sắc đến tâm tư, về vĩnh cửu:

Họa sĩ Ngô Bảo, người thiết kế và chăm sóc hàng vạn, hàng vạn giò lan đã giã từ gia đình, gia tộc, bằng hữu, khách yêu phong lan để ra đi, hóa thân cùng đại ngã vô ngôn, vô thủy, vô chung, cõi không bát ngát...

Họa sĩ rồi chốn ta bà, mới bước vào thập niên 80(81 tuổi)_ở tuổi mà như tôi đề cập ở trên, chỉ là chớm cổ lai hy, vả chăng ông vẫn rất phong độ.

Gia đình họa sĩ làm đám cho ông chỉ trước Tết có 2 ngày_tôi chạnh nghĩ madame Tường Trinh, là chị ruột của bạn tôi, hoa khôi Thevenet Tường Tuyết xưa, chắc là sẽ không ngắm nỗi một làn mây lạnh cuối năm đang quấn quít, vấn vương những cánh hoa lan sầu muộn.

Chị ơi, chị Tường Trinh, họa sĩ Ngô Bảo đa mang màu sắc ra đi, còn lại những cành lan bỡ ngỡ, chị sẽ u hoài, tưởng nhớ mãi.  Ngày xưa...4 chị em gái xinh đẹp trong xã hội thượng lưu Saigon thập niên 60 thế kỷ trước: TƯỜNG TRINH, TƯỜNG TUYẾT, TƯỜNG NGỌC, TƯỜNG NGÀ, xen kẽ giống nhau từng đôi một, Tường Ngọc giống chị, còn Tường Ngà giống Thérèse Tường Tuyết, bạn em.  Tường Tuyết đi lâu rồi, thủa sinh thời, em được biết anh chị qua mỗi lần từ ngoài phố vô nội trú Thevenet thăm Tường Tuyết.

Đúng là:

Nắm vô hạn trong bàn tay khép lại..

Nhà giáo Trần Kiêm Đoàn quả là...mô phạm, và tất cả thế nhân, chẳng có thể ngờ, mọi sự trôi qua, trôi mau, trôi nhanh quá, mà...không hay, bởi vì có hay cũng vẫn là hạn chế, khi còn bươn chải, nổi trôi nơi Chốn Bụi Hồng này.

Hawthorne 13-2-2010

CAO MỴ NHÂN