Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

Ở VƯỜN XƯA

 

Trong thi tập VƯỜN XƯA của trung niên thi sĩ NGUYỄN VÔ CÙNG, được tác giả tự chia ra 3 phần rõ rệt:

1/ Thơ sáng tác các thể loại bình thường, (một số được chuyển English) : 86 bài.

2/ Những bài thơ của truyện Kiều: 20 bài.

3/ Những bài Đường thi tuyển dịch: 20 bài.

Trong một bài đọc cách đây ít năm, tôi có dịp giới thiệu phần 3 của thi tập Vườn Xưa của Nguyễn Vô Cùng, là 20 bài Đường Thi Tuyển Dịch.

Hôm nay, tôi xin giới thiệu phần 2 của thi tập Vườn Xưa đương nêu: 20 bài thơ của truyện Kiều.

20 bài thơ này cũng xuất xứ từ truyện Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Hoa), mà do một sự tình cờ, nhà thơ Nguyễn Vô Cùng gặp được một cuốn sách cũ của Trương Cam Vũ, trong mớ sách cũ bày bán bên đường Saigon, qua lãng bước của cựu  sĩ quan VNCH Nguyễn Vô Cùng mới rời trại tù cải tạo về.

Thủa còn đi học trung học, Nguyễn Vô Cùng thường băn khoăn khi học những đoạn thơ Đoạn Trường Tân Thanh của cụ Nguyễn Du... cứ thấy nhắc tới những bài thơ trong tác phẩm như: Kiều rút trâm, vạch lên da cây, vịnh nấm mồ vô chủ thấp sè sè, mà sau được cậu em út Vương Quan kể cho hay là mả của Đạm Tiên, một thời hương sắc..,

Rồi khi chị em Vương Thuý Kiều về nhà, thì trong giấc ngủ, Kiều đã mơ thấy Đạm Tiên báo mộng rằng nàng có tên trong sổ đoạn trường, lại cũng 10 bài thơ, như Kiều đã tặng Đạm Tiên 10 bài lúc chị em nàng du xuân nhân tiết Thanh Minh.

Nguyễn Vô Cùng cứ canh cánh bên lòng là những bài thơ nêu ra ấy như thế nào, trong toàn tập Kim Vân Kiều mà hậu thân là Đoạn Trường Tân Thanh của cụ Nguyễn Du không kê ra phần thơ này.

Tới khi gặp cuốn sách cũ của Trương Cam Vũ, thì lại trái ngược lẽ thường, ấy là họ Trương đã dịch từ nôm VN sang Hán tự, do đó lần thứ hai theo tôi hiểu, có thể câu chuyện tôi trình bày chỉ đúng một phần, tức là Nguyễn Vô Cùng lại chật vật dịch và phóng tác từ Chữ Hán, qua chữ quốc ngữ mới là gian truân cho cô Kiều, chẳng những khốn khổ về cuộc đời mà còn khốn khổ về văn chương lẩn quẩn chìm nổi quanh cô .

Với 20 bài thơ dịch sát, rồi phóng tác thành thơ hiện đại, Nguyễn Vô Cùng cho ta thưởng thức những vần thơ mới cả về tư tưởng lẫn ngôn ngữ thời nay.

Một lần nữa, tôi lại "đa đoan", là hôm nay tôi chỉ giới thiệu 5 bài đặc biệt giữa Thuý Kiều và Thúc Sinh.

1/4 số thơ Nguyễn Vô Cùng dịch, dành tặng cặp đôi Thuý Kiều và Thúc Sinh, có thể tự bản thân thi ca dẫn nhập vào tình tiết truyện, mà cũng có thể Nguyễn Vô Cùng cũng có một thoáng nhận định về những cuộc tình của Thuý Kiều với khách đường xa.

Như tôi đang muốn đi sâu vào tâm tư tình cảm của  Thuý Kiều, một nữ lưu gian nan từ tai họa của gia đình đến những không may trải suốt cuộc đời cô gái bất hạnh này .

Trong 20 bài thơ của truyện Kiều, Nguyễn Vô Cùng đi từ khởi thủy truyện, là bài Bạc Mệnh Khúc, tức thời điểm chị em Kiều dự hội đạp thanh, đến giai đoạn kết thúc, bài Kiều Đầu Thân Tiền Đường, tức gieo mình xuống sông Tiền Đường sau khi bị Hồ Tôn Hiến ép gả cho gã thổ quan, trước mặt Từ Hải chết đứng khi ra hàng vì họ Hồ bội phản.

Nhưng sau đó Kiều được vớt, đoàn tụ cùng gia đình họ Vương, nhà nàng.

Ai trong chúng ta cũng biết có 3 đấng mày râu hiện diện rõ nét trong cuộc đời Thuý Kiều :

1/ Người tình văn chương Kim Trọng: hạnh ngộ, hẹn hò, thề  thốt vv... song chẳng bảo trợ được Kiều, khi gia đình họ Vương lâm nạn, lại còn được gá nghĩa với Thuý Vân, em Kiều, nên duyên chồng vợ. 

2/ Người chồng hờ Thúc Sinh: có lẽ là người Thuý Kiều yêu thương thật sự, nên Thuý Kiều đã làm tới 5 bài thơ cho Chàng Thúc Sinh này, trong lúc chỉ hơn 1 bài sơ sài tặng Kim Trọng, và chỉ phác qua chuyện Từ Hải phải quy hàng Hồ Tôn Hiến.

3/ Người gá nghĩa trăm năm với những ân đền oán trả, đồng thời mơ ước vinh hoa, là Từ Hải,  nếu Từ Hải trở về ... chính nghĩa. Song làm gì có chính nghĩa với cái triều Mình năm Gia Tĩnh đó chứ .

Có người đặt vấn đề: liệu Từ Hải với Thuý Kiều có tình ý yêu thương thật không? Cứ xem như một bên là trai tài, dù làm loạn, một bên là gái sắc thật đấy, nhưng đã thuộc giới bán phấn buôn hương dù chỉ là tai họa, tai nạn vv...

Kể cả 2 bối cảnh nhân vật như thế, không thể có tình yêu chân chẩt, huống hồ là tình yêu thiêng liêng được.

Do đó trở lại vấn đề tình cảm Thuý Kiều và Thúc Sinh dựa trên cơ sở nào, để nói rằng Thúc Sinh thực sự thương cảm Thuý Kiều, và Thuý Kiều cũng thực sự mến trọng Thúc Sinh ?

Bài 1/ Thúc Sinh vịnh Kiều nhập dục thi .

Thơ Thúc Sinh vịnh Kiều tắm (câu 1313-1316 )

Rõ ràng trong ngọc, trắng ngà .

Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên

Sinh càng tỏ nét càng khen

Ngụ tình tay thảo một thiên luật Đường...

(Nguyễn Du)

Bài 2/ Kiều tiễn biệt Thúc Sinh, đề Kim tịch thị hà tịch thập thủ. Tức "10 bài Đêm Nay" (1519-1520) .

Chén đưa nhớ bữa hôm nay

Chén mừng xin đợi ngày này năm sau

(Nguyễn Du )

10 bài "Đêm nay - Kim tịch -", Nguyễn Vô Cùng dịch phóng túng như thơ sáng tác vậy. Trích dẫn bài số 6 Kim Tịch đó:

Đêm nay thôi nhé người đi

Nhìn nhau sao chẳng nói gì với nhau

Bên trời lẻ tiếng chim đau

Ly tình muốn tỏ, lời sầu khó phân...

(Nguyễn Vô Cùng )

Bài 3/ Kiều tặng biệt Thúc Sinh.

Kiều tặng Thúc Sinh lúc giã biệt ( 1529-1530) .

Người lên ngựa, kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

(Nguyễn Du)

Ở bài này thì phải mở dấu ngoặc, ấy là "Thúc Sinh đáp thi "

Bài 4/ Thúc Sinh đáp tặng Kiều : ( 1525-1526)

Người về chiếc bóng năm canh

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

(Nguyễn Du )

Chỉ là một bài tứ tuyệt của Thúc Sinh, Nguyễn Vô Cùng dịch như sau:

Thương nhau ngàn dặm chẳng xa

Một năm trở lại có là bao lâu

Đất trời ta vẫn có nhau

Can chi mà oán, mà sầu chia phôi ( Nguyễn Vô Cùng )

Bài 5/ Tự quân chi xuất hỉ ( lục thủ )Từ chàng. (1527 - 1528 )

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường 

(Nguyễn Du )

Bài "Từ Chàng "có 6 đoạn, Đan cử đoạn đầu, Nguyễn Vô Cùng dịch :

Từ chàng trở gót ra đi

Ngày ngày đối bóng xá gì non cao

Non cao dễ thấy được nào

Dạo trông mây trắng dạt dào nhớ thương..,

(Nguyễn Vô Cùng ) .

 

Cái tình cảm tự nhiên Thuý Kiều đối với Thúc Sinh, không qua những ước lệ xử thế ở đời. Thí dụ khi Kiều làm lẽ không chính thức Thúc Sinh, lẽ ra Kiều phải sợ hãi , buồn chán, chiều chuộng người chồng hờ này, thì Kiều lại tự nhiên như đang trong một tổ ấm bình thường. Khi Thúc Sinh phải về quê nhà một năm, Kiều làm thơ tiễn biệt.

Thúc Sinh cũng trong cảm giác bình thường của một người đàn ông đã có vợ, không hề dối gạt Kiều, hay chính vợ chàng, Hoạn Thư, chàng phải trở về và hy vọng sẽ tái ngộ Kiều một năm sau .

Tóm lại trong bất cứ một nội dung tiểu thuyết nào, những nhân vật truyện được dàn dựng, đối với tha nhân, tác giả phải đáp ứng yêu cầu của đám đông.

Cụ Nguyễn Du với cả 3 vai nam chính, đều không bị quần chúng " phê phán" thiên lệch.

Rằng Kim Trọng thư sinh mặt trắng, thì chỉ trau chuốt lời hoa, ý gấm được thôi .

Từ Hải mang vóc dáng "dọc ngang nào biết trên đầu có ai "tuy không hèn, cũng không trọn vẹn dũng khí, thì làm sao xây dựng được một hoàn cảnh bình thường.

Thuý Kiều chỉ mơ ước được sống trong hoàn cảnh bình thường, thì lại ngang trái ...

Ngó Thúc Sinh quen thói bốc trời, trăm ngàn đổ một trận cười như không, chàng ta sống với thực tại có sẵn, nên phần nào hợp với tình trạng Thuý Kiều khi đã liên tiếp dở dang.

Vì thế cho nên cả hai Thúc Sinh và Thuý Kiều giao kết tạm bợ , nhưng lại là "cùng một lứa bên trời", cái lứa bất khả kháng của hoàn cảnh bất đắc dĩ.

Do đó có thể nói, giữa Thuý Kiều với Thúc Sinh không có khách sáo, phỉnh gạt, gian dối trong tình nghĩa mà các cụ ta xưa nặng lời : "già nhân ngãi, non vợ chồng".

Và nếu cả hai được nâng cấp lên tình huống quan quyền,thượng lưu, thì họ chính là "hồng nhan tri kỷ" và "anh hùng, hiệp khách "tha phương...

 

CAO MỴ NHÂN