Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

KHOẢNG CÁCH

 

Đó là một câu chuyện thật, nhưng viết ra lại có vẻ hư cấu, và thông thường như từng thấy ở mấy tờ báo quanh thủ đô Việt tị nạn, người ta quen gọi báo chợ.

Trước khi kể chuyện tầm phào, chưa biết đặt tên chuyện là gì, tôi xin chú thích 2 chữ "báo chợ" theo thiển ý của tôi.

Báo chợ  là loại báo 9/10 phần tổng số là các trang quảng cáo các cơ sở làm ăn, buôn bán, còn 1/10 phần còn lại là tin tức qua loa, vài ba dòng văn thơ thân hữu, lời hoa ý gấm, tri ân các đấng tối cao thiêng liêng vv...

Vì nội dung và nhiệm vụ qảng cáo, nên báo chợ thì phải để ở chợ cho khách đi chợ "xin hay mua một tờ", đọc thì không cần thiết, nhưng mang về coi lướt qua, xem thử tình hình nhân sự và xã hội thủ đô Bolsa đã tiến và đang tiến đến đâu... Bắt gặp một chuyện kể... Cách đây 25 năm, cũng gọi là 1/4 thế kỷ, tôi vừa từ VN qua Mỹ theo diện Ho, do chính tôi là người có tấm giấy "Ra Trại" tù cải tạo.

Ông xã tôi đã ở USA từ mười mấy năm rồi, cũng tù cải tạo nơi quận Đức Dục Quảng Nam mấy năm, rồi vượt biên từ Đà Nẵng, nên tàu hay thuyền lớn gì đó, thẳng đường đến trại tị nạn Hồng Koong mùa hè năm 1978.

Đồng hành với xã tôi là mấy vị bác sĩ quân y ở Đà Nẵng, thì có  ai đâu xa lạ, đã đi làm trong quân đội VNCH, thì ra vào thành phố biển này, không thân quen, cũng biết ít nhiều chứ.

Ngày xã tôi rời quê hương, ông đã chứng kiến tận mắt cái "núi của" bị vỡ tan tành trong khoảnh khắc, nên tuy không hứa hẹn, cũng phải rõ đường trường sắp tới, bố mẹ vợ con sẽ sống thế nào... Xã tôi tới Bolsa mà theo lời ông kể lại sau này, thì vì cuộc đổi đời 30-4-1975 thê thảm quá, tiếp theo là hành trình đi trên nỗi chết lênh đênh, gian khổ khiến... người ta du vào cái thế phải hay là nên quên nhau đi để sống.

Chỉ có vài lời nhắn đầu tiên là hành trình đã hoàn tất bình an, rồi thôi đúng nghĩa "từ đây mãi mãi không thấy nhau "như tôi hay phụ đính ở chuyện ngắn đôi hồi của tôi ...

Thế rồi thì tôi chẳng biết đâu mà lần nữa. Để kịp thời cho mấy mẹ con được tồn tại, tôi đã phải làm trăm công ngàn việc lặt vặt nhặt tiền lẻ qua ngày ở Saigon...

Song song với sinh hoạt của tôi ở VN, ông xã tôi ở Mỹ cũng có một sinh hoạt để bảo toàn cuộc sống của riêng xã tôi.

Xưa xã tôi là nhân viên sở Mỹ trong suốt cuộc chiến tranh, có lẽ mỗi ngày nói English 10 tiếng đồng hồ, lại có một quá trình phục vụ các cơ quan Huê Kỳ ở Đà Nẵng, nên xã tôi ổn định mau chóng công ăn việc làm nơi đất khách.

Rồi vốn xã tôi mang tư tưởng của một anh hùng Tàu, nên ông đã ra tay bảo trợ cho một "cô bác sĩ cũ ở VN, cổ đã có 3 con riêng với phu quân cô cũng là một bác sĩ đi cải tạo về rồi thất lộc", và vì tất cả lênh đênh trên hành trình tìm tự do, nên có lẽ cuộc tình thời đại cũng được tiểu thuyết hoá.

Thay vì xã tôi lo cơm áo cho 5 mẹ con tôi, xã tôi dồn mọi nỗ lực chăm lo cho cô bác sĩ... bơ vơ ở xứ người, cô bác sĩ VN cũ đã trở thành bác sĩ mới USA giàu sang.

Nhị vị xã tôi và người tình sáng chói, đã lập nghiệp bên Florida mấy năm. Tất nhiên xã tôi không có thì giờ biết tới tôi và mấy đứa nhỏ nơi quê nhà đang khốn khổ ra sao...

Do đó cứ mỗi lần có ai đi Mỹ đoàn tụ gia đình, tôi lại dặn dò và gởi bức tâm thư kể khổ, than nghèo cho xã tôi đọc vội .

Lạ một điều là 10 người như 1 tôi gửi gấm nêu trên, thì ai cũng thư về cho tôi với lời san sẻ nỗi ưu tư:

"Rằng thôi thì thôi, chỉ là phù vân, nếu như có ai giúp đỡ yêu thương 5 mẹ con, thì nên nhận lời họ..."

Chu choa, sao lạ vậy, chẳng lẽ không tiền rồi, giờ lại không tình, không nghĩa nữa sao?

Song tôi đâu có là nhà văn chuyên viết truyện "tâm lý xã hội" để có đề tài, tôi cứ vững như kiềng 3 chân, mặc ai lý luận, khuyên nhủ, thực hư, còn phải đợi chờ... hạ hồi phân giải.

Khi chuyến bay tới phi trường Los Angeles, tôi còn không biết ai sẽ đón mình về, và về nơi nào nữa...

Có một ông nhân viên sở USCC vô tận chỗ làm giấy tờ, cho biết có người đón ngoài phòng chờ rồi, nếu không ai đón thì về USCC. Và hồ sơ tôi có tờ giấy với chữ ký Nguyễn Nam Lộc, tức ca nhạc sĩ Nam Lộc.

Tất nhiên là có ông xã tôi cùng độ gần 10 người thân quen đón đợi gia đình tôi gồm tôi và 2 con trai còn độc thân.

Tôi thấy ông xã tôi... điềm đạm quá, khiến tôi ở thế phải rụt rè.

Ông không hề hỏi thăm sao không cho 2 con gái đi cùng, cũng không hề chuyện trò với 2 con trai trước mặt.

Ngày tháng đầu tiên ở Hoa Kỳ không thấy vui, thường ông xã tôi vốn ít nói, nay còn ít nói hơn thủa xưa...

Tôi muốn khóc quá, mà không có cách nào chảy ra được một giọt nước mắt.

Mấy tháng qua cũng nhanh, đêm Christmas năm ấy, xã tôi rủ 2 con trai tôi ra công viên ngắm sao trời.

Chao ôi ở Mỹ mà không có hội hè đình đám nào để dự, lại ra công viên ngồi chết lạnh...

Tới khuya về chỗ "tạm trú", thay vì xã tôi phải có nhà cửa cho tôi đến đoàn tụ, thì lại ở nhờ ngay từ khi mẹ con tôi tới Mỹ nơi nhà cô em xã tôi.

Xã tôi nói rằng đúng đêm Noel, ông phải trả lời người tình bác sĩ của ông, là sẽ ly dị tôi, rồi trở lại tiếp tục sống với tình yêu chưa đặt tên thế nào cho đúng đó.

Ông ngó tôi: "Nhưng anh đã không qua lại Florida với KL, bác sĩ " vì trước đó ít lâu, đại gia tộc cô ta, toàn các người xuất thân khoa cử, ngành y Hoa Kỳ, và người anh hai của họ nguyên xưa trước 30-4-1975 là vị tướng danh giá, nắm binh chủng mà tôi rất ngưỡng mộ, mọi người có ý không hài lòng chuyện này.

Toàn bộ gia tộc ở Rạch Giá, giàu có, sang trọng, nhưng KL, rất muốn được sống cạnh xã tôi ở Florida thần tiên, thơ mộng...

Thôi, kết thúc cho mọi người vui vẻ. Vả lại vị tướng, anh hai họ, có lẽ cũng không muốn cho tôi, người thuộc giới đàn em, cũng giữ một nghề trong binh nghiệp VNCH, phải buồn...

Dù sao tôi cũng phải khâm phục "người anh hai" của đại tộc ấy, cũng cảm kích luôn cả quý vị dòng họ danh giá, hiền lương...

Tuy vậy, ông xã tôi với tôi không cách nào xích lại gần nhau được. Chúng tôi rất tôn trọng nhau, nhưng không còn những sôi nổi xa xưa...

Không thôi nhau như nhiều đồn đại của gia đình và bạn bè, mà tự dưng xã tôi và tôi cứ giữ một khoảng cách, cho tới khi ông xã tôi mệnh chung.

Cũng từ ngôi nhà của tôi, ông bước một đoạn đường rất ngắn, là từ nhà ra xe đứa con trai thứ hai của tôi, và có cả tôi cùng đến khu "emergency"  ở một bệnh viện sang trọng, được điều trị mấy ngày rồi bái bai... nhau vĩnh viễn...

Tôi nhiều lần muốn tin cho bác sĩ KL hay chuyến đi cuối cùng của xã tôi, người tình buồn của cô, nhưng sao tôi lại ngại quá.

Tôi cảm thấy nếu tôi tin cho "người cùng khổ" hay, sự việc sẽ giống như là chuyện hờn giận, thù  hận, như là có một chút nhỏ nhen, hợm hĩnh, nên tôi đã dứt khoát không đả động tới nữa, đã 11 năm qua...

Đọc xong chuyện tình trong tờ báo chợ, tôi cũng lây nỗi buồn của mấy nhân vật truyện. Cả người vợ của "ông xã" ấy, người tình của ông nhân vật chính này... Và cả ông nhân vật kể trên, tôi cảm thấy rất quen...

Có lẽ nào mình lại gởi cho "Anh Thân kính" của mình tờ báo chợ đó.

Anh sẽ quát lên ngay: "Không có chuyện gì kể ư ? Thằng này, là anh khi bực mình đó, có cả trăm chuyện hay hơn nhiều nha.

Trước nhất Ông nhân vật đó dở hết biết. Tôi á à, từ xưa rồi, không phải bây giờ đâu nhé, tôi đã biết tôi hào phóng trong khuôn khổ cho phép nha.

Những chuyện lỉnh kỉnh xẩy ra, chứng tỏ không... khoa học gì cả. Làm thế nào để không ai hờn oán mình, đồng thời mình vẫn là mình độc lập, tự do và...

Và gì thưa ngài?

Và phải... nhân bản, nghe chưa, đúng chưa?  

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi...