Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

NÀNG CHƯA HÓA ĐÁ

 

Lẽ ra tôi viết bài này với cái tựa là "Chị đi", chị là phu nhân thi sĩ trung tá không quân Cung Trầm Tưởng, lại phải thêm câu:"Lên xe tiễn em đi..." trong bài thơ "Tiễn em" nổi tiếng của thi sĩ tên tuổi này.

Chị đi ngày thứ sáu 28/7/2017. Chị đi ư? Thật rồi, anh đã cho đăng cáo phó và gia đình đã chuẩn bị tang lễ.

Chị tên Tịnh, nên cuộc rời khỏi cõi thế của chị, cũng... thanh tịnh, tĩnh lặng như nhũ danh của chị, hiền lành, chút gì thơ mộng... thì mới là giai nhân của thi sĩ nổi tiếng được chứ.

Biết thế thôi, từ những dòng viết sắp tới đây, chị là một nàng Tô phụ chưa hoá đá, như lâu nay, kể từ ngày thi sĩ Cung Trầm Tưởng còn ở trong lao tù Cộng sản, anh đã cảm kích tấm lòng chung thủy, sắt son của những người vợ tù cải tạo, thi sĩ tôn phong quý bà vợ trung trinh tiết liệt ấy, là NHỮNG NÀNG TÔ PHỤ CHƯA HOÁ ĐÁ.

Trong dịp tổng trở về từ các trại tù cải tạo 2/9/1987 (đợt tổng trở về lần 2 là Tết Mậu Thìn 1988), thi sĩ Cung Trầm Tưởngvẫn rất phong độ, năm đó, nhà thơ Hà Nội-Paris này mới 55 tuổi.

Tôi đang chơi ở nhà ông bà thi sĩ Hà Thượng Nhân, thì một chiếc Honda chạy ào ào vô sân nhà, họa sĩ Đằng Giao chở thi sĩ Cung Trầm Tưởng mới ra tù, tới thăm Hà Chưởng Môn. Nghe danh thi sĩ Cung Trầm Tưởng từ lâu lắm rồi, một trong bộ 3 người trí thức tiểu tư sản Văn Nghệ sĩ nổi tiếng, là Thanh Tâm Tuyền, Cung Trầm Tưởng và họa sĩ Nghy Cao Nguyên từ trước 1975 nhiều năm, nay mới được diện kiến,

Ông rất trẻ trung trong bộ quần Jean, áo chemise mầu xanh lơ tay dài xắn lên, giày ba ta trắng... Miệng luôn cười nói, vẫn vô cùng hãnh tiến.

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng mới ra tù nên cười nói chan hoà, vui vẻ lắm...

Mùa thu năm ấy. 1987, cũng mừng một số bạn xưa ra tù cải tạo, phu nhân thi sĩ Vũ Hoàng Chương mời vài vị tới ăn giỗ cụ Vũ (14/8 âm lịch).

Trên một cyclo, anh chị Cung Trầm Tưởng đến dự, ở hẻm chùa Kim Liên bến Vân Đồn Khánh Hội.

Đó cũng là lần đầu tiên tôi hạnh ngộ phu nhân thi sĩ Cung Trầm Tưởng, chị giữ được nụ cười tươi tắn nhất giữa quý vị nữ lưu trong bàn tiệc, bấy giờ chị mới 48 tuổi.

Năm 1994, cũng vào mùa thu, Thi sĩ Cung Trầm Tưởng đi dự hội Văn Bút thế giới ở Praha Tiệp Khắc. Trong 22 ngày, vừa dự đại hội Pen quốc tế, vừa đi nói chuyện văn thơ trong tù ởmấy địa điểm bên Nước Đức mới thống nhứt, tôi luôn được thi sĩ trung tá Cung Trầm Tưởng nói chuyện về thơ, ông say mê thơ, xem thơ như một đạo.

Tôn sùng thơ, diễn đạt về thơ trắng đêm luôn, tôi tôn phong ông là thi bá, đồng thời ông nói rõ cái chức năng là thơ, không phải chỉ để trí thức ngâm nga, mà còn chuyên chở nhiều thứ lắm.

Đó là thời đại của NHỮNG NÀNG TÔ THỊ CHƯA HOÁ ĐÁ, tức những người vợ tù cải tạo phải gồng gánh giang sơn gia đình, thay mặt chồng phụng dưỡng cha mẹ già, nuôi dạy con cái, và còn phải bươn chải để có tiền mua sắm đồ ăn thức uống thăm nuôi chồng nữa, chúng ta phải ca tụng họ.

Tôi chăm chăm ngó ông, rõ ràng ông nói thật những điều ông nghĩ trong lòng.

Để kịp chuẩn bị cho những ngày đại hội Văn Bút Thế Giới kỳ thứ 61, ở Praha Tiệp Khắc, 11/1994, và chuyến đi du thuyếtvề Dòng Thơ Trong Tù ở Đức, thi sĩ Viên Linh, Chủ tịch trung tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại có in cho giáo sư Nguyễn Sỹ Tế và thi sĩ Cung Trầm Tưởng mỗi vị một tập thơ viết ởtrong tù cải tạo.

Thi sĩ CungTrầm Tưởng với tập "Lời Viết Hai Tay", tức là ông bị cùm 2 tay mà vẫn cầm bút.

Sau tập này, thi sĩ Cũng Trầm Tưởng xuất bản tập thơ: "Bài ca níu quan tài", trong đó thi sĩ diễn tả những người vợ tất nhiên làvợ línhVNCH, và những người vợ sĩ quan chế độ cũ có chồng bị tập trung cải tạo sau ngày 30-4-1975, đã chạy theo quan tài, bằng cả 2 tay chới với, níu thân xác người chồng đang đi về thiên cổ.

Những hình ảnh ma quái rợn người, tưởng hư cấu, nhưng không phải, chính là... thật, rất thật.

Tại đông Bá Linh vừa giải tỏa sau bức tường mà họ gọi là ô nhục, đã thống nhất người Việt trong ngôi "Nhà Việt Nam" tọa lạc bên tây Bá Linh, vị chủ tịch cộng đồng gốc miền nam trước 1975, đã đưa phái đoàn Văn Bút VNHN về nghỉ đêm ởnhà ông.

Phái đoàn sau khi ở Dortmund, đã một phần về Paris gồm giáo sư Phạm Việt Tuyền, nhà văn cựu thượng nghị sĩ Trung tá Trần Ngọc Nhuận, còn lại 5 người, là thi sĩ Viên Lính Chủ tịch PEN/ VNHN, giáo sư Nguyễn Sỹ Tế, thi sĩ Trung tá Cung Trầm Tưởng, Mình Nguyệt bạn tôi, và tôi.

Tháp tùng và hướng dẫn là triết gia Lê Trọng Phương ở Bonn quá lâu năm.

Chủ nhân đã trải những tấm nệm đơn thành 2 dãy song song, với đầy đủ chăn mền cho 6 người nơi cái phòng khách rộng rồi.

Nhưng thi sĩ Cung Trầm Tưởng không thích ngủ cái kiểu dã chiến thế, mặc dù ông đã từng bị nhốt ở "kiên giam" thời gian cải tạo, nhưng nay thoải mái, thì ông phải sống phong lưu "quý tộc" một chút chứ.

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng bèn kéo ghế salon, ngồi mơ mộng về thủa "Ga Lyon đèn vàng" xa xưa...

Ông hỏi tôi : "Cao Mỵ Nhân muốn đi ngủ, hay thức ?"

Tôi hào hứng : "Thức nghe anh nói chuyện thơ chứ"

Thế là đương nhiên tôi cũng "trắng đêm" như nhà thơ lớn hôm đó.

Sung sướng nhất của một diễn giả là nói nhiều, nói lâu, nói hay, và nhất là nói có người nghe một cách chuyên chú.

Thỉnh thoảng thi sĩ Viên Linh lại thức choàng mắt ra, và vẫn thấy tôi lặng yên nghe thi sĩ Cung Trầm Tưởng nói không muốn ngừng về... thơ !

Mùa thu năm 2002, theo lời mời của nhóm bạn văn nghệ đủ ngành trên xứ Vạn Hồ, tôi lên Minnesota ra mắt 2 tập thơ xuất bản một lượt, là

Lãng Đãng Vào Thu và Đưa Người Tình Đi Tu".

Tất nhiên tôi phải tới thăm anh chị Cung Trầm Tưởng.

Sau 8 năm gọi là xa cách, kể từ ngày đi họp Văn Bút Thế Giới ở Praha Tiệp Khắc.

Nay tóc thi sĩ củathời "Tóc vàngsợi nhỏ" mà anh "Tiễn em về xóm học" năm nào ấy, đã bạc trắng hoa lau, thi sĩ Cung Trầm Tưởng đã đúng cổ lai hy, anh bảo: "anh rất thích mùa đông ở Song Thành này, nó cho anh ngủ tròn giấc".

Tôi gặp lại chị Tịnh, phu nhân thi sĩ, nụ cười lúc nào cũng tươi tắn, thắm tình xã giao mà thân thiết.

Chị ngó tôi để cùng nhớ lại cái thời chị liên lạc với chị Đinh Thị Thục Oanh, phu nhân thi sĩ Vũ Hoàng Chương, những "mệnh phụ của quý thi sĩ lớn ", chị cười cũng y nhị:

"Cao Mỵ Nhân cứ để mái tóc này hoài hả, trông CMN thi sĩ quá!"

Thế rồi vài năm sau, anh chị từ Minnesota xuống thủ đô tị nạn Bolsa, để ra mắt chính cuốn thơ" Bài ca níu quan tài" nêu trên .

Trong những gì gọi là bay bướm, hào hoa, thơ mộng của nhà thơ lớn Cũng Trầm Tưởng, thì thật tôi chỉ thấy trong văn chương, thi ca... chứ ngoài đời ông lại là một vị túc nho, có thể bày to những ý kiến của ông rất khuôn thước nhưng vẫn đầy tính lãng mạn.

Thí dụ thi sĩ Cung Trầm Tưởng tả cho giáo sư Nguyễn Sỹ Tế nghe vầng trăng mầu xanh lá mạ mà ông bắt gặp ở xứ Vạn Hồ ấy.

Tôi thưa với anh chị, và với cả cử tọa buổi tôi ra mắt thơ "Lãng Đãng Vào Thu và Đưa Người Tình Đi Tu" của tôi, là tôi lên Minnesota vì vầng trăng mầu xanh lá mạ và tư tưởng NHỮNG NÀNG TÔ THỊ CHƯA HOÁ ĐÁ mà thi sĩ Cung Trầm Tưởng luôn nhắc nhở một cách cao vời, bởi vì chị cũng là một bậc nữ lưu chờ chồng không ta thán.

Chị nhìn tôi, ôi đôi mắt và nụ cười tươi tắn mà tôi cứ diễn tả mãi,bất cứ ở đâu, và bất cứ lúc nào... về chị.

Chị thân thương quý mến ơi, nay chị mang theo nụ cười tươi tắn của chị ra đi về cõi vĩnh hằng rồi.

Cầu xin Thượng Đế, và chúc phúc cho chị an nghỉ trong hoà bình vĩnh cửu đời đời ...

CAO MỴ NHÂN