Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

LY NƯỚC CHANH

 

Mặc dầu vào cuối thập niên 80 thế kỷ trước, khi thành phố Saigon đã bước qua "đổi mới" 5 năm, đố mà biết được người phụ nữ ấy là... dược sĩ từ thời Tây ở Nam Kỳ Quốc .

Bấy giờ nữ dược sĩ này độ sáu mấy tuổi thôi, nhưng gầy ốm, hom hẻm, khô héo lắm. Bà ta tên Diệu Quyên.

Như tôi đã có lần kể, tôi là huấn luyện viên Dưỡng Sinh thuộc Khoa Dưỡng Sinh, viện Y dược học dân tộc nên thường sinh hoạt bên Tổ Thuốc Nam, do bà dược sĩ nêu trên phụ trách.

Công việc thuốc men, tập thể dục vv... chẳng có gì hay lắm để trình bầy, là vì chắc ai cũng biết rồi, với cái mặt bằng toàn cây, cành, lá, hoa, quả, củ, rễ... to, nhỏ đủ kiểu, đủ loại.., cho tha hồ xấy, phơi, sao, sắc... hong khô hay hạ thổ, ủ, nén tuỳ theo... chuyện của tổ Thuốc Nam.

Ngõ hầu tìm một cách pha, chế, để mau chóng có thuốc kiểu bần hàn, nghèo khổ cho bịnh nhân của một nước vô cùng mạt rệp sau 30-4-1975... với thuốc men dùng giống thời man di cổ đại...

Ấy vậy mà người ta đau ốm cũng từ khắp nơi tới nhập viện, để lương y, bác sĩ ... tìm cách chẩn trị theo Đông y, lý do những năm tháng đó, làm gì có thuốc tây, hầu có thể chữa bịnh như y tế miền Nam trước ngày đổi đời 1975 được chứ.

Ý chết, tôi lại cà kê tây, ta y rồi.

Một buổi trưa kia, Sai Gòn nắng gắt vô cùng... chị dược sĩ Diệu Quyên mời tôi về nhà chơi cho biết, và để giải khát bằng mấy quả chanh vừa mua được ở tổ hợp cung cấp rau quả, mà chỉ là cái sạp như chõng tre đặt trước cửa nhà ai đó, xếp độ mấy chục bó rau muống, rau cải, rau lang, rau dền... đầy sâu, đầy đất bám vào bốn thứ rau trên, mà cứ đùa là "tứ quý" cơ đấy: lang, rền, muống, cải. Bên cạnh đó là mấy trái chanh tươi, rổ ớt, hành ngò, thật cơ khổ.

Mùa hè mà mua được mấy trái chanh vỏ xanh mướt thế kia, thì quả là uy tín lắm rồi. Bởi lẽ mùa hè nóng nhưng lại là mùa mưa nhiệt đới, hoá cho nên muỗi vo vo từng đàn trước mặt, rồi sốt xuất huyết... vv khiến phải trữ chanh, để uống ngăn ngừa cơn sốt tăng cao, phải uống nước chanh mới... an toàn quý vị ạ .

Chị với tôi đi bộ "sạc gáo" từ Viện Y Dược học Dân Tộc, tọa lạc nơi ngã tư đường Công Lý cũ cùng đường Nguyễn Minh Chiếu xưa... tới tận đường Phan Thanh Giản quận 3 Saigon, nhà chị, để chỉ uống một ly nước chanh năm 1987 thôi, cơ khổ quá...

Suốt đường trường gió bụi độ 3 km, chị với tôi không cảm thấy mệt gì cả, chị chẳng hề tâm tình phụ nữ như phần đông các đấng phụ nữ khác...

Nhưng tôi thì bản tính... tò mò, biết chị Diệu Quyên là "phu nhân luật sư, giáo sư Phạm Văn Bạch", người tiến sĩ luật xuất thân Trường đại học Lyon Pháp, với luận án "Hiến pháp Xô Viết và thực tiễn Xô Viết, giải pháp cho vấn đề dân tộc và giai cấp".

Do đó khi ông về nước dạy học ở Cần Thơ, ông gốc Trà Vinh, rồi chủ trương kháng chiến chống Pháp, nên ông Hồ đã lợi dụng lòng mong muốn giải phóng dân tộc thiệt, bèn "móc nối" đưa ông lên chức Chủ Tịch Uỷ Ban Kháng Chiến Hành Chánh Nam Bộ, tôi kể tóm tắt thôi, chứ thời sự và lịch sử thì tìm thư viện nào cũng có.

Cái điều mà ông tiến sĩ luật sư Phạm Văn Bạch này, sinh ra trước cả những nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921-1989) và toàn nhóm trí thức tiểu tư sản như Huỳnh Văn Tiếng, Mai Văn Bộ, Đặng Ngọc Tốt vv... cả chục tuổi, thì ông Tiến sĩ luật từ đại học Lyon Pháp đã có cái nhìn đỏ kè hơn nữa, tức là Cộng sản đệ tam, hoá cho nên cái ông gọi "già Hồ" mánh mung từ trứng nước, đã thay thế ngay Phạm Văn Bạch (1910-1986) vào chỗ ngồi của giáo sư Trần Văn Giàu (1911-2010) trong cái mớ bung xung chính trị Nam Bộ, mà ai nghe cũng sốt cả ruột.

Năm 1954, Tiến sĩ luật Lyon Phạm Văn Bạch nêu trên bị "bang chủ họ Hồ" dồn ra miền Bắc XHCN, được kèm theo một mớ chức vụ, nhưng cái chức vụ kinh hoàng nhất, là làm Chánh Án Toà án Nhân dân tối cao 21 năm (1959-1980) ở cái gọi là nước Bắc kỳ XHCN đó.

Như vậy, cứ mỗi tiếng búa gõ trước vành móng ngựa, là một vụ án kết thúc trong đau khổ của nhân dân vô tội vạ quá hả?

Sau 30-4 -1975, trở vể Nam Bộ quê xưa... với cả một lịch trình sống chết cho "giai cấp vô sản" thế, mà lại ôm cái bụng... đói, đến nỗi bà vợ ông phải xếp hàng mua vài quả chanh đãi khách, là tôi hôm đó, ở căn nhà trưng dụng của người miền Nam, đi di tản khỏi làn sóng đỏ đang ào ạt từ phương Bắc đổ xuống hướng Nam.

Tôi đã ngồi nơi kê cái bàn tầm thường, như đồ đạc của trại gia binh VNCH, chờ lâu mà chả thấy chị Diệu Quyên đưa ly hay chén nước chanh ra mời gì cả.

Té ra chị đi tìm gói đường bé như bao thuốc lá để đâu đó, rồi mang thẳng 2 cái ly nhựa ra bàn nước ấy.

Chị cắt đôi 2 trái chanh, nói tôi : "pha đi, pha đi ", lấy chai nước lọc ra...

Mỗi ly 2 muỗng cà phê đường mía VN nên mầu ngà ngà, chẳng thấy tủ lạnh đâu, nước chanh đường không đá, uống nghe gắt gắt ở cổ.

Đúng là đỡ chút cơn khát, tôi xách nón lá đi ngược lại đường Công Lý xưa, để trở về nhà bên ngã tư Asam. Thật chán cái mớ đời đi, học thuyết Karl Marx có thể mới với ông tiến sĩ luật sư đại học Lyon Pháp hồi 1936 đó, nhưng mỗi lúc nó mỗi lạc hậu dần...

Tôi ngắm trang phục dược sĩ Diệu Quyên, quần xoa đen ngắn cũn cỡn, áo sơ mi kiểu Cộng sản Hà Nội thủa chiến tranh, còn sót lại mầu cháo lòng, đôi dép loại gì mà quai cứng nhắc, có thể là da trâu... chị cũng đội nón lá như tôi...

Ngắm người nữ dược sĩ CS đó, không hẳn để chê bai, mà tôi nghĩ đến vợ chồng người quản lý Nông trường, nơi tôi đã phải lao động ở đó 2 năm hậu tù cải tạo, đúng vào lúc chiến tranh biên giới, 1978-1979, vợ chồng ông ta tên Ngô Mên đã vượt biên.

Ngô Mên là con nhà giàu gốc Hoa sống ở Miên, nói thế này : "Hồi tui ra đi làm... cách mạng, là mang cả cái lòi tói bằng vàng y đi, chớ có đâu giống bọn khố rách áo ôm, nay chúng khác rồi..."

Ý nói không phải cách mạng gì hết, chỉ là một lũ cướp thôi, thế mới... khờ dại cho những ông bà từ Saigon ra đi, học hành thành đạt ở bên Tây, bên Nhật vv... về phụng sự Hà Nội... Như bà dược sĩ Diệu Quyên nêu trên chẳng hạn.

Tưởng là làm giàu, làm mạnh cho đất nước, dè đâu làm tàn bại, hạ giá tổ quốc VN đến hàng triệu lần.

Đã nghèo khổ, thất học, vô giáo dục, mất nhân cách, khiến bây giò những người lương thiện phải lấy mo che mặt vì xấu hổ... bởi cái đám dân XHCN chuyên chính bệ rạc... ăn cắp, làm bậy khắp nơi trên thế giới...

 

CAO MỴ NHÂN