Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

KỂ SAU CHIẾN TRANH

 

 

 

Một buổi chiều rất buồn vào cuối tháng 9. Tôi đang ngồi mơ mộng cạnh bàn viết…Tôi sắp sửa lang thang theo một cánh nhạn lạc ở tận cuối chân trời, thì hình ảnh vị niên trưởng không quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hiện ra trước màn hình TV đài số 58. Tôi kịp nhìn được dòng chữ Đại Tá Phan Phụng Tiên Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, chiếu rất nhanh, nhưng giọng nói đều đều, buồn phiền cứ trải đều trên toàn cuốn phim từng lúc.

Người Mỹ đang cho chiếu lại giai đoạn lịch sử ở miền Nam Việt Nam trước và sau khi Mỹ bỏ rơi Việt Nam.

Thoạt đầu thì Tổng Thống tôi sang tận Hoa Kỳ, đi bên tay trái ông Tổng Thống Nixon, cả hai đều mặc đồ vest màu đen, nhưng ông Nixon cao quá, còn ông Tổng Thống tôi thì lại hơi không cao, nên Tổng Thống tôi phải bước nhanh, để đi kịp Tổng Thống Hoa Kỳ thời ấy.

Tôi thấy nét mặt ông Nixon cứ lấm la lấm lét như đang và sẽ ăn vụng chính trị gì đó. Còn Tổng Thống tôi thỉnh thoảng cười nhạt. Có lẽ Tổng Thống tôi cũng chán ngán quá rồi, mà biết làm sao, khi thân phận nhược tiểu của nước mình thì vậy.

Phía VNCH còn có những gương mặt khác nữa, thí dụ quý niên trưởng đang hiện diện ở Hoa Kỳ như tướng Trần Văn Nhựt cũng mặc đồ vest đen, chiếu nửa người, ngồi kể lại sau này. Tướng Lê Minh Đảo mặc đồ lính, Tướng Đảo trong phim đang tức uất người, trả lời phóng viên Mỹ bằng English, vẻ giận dữ lắm.

Và nhiều sỹ quan QLVNCH khác, phim chiếu trong lúc hành quân, hay đã sau cuộc chiến.

Điều tôi rất hãnh diện về đại tộc Kaki của tôi, là vị nào cũng nói lưu loát tiếng Mỹ. Dẫu cho giọng Mỹ của Tổng Thống tôi có vẻ chân chất, nhưng rõ ràng, là ông tự diễn đạt nỗi khó khăn, thiếu phương tiện của đất nước.

Bên phía cộng sản Việt Nam thì mặt nào mặt nấy hân hoan, cứ làm như tay không thắng được Mỹ.

Ông đại tướng Võ Nguyên Giáp, mặt trắng bệch trong phòng hội, một số nữa tay chỉ trỏ, miệng cười toác ra đến mang tai. Tôi không có ý nghĩ so sánh, nhưng trong đầu tôi cứ lởn vởn câu: "Tiểu nhân đắc chí cười ha hả!"

Ngày xưa, phục vụ trong Quân Lực VNCH, tôi rất ái ngại gặp cố vấn Mỹ, điều đó đã khiến sau này tôi vất vả vì ngôn ngữ khi đến Hoa Kỳ.

Cũng từ việc tôi ngại gặp cố vấn Mỹ, tôi đã phải làm đơn xin không đi du học Hoa Kỳ cả 2 khóa căn bản và cao cấp, để tránh việc khiếu nại, Trung Ương sẽ cử sỹ quan khác xuất ngoại tu nghiệp.

Vì thế tôi hiểu văn hóa Mỹ một cách lờ mờ, qua những cuốn sách học Anh Văn trong trường thời Trung học, và qua phim ảnh.

Thế nên, tôi rất ngạc nhiên khi tôi bước chân lên tàu thủy ở biển Tiên Sa Đà Nẵng, tôi thấy mấy người Mỹ dân sự đứng ra sắp xếp chỗ cho nhân viên Tòa Tổng Lãnh Sự và nhân viên các hãng sở Mỹ lên đường rời Quân Khu 1, họ nói tiếng Việt rành rẽ, khiến chẳng ai dám xô lấn ai.

Thì nay, buổi chiều buồn cuối tháng 9, mùa thu đang lãng đãng trở về, người Mỹ có tên Frank Snapp, trên màn hình ghi là chuyên gia nghiên cứu, phân tích sự kiện South Vietnam, thuộc CIA. Chính những người này thuở đó còn trẻ, nay truyền hình Mỹ lắp ráp lại lịch sử Nam Việt Nam, họ có cả một đội ngũ thu nhặt từ con sâu, cái kiến Việt Nam, để rồi trải rộng ra thành tấm thảm, che lấp đất đai từ Bến Hải đến Cà Mau. Có khi tấm thảm đó còn phủ xa hơn nữa, thì vĩ tuyến 17 có nghĩa gì với tiền đồn thế giới Tự Do trong phương án chiến lược, mới thực thi một nửa, đã bỏ ngang rồi.

Tôi còn thấy rõ dung nhan bi thảm của ông đại sứ Mỹ cuối cùng thời miền Nam sập tiệm. Tất nhiên ông không thể cười trên cái nóc nhà Tòa Đại Sứ Mỹ ở Saigon với hàng trăm chuyến bay, trực thăng vận chở người muốn di tản ra khơi.

Hình ảnh một người Mỹ hơi già, mặc áo sơmi xuềnh xoàng đứng lặng ở cửa Tòa Đại Sứ để chờ một người bạn gái Việt Nam, cô ta không đến vì nhiều thứ lý do. Người phóng viên Mỹ hỏi ông chờ ai, trả lời bạn gái, phóng viên hỏi phải bạn gái người Việt Nam không, ông Mỹ sắp về nước bật khóc:

"She không đến kịp, she rất khổ"

Tất nhiên màn hình chiếu ngay sang cảnh khác. Bởi vì truyền hình Mỹ, hay đúng ra cuốn phim thời sự , với tính cách thu hút chuyên nghiệp, họ đã tô điểm cho phim những tiết tấu tiểu thuyết, khiến tôi chẳng muốn bỏ qua, dù bạn bè tôi đều nói:

"Chuyện qua lâu rồi mà, xem làm chi nữa!"

Có một điều mà tôi rất xót xa, đó là trong cuốn phim thời sự nêu trên, có nhiều cảnh thực tế, đến không ngờ được, dẫu biết phim sưu tầm từ nhiều phía, họ đã nêu ra bao cảnh thương tâm, thống khổ…v.v nơi các đoạn đường, bến tầu di tản.

Bên cạnh các cảnh tượng dưới bến, trên lầu chơi vơi khốn khổ… nước mắt đàn ông, nước mắt đàn bà, người già, trẻ em v.v… và v.v… thì vẫn còn nguyên các toán Quân Cảnh VNCH, mà chữ QC trên mũ sắt, vẫn còn súng lục, đoản côn nghiêm chỉnh, xả thêm ra điều hành giao thông, giữ gìn trật tự cho dân chúng đang chạy dọc, chạy ngang lánh nạn, không biết cha mẹ, vợ con, anh chị em các anh giờ đó đang ở đâu, làm gì, và có bao giờ các anh nghĩ ai sẽ trả lương cho các anh sau đó không?

Vị hàng tướng Dương Văn Minh, cùng cụ nhân sỹ Trần Văn Hương được chiếu ra như những bóng ma ám ảnh.

Chiếc xe tăng địch lù lù tiến vào dinh Độc Lập, một cánh cửa sắt bị phá sập. Ống kính quay sau lưng tên "quân giải phóng" ôm cờ , hắn chạy lên lầu Bốn Phương của Tổng Thống tôi, để hạ lá cờ vàng 3 sọc đỏ của miền Nam, nhưng truyền hình Mỹ chỉ chiếu rất thoáng mấy cảnh có lá cờ nửa đỏ, nửa xanh, với ngôi sao vàng ở giữa ấy.

Cuốn phim lịch sử South Việt Nam này kết thúc lưng chừng, cũng như là chưa định kết thúc, bởi truyện không phải là tiểu thuyết, nên không thể đòi hỏi một đoạn kết, song lời lẽ diễn đạt của Đại tá Phan Phụng Tiên thì đồng vọng mãi, mà tôi nhớ được câu:

"…Tưởng người Mỹ trừng phạt, và mình (VNCH) cũng nghĩ thế…"

Một câu nói có đầu, có đuôi, nhưng tôi lại chỉ nhớ được lưng chừng chữ nghĩa. Tuy nhiên, sắc diện và dung nhan Đại tá Phan thì thật…phụng, thật…tiên, rất hỷ xả, có lẽ lúc này Phan tiên sinh cũng đã chán ngán thế sự.

À, tôi cũng phải tường thuật thêm 1 điều, sự việc vẫn trong thời hiện đại này, là có đôi lúc phía quân "giải phóng" đã tranh nhau giành công chiếm dinh Độc Lập của Tổng Thống tôi.

Như chuyện ông cựu nhà báo đảng CSVN Bùi Tín mặc quân phục đại lễ với đầy đủ quân hàm, huy chương cuống, tức huy chương nguyên cái, không phải một bảng huy chương tổng hợp mặt bằng, đeo rủng rỉnh, thêm dòng ghi tên tuổi bằng chữ Việt thật to, rõ nét, rõ dấu: Đại tá Bùi Tín. Có nghĩa là ông nhà báo này mới bổ sung hình ảnh, chứ lúc đó, 30-4-1975, có vô dinh Độc Lập của VNCH, ông cũng chỉ "diện" đồ hành quân, dép râu, nón cối như quân…ta thôi. Thật ra, ông nhà báo thì chỉ có nhiệm vụ nhà báo, còn bàn giao công việc… lịch sử (!), hay công chuyện trong dinh Tổng Thống tôi, đã có giới chức phần hành chuyên nghiệp đi cướp chính quyền, như trong các bài bản hồi tôi bị tập trung cải tạo chính trị, nào là:"Ta đã cướp chính quyền trong tay Nhật". Nói thế, không có nghĩa đề cao quân phiệt Nhật, mà lẽ ra phải dùng một từ mang tính cách lịch sử hơn.

Tuy nhiên, Mỹ nói chung, qua cuốn phim buồn đối với tôi này, đã chịu khó đứng giữa đường quay, hơn là lâu nay, Mỹ hoặc chủ quan, hoặc thiên vị Cộng sản.

 

Hawthorne, 28-9-2006