Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

CHIẾC GƯƠNG 157 NĂM

 

Chiếc gương ấy rất trong và rất sáng, hình bồ dục, được gắn vào cái khung bằng gỗ mầu đen rất nặng, trạm trổ, giống kiểu sập gụ tủ chè như ở VN.

Nhưng, đặc biệt là phía lưng chừng viền khung bên phải, có một chiếc lược bạc, để lâu chất bạc đã xỉn thành mầu xám tro, lược được đóng hẳn vào khung, không ai có thể kéo nó ra khỏi chiếc khung gỗ đó được.

Chiếc gương treo trên bức tường phía trong nhà bếp của ngôi nhà thứ hai mà tôi vừa tới mấy ngày vừa qua, để trông nhà cho bà họ Lã đi chơi vắng, ngôi nhà tọa lạc tại làng El Camino đầy truyền thuyết ly kỳ của người México.

Chiếc gương ghi ngày sinh của nó là JULY-4-1860 Alonso. Như vậy nó đã hiện diện ở cõi đời này 157 năm.

Nhưng tại sao nó lại không đi đâu, mà ở đây?

Bà họ Lã kể rằng: "Tôi mua ngôi nhà này của người cháu gái chủ chiếc gương, Người tạm gọi chủ chiếc gương hiện nay đã ngoài 80 tuổi, lứa tuổi bà Lã, nhưng khỏe mạnh lắm. Bà ta đi tour châu Âu, bà có ý định về thăm quê vài ngày, nhưng bây giờ chẳng còn ai, bà đứng giữa biên giới Tây Ban Nha và Pháp, có cảm tưởng như đứng trên lằn ranh México với Mỹ...

Bà đó tên Vandetta, làm gì đó ở Disneyland hồi trước.

Cũng có chồng con mà rồi mỗi người mỗi đường, bây giờ đang tá túc nhà người cùng làng El Camino xưa...

Lý do bà vẫn xin được gởi chiếc gương hình bồ dục ở bếp nhà bà Lã, vì thế này:

Bà muốn chờ đứa con gái út của bà trở về tìm bà, để bà cho tiền bán nhà và chiếc gương này.

Cho tiền bán nhà thì đúng rồi, nhà bank vẫn giữ tiền cho bà xưa nay, nhưng cho chiếc gương thì thật quả là... vô bổ.

Bà nhìn tôi ngạc nhiên suýt cười lớn, thì chỉ dòng chữ sau khung gương, suýt soa:

Nếu nó về nhận tiền và chiếc gương này, thì nó là đời thứ 5 thừa kế đó bà.

Tôi hỏi có một chiếc gương thôi, sao bà Vandetta không đem theo bên mình?

Bà Lã cười lớn: Trời, tôi tưởng chỉ có người VN có tánh vậy thôi, bà biết không, cái nhà bà Vandetta hiện ở nhờ đó là dân bán chợ trời ngay ngoài này nè, nó cứ nói bà đem cái gương đó về cho nó đi bán đấu giá ở đâu đó, vì xem như đồ cổ có lai lịch, nhưng bà không chịu, vì bà ấy có thiếu tiền đâu.

Tôi góp ý: "Thì bà Lã cứ để cái gương đó có sao đâu"

Bà Lã dãy nảy lên: Phiền lắm, phiền lắm.

Ông chồng bà thủa sinh thời tin phong thủy, đã rất khó chịu về việc chiếc gương để trong bếp, nó soi tỏ từng chén cơm, ly nước uống, không khấm khá được.

Tôi lại ra lời: ôi tại sao bà không giao hẹn với bà chủ gương là ngày nào đó, nếu không lấy đi, thì bà vất bỏ.

Rồi, rồi, tụi tôi nói rồi, nhưng thầy phong thủy dặn: Phải tự chủ nó mang đi, hay ai đánh cắp, chứ mình triệt hạ là không được.

Tôi chán quá, thì bây giờ bà cứ ráo pháo việc vậy, đứa nào nó muốn đánh cắp cho nó cắp đi. Nhà thì kín cổng cao tường, ai vô đánh cắp được chứ.

Song cảm thấy cái gương quỷ quái đó nó có vấn đề...

Thí dụ như một buổi tối trời kia, xuống bếp, bỗng nhìn vô gương, thấy nhân diện không phải là mình, có nước ngã quay xuống đất mà chết mất.

Cả bà Lã và tôi đều cười mà không vui.

Tôi bỗng nhớ chuyện cũng xưa rồi, khi chúng tôi tình cờ nói chuyện về thú chơi đồ cổ. Ở VN và nhất là Saigon thì ai mà không biết cụ Vương Hồng Sển, là chuyên gia sưu tầm đồ cổ .

Ngôi nhà vườn của cụ có vườn rộng mênh mông. Thủa đó, thấy sao nói vậy thôi, nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội bảo tôi đưa bà đi thăm cụ Vương Hồng Sển bên Gia Định, gần chợ Bà Chiểu.

Đậu cyclo, rồi thong thả vô khuôn viên cụ Vương.

Ngoài sân vườn cụ cho kê bàn ghế thường thôi, để tiếp khách bàng quang.

Gian phía trong gọi là phòng khách, tiếp quý tao nhân mặc khách, và những nhân vật quan trọng chẳng hạn.

Còn lớp nhà trong cùng, chính là trung tâm gìn giữ đồ cổ của cụ.

Cụ Vương Hồng Sển với quý cụ Đông Hồ, Mộng Tuyết đương nhiên là bạn quá đỗi thân tình rồi.

Cụ chỉ vài ba món đồ cổ, mà chỉ nghe xuất xứ và lịch sử của các món đồ cổ ấy đã lạnh gáy vì sợ.

Thời gian mấy trăm năm thì không kể, mà cái điều quý linh vật ấy là những chứng nhân ngàn niên kỷ lận.

Cụ Vương đùa rằng: Đồ cổ nó cũng có hồn như người ta chứ chơi đâu.

Thí dụ như chiếc kiến này, từ đời nhà chi đó bên Tàu, hay món này từ triều đại vân vân... quý vị thì thấy thường thôi, còn tui, là cụ, chỉ ngó vô là tui thấy tất cả như sống lại một thời của chúng vậy.

Đại tỷ Mộng Tuyết niên trưởng Quỳnh Dao của chúng tôi thì cười nhẹ nhàng cho phải phép xã giao, tôi thì sợ quá. Nhất là đã được nghe một bạn văn nói về tấm kiến, tức tấm gương cổ của cụ Vương Hồng Sển mấy trăm năm, và chiếc khay đồng, có khi phát ra âm thanh lạ kỳ...

Tôi không bàn thêm chuyện chiếc gương hình bồ dục đó nữa, nhưng cũng mơ hồ nghe chuyện tầm phơ...

Mấy ngày tôi qua nhà bà Lã, trông nhà cho bà vắng mặt, tôi đã lân la xuống bếp, không phải để ăn vụng, mà để lặng lẽ soi thử tấm gương trong sáng tuyệt vời đó...

Tôi đã thoáng nghĩ: sao tấm gương này không là thiên lý kính, thần kỳ hơn chiếc kính viễn vọng của tôi, lâu nay tôi vẫn mang ra coi thử anh đang làm gì, cười nói với bất cứ ai, không phải là tôi.

Bấy giờ tôi sẽ giả vờ đánh cắp chiếc gương 157 năm này... tôi sẽ tha hồ thấy anh trong tích tắc, nhà họ Lã sẽ không bị ảnh hưởng phong thủy, bà Vandetta đỡ băn khoăn việc gởi nhờ gương cho một người xa lạ.

CAO MỴ NHÂN