Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

RỪNG GIỮA PHỐ

 

Bước qua năm thứ hai của khoá Cán sự xã hội Caritas do các soeurs dòng Nữ Tử Bác Ái (Filles de la charite' de Saint Vincent de Paul) phụ trách đào tạo, chúng tôi đã thực sự đi vào công tác xã hội căn bản hơn.

Đó là ngoài giờ học lý thuyết, chúng tôi đã hoặc đi thực tập, hoặc đi quan sát những sự việc ở đời...

Sự việc ở đời đối với công tác xã hội, thì đa phần là đau khổ, buồn thương, éo le, gây cấn vv... chứ nào thấy chi bình thường như các nhà thiên hạ.

Thế nên, mục đích là đưa các hoàn cảnh nêu trên trở về với sự bình yên, an lành, như điều mong muốn của công tác xã hội chung chung vậy.

Do đó, mùa hè năm 1961, quý soeurs với phương tiện di chuyển của trường, đã chở chúng tôi lên "Nhà Thương điên Biên Hoà" quan sát và học hỏi các chuyên viên chữa trị, điều dưỡng, và nhất là đối xử với bệnh nhân điên như thế nào.

Trước nhất "nhà thương điên Biên Hoà" có tên nhà thương hẳn hoi, gọi là "Bệnh viện Nguyễn Văn Hoài", tên một vị bác sĩ Tây Y đã hết lòng thương xót, hy sinh cho những bệnh nhân lạc lõng đó.

Bệnh viện Nguyễn Văn Hoài được xây cất từ thời Tây trong một vạt đất rộng như rừng, nhưng sau trở thành ở ngay thành phố, vì thủa hình thành nơi ấy còn hoang hoá.

Khi xe chạy trên con đường lớn để sẽ vào "nhà thương điên Biên Hoà", là tấm bảng mầu đỏ sậm chữ vàng, đã cũ rich, mấy chữ Bệnh viện (nhỏ thôi, dòng trên) Nguyễn Văn Hoài (lớn gấp rưỡi chữ nêu trên, dòng dưới).

Tất nhiên bệnh viện đã sẵn sàng việc tiếp rước đoàn chúng tôi. Được phần hành thuyết trình cho nghe cùng với sơ đồ tổ chức mà chủ yếu là các trại bệnh.

Mắc dầu ban tổ chức không buồn đến phát sảng, vì hằng ngày các bác sĩ, y tá và các y công, chuyên viên đặc biệt, phải đối mặt liên tục với số bệnh nhân hoang dã ấy.

Sau đó thì chúng tôi được đi bộ từ trại này qua trại khác, để trực tiếp ngó thấy các bệnh nhân vô cùng bất hạnh đó đang sinh hoạt như thế nào.

Có lẽ bệnh viện Nguyễn Văn Hoài muốn chuẩn bị cho chúng tôi một cách nhìn chan hoà, nhân ái, nên ban tổ chức hướng dẫn đi thăm các trại từ nhẹ tới nặng, từ nhỏ tới lớn tuổi, nam nữ ở riêng.

Trại đầu tiên là toàn bé gái từ 6,7 tuổi trở lên.

Sau đó là các em đã lớn hẳn thì ở chung với phụ nữ đủ hạng tuổi, không thấy bà nào già lắm,có lẽ họ đã chết trước khi già.

Khi chúng tôi vừa vô trại bệnh bé gái, thì các bé đó ôm chầm chúng tôi, có cháu kêu : "mẹ, mẹ...", có cháu kêu: "chị hai, ba, tư..."có cháu lại che 2 tay lên đầu khóc thảm: "Con đâu có làm vậy mà bà đánh con..."

Nơi trại bệnh dành cho phụ nữ thì đủ sắc thái, có cô ca hát, có cô la hét, cười ngơ ngác, nhưng cũng có cô lặng lẽ, khóc sụt sùi vv...

Nhưng đặc biệt nhất, là một nữ trung niên người Pháp, cô ta độ 30 tuổi, mặc đầm ta bà, không tả tơi, nhưng nhìn thấy là biết ngay không bình thường.

Trước nhất thấy chúng tôi, toàn nữ sinh đi với 2 bà Phước, thì phụ nữ Pháp đó ngửa tay xin một điếu thuốc lá.

Y tá tháp tùng cho hay phụ nữ Pháp ấy là một cô dâu đi cùng chú rể từ Paris qua Tokyo để hưởng tuần trăng mật, trước đó 5 năm, nhưng mới quá cảnh Saigon thì có dấu hiệu khác thường, nên  cuối cùng không chịu về Pháp chữa bịnh.

Rồi nặng hơn, người chồng quyết định đưa vô bệnh viện đó luôn.

Tất nhiên là gia đình ở Pháp vẫn lo tiền bạc quà cáp cho cô, nhưng chuyện đưa về Pháp thì chưa thấy nói gì.

Người nữ trung niên đó, cứ muốn nói chuyện với "Ma soeur" chúng tôi, đơn giản là nói tiếng Pháp.

Chúng tôi tò mò, hỏi bà y tá làm việc lâu năm là khi người chồng phát hiện ra vợ bị khác thường như thế nào, chắc bệnh viện biết chứ?

Bà y tá gật đầu, nói rằng người chồng cô ấy khai là thoạt đầu thì đi coi và nghe ban bát âm kéo đàn đám ma ò í e... Sau cô ấy cứ đòi đi xem và nghe vậy hoài.

Tây y cho là bịnh nhân đã bị tâm thần.

Tà pháp bên ta thì cho là ma ám 

Sau đó phải qua khu trai bệnh nam, cũng từ nhẹ tới nặng.

Tất cả những người bị tâm thần mà nôm na cứ nói là điên đó, người nào cặp mắt cũng như dại đi.

Trước khi tha nhân đi đến trạng thái cảm thương, hay là thương hại, ai cũng sợ hãi lỡ người mất trí đó hành hung mình thì sao.

Thực ra bịnh đã đưa vô nhà thương như đương nêu, thì khó nói là nhẹ được.

Ở những trại gọi là tình trạng tương đối ngó sơ là thấy các vẻ lạ thường rồi, thí dụ có ông cứ bắt người khác, y tá hay đồng bệnh phải ngồi nghe mình "lý luận" hàng buổi, chứ  không phải hàng giờ.

Ông thì huýt sáo không biết mỏi mồm.

Nhưng ngán ngất vẫn là những ông bỗng nổi giận lên đập phá.

Cuối cùng là ban tổ chức hỏi ma soeur có nên cho chúng tôi đến thăm cái "Địa ngục của trần gian" không ? Mấy chục người gần như đã thành vượn.

Sợ thì vẫn sợ, mà tò mò nhiều hơn học hỏi vv... Ma soeur lặng thinh, vẻ mặt buồn buồn, nhưng đoàn người đã tới sát cái khu khốn khổ đó rồi.

 Tới bây giờ, đã hơn nửa thế kỷ qua, mà tôi thấy cái khung cảnh ấy vẫn như đang trước mắt.

Một khuôn trại đúc cao tầng, bốn bề xây như nhà lao, chỉ khác là có những khuôn cửa sổ lắp song sắt, chỉ có một cửa ra vào cũng bằng sắt nặng. Bên ngoài có một hệ thống ống vòi nước.

Lưng chừng khu trại đó, vòng chung quanh là lớp sàn như gác lửng.

Những người bịnh đó không mặc quần áo, da họ đã biến thành sậm nâu. Họ đã quên hẳn tiếng nói, thỉnh thoảng hú lên, đập tay phành phạch.

Y tá để những máng cơm bằng nhựa ngoài khung cửa sổ nêu trên. Họ tự tới, bốc cơm bằng tay như loài vượn khỉ...

 Y tá mở vòi nước và sịt vào các thân hình người đã biến dạng  đó. Nước chảy xuống mấy cái rãnh sát chân tường ...

Gọi là tắm và rửa dọn hằng ngày .

Chẳng lẽ cuộc đời thế sao? nhưng rõ ràng là thế, một địa ngục cầu mong có Diêm Vương mau chóng kết thúc kiếp sống cho họ. Kết thúc sớm thì tất cả mọi chuyện đều êm đẹp.

Đứng trong vòng 15 phút, tất cả các mùi xú uế đều tuôn ra ...

Nhị vị soeurs cố giữ trạng thái bình thản, mấy vị trong ban hướng dẫn của bệnh viện đã quen sự việc đó lâu rồi.

Chỉ có 10 đứa chúng tôi, khoá cán sự xã hội đầu tiên nhận học bổng của Bộ Quốc Phòng, học ở trung tâm Caritas  số 38 đường Tú Xương Saigon, là thấy tận mắt cuộc sống dưới âm độ của loài người không còn lẽ gì cần phải tồn tại nữa.

Cả một không gian trống rỗng đến không thể có một ngọn cỏ bám víu, những người điên quá tải, tận tuyệt trên, không còn một khổ nhục nào hơn nữa, sao Chúa không cất phần họ đi mau chóng, chỉ có không hiện diện ở thế gian nữa, họ và thân nhân nọ mới không tuyệt vọng khi hướng về Thượng Đế cao vời ...

CAO MỴ NHÂN