Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

CÁI TÂM TRONG XÁC PHÀM

 

CAO MỴ NHÂN

 

Phải đến một tuổi nào, tự tâm ta cảm thấy an lạc, còn cái thân thì… kệ nó, vì cái thân là biểu hiện của xác phàm thôi, đếm xỉa làm gì.

Bởi nhiều lý do Tâm Học, lẽ là phải Tâm Lý Học hay Phân Tâm Học như xưa nay, đông tây thường đề cập, tôi gọi Tâm Học cho gọn ở Chốn Bụi Hồng, này thì quả cái thân chỉ là thứ yếu, chẳng ai trách cứ ai về cái Thân lầm lạc, nhưng cái Tâm lầm lỗi, quan trọng vô cùng.

Các đấng chân tu, các bậc cao minh đều nhất quán tự tưởng: cho dẫu cái tâm có lầm lỗi, vẫn sửa lại được. Bằng chứng các phòng mạch về chuyên khoa Tim, tức Trái tim trong cơ thể học, cũng là “Cái Tâm trong siêu linh học, thần học, đều đã mỗi ngày khám phá thêm phần phức tạp nhất của con người ở đời nay, và chắc mãi mãi những đời sau: Trái Tim đập hoài không mệt mỏi, nên cần chăm sóc, bảo vệ nó.

Trái Tim! Chỉ là một khối thịt tròn, với những ngăn chứa bao nhiêu sự kiện cuộc đời, những đường dây máu chảy ruột mềm, một khi đọng cứng lại thì ôi thôi – Và Cái Tâm! Khi đã cô đọng những suy tư, khiến lòng người nứt rạn, thì cũng ôi thôi, tuyệt vọng!

Lại cũng phải đến một tuổi nào ngó chung quanh chỉ thấy toàn là sương, là khói thịt mờ, để không còn biết ai ở gần hay ở xa. Tới một lúc tuổi nào đó lại chẳng thấy gì, gần cũng như xa, trống vắng mênh mông đến vô bờ đại ngã.

Và khi đó, chính là lúc Cái Tâm đang vô cảm toàn vẹn, chẳng còn ân oán, thiệt hơn, đua chen, mệt mỏi. Cũng là lúc Trái Tim ngừng hẳn, lỗi lầm tan theo… hỉ xả.

Tiến trình của Trái Tim từ sôi nổi, nhiệt tình, đôi khi vị kỷ,lầm lạc, cực đoan, mù quáng… tới lặng lẽ, thanh thản, thảnh thơi, vô cảm… vẫn là theo tôi, người kể lể, thì đó là nhận xét chủ quan thôi. Chớ trái tim bỗng chợt hư huyễn, trở thành Cái Tâm, lởn vởn trong bản chát, nhưng lại hiện hình rõ nét qua những hình ảnh sinh hoạt của mỗi chúng ta.

Hồi từ quê hương nghèo nàn, lạc hậu qua Mỹ, cùng bạn bè xem triển lãm Phong Lan của họa sĩ lão thành, danh tiếng Ngô Bảo, riêng Hoa thì ở đâu, và thời gian nào cũng đẹp. Bất giác tôi thốt:

- Ở Saigon, trước khi tôi rời xa, cũng thấy một hội Hoa Lan. Tôi quen một bà Bác sĩ có vườn Lan ở Thủ Đức. Cả vườn Lan bị vàng hết lá, héo úa và có những lấm chấm đen.

Họa sĩ Ngô Bảo, nhà sưu tầm, trồng tỉa Phong Lan, có phần nào cung cấp hoa phong lan cho các tiệm hoa, tủm tỉm cười rồi nói:

- Cô cho tôi địa chỉ của vườn lan ấy, tôi sẽ gởi tặng mấy bao phân bón đặc biệt.

Trên cương vị người sưu tầm và nuôi phong lan, thì dù ở Phi Châu hay các hoang đảo mù khơi, nếu biết có hiện tượng phong lan hiện diện với các phần đất ấy, người suy tụng phong lan cũng muốn hoa được khởi sắc.

Vì như thi sĩ lão thành Quách Tấn, chiếc nơ vàng gạch nối thơ cựu, tân, tác giả Mùa Cổ Điển còn thốt ra danh ngôn:

Hoa là Thơ của Đất

Thơ là Hoa của Trời

Thì Họa sĩ đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống con người, nên Phong Lan chẳng phải một biệt lệ, nếu không muốn nói loài hoa Lan Gió đó, hay loài hoa Lan Phong Cách đó, đã làm phong phú cho tâm hồn chúng ta.

Cũng có nghĩa là những người ưu thích, yêu chuộng mê đắm Phong Lan, đều trước nhất có Cái Tâm thật thoải mái, bao dung.

Bởi vì Phong Lan, đòi hỏi Cái Tâm phải có một miền đất sống, một khoảng trời vô tận, hay là phải có những Tâm Hồn bát ngát. Nó không mịt mù như đông thảo, rực rỡ như uất kim hương. Nó, Phong Lan vừa là Hoa của Đất, mà vẫn được gọi là Hoa ở trên Trời, có thể một lúc nào thay địa vị Thơ, là Hoa của Trời, như nhà thơ Quách Tấn đã ví danh nghĩa Hoa, Thơ với Đất, Trời.

Thế thì, dù không nói ra, chúng ta rất vô tình, mà cũng rất thâm ý, là tự hiểu được Phong Lan đã biểu lộ phần nào tâm tư của một loài hoa Trí Thức.

Xưa cụ Ly Đông A, vị lãnh tụ Duy Tân đã cảm nhận được một loại hoa trên cả các loại hoa hướng về tư tưởng, là Huyết Hoa, tính vị tha của chủ nghĩa Duy Dân, gần giữ dân tộc ta thời can đại, chính là lòng yêu nước nồng nàn của toàn thể nhân dân, nhất là ở giới thanh niên, trung niên đầy tâm huyết. Nhiệt huyết nở thành hoa, những Trái tim son sắt, những Cái Tâm an lành, ý tình dân duy nhất, để đồng bào bảo tồn giang sơn Tổ Quốc tự muôn xưa.

Huyết Hoa có vẻ khác Phong Lan Hoa ở phần Tâm Học, ấy là Phong Lan Hoa hiện hữu hiển nhiên rồi, còn Nhiệt Huyết Hoa, Tâm Huyết Hoa là triết thuyết cụ Lý Đông A khởi từ siêu hình bước ra thực tế xã hội đấy. Nên có thể gọi thâm là Hoa Tri Thức.

Hoa Tri Thức không nhất thiết phải  nở trong vườn khoa bảng, nhưng cần được nuôi dưỡng ở những nơi gọi là non sông, đất nước, những khung trời linh hiển khí thiêng sông núi.

Ôi Trái Tim hữu hạn, nhưng Cái Tâm miên viễn mênh mang.

Trong một cuốn phim Tàu, có người quân tử hành nghề bán áo quan, tự chở chiếc áo quan do khách hàng đặt, tới nơi táng lễ một đối thủ bị tử thương của một đối thủ thắng thế. Người quân tử bán hòm nêu trên, xin phép thắp nhang viếng tạ người quá cố, chàng ta (vì còn trẻ) đã nói rằng: Biết người bạc số là một bậc tài hoa, chưa hạnh ngộ đã chia ly, nên Cái Tâm như không yên ổn. Tài hoa là của trời đất, Cái Tâm là của mỗi người, muốn thấy tài hoa thịnh sắc, thì Cái Tâm cởi mở, hân hoan, nhân từ.

 

Hawthorne 13-7-2008

CAO MỴ NHÂN