Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

CÀNH MAI TẾT

 

 

Sau khi đã xong tù cải tạo, kể cả ở nông trường 2 năm, tôi cũng như quý vị sĩ quan chế độ cũ, nếu không kiếm được cách vượt biên, thì lo mà tìm phương kế kiếm sống... hầu được yên thân.

Tôi đã theo học và đi làm một cái nghề mà đúng nghĩa phải tốn công sức ra mới có chút tiền còm để... sinh nhai. Đó là làm Huấn luyện viên Dưỡng sinh.

Tất nhiên phải tới một Câu Lạc Bộ tham gia sinh hoạt bình thường như thiên hạ.

Tại Câu Lạc Bộ Dưỡng sinh đó, tôi gặp lại biết bao người quen thuộc Chế độ cũ, những ông này, bà kia danh tiếng chưa rời đất nước ra đi.

Tôi hướng dẫn họ tại sàn học chính thức đã đành, tôi còn dạy thêm ở mấy chỗ ngoài phố xá, mới có tạm lợi tức chi dùng cho 5 mẹ con, mà chúng thì còn lau nhau đi học.

Chúng tôi rời bỏ Đà Nẫng một cách tức tưởi. 3/1975, nên chỉ còn cuộc sống bấp bênh, phải nhờ vả họ hàng mà ai ngó cái gia sản "đấm vố" của tôi, mấy bị xách tàng tàng cũng hết muốn cho ở nhờ.

Tôi buộc phải mua một căn nhà "bé như lỗ mũi" ở đầu hẻm 117 đường Nguyễn Huỳnh Đức cũ, sau họ đổi là Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận... để có chỗ nương thân qua ngày.

Là căn nhà bé nhỏ nhưng xinh xắn, vì có tàn cây cao ở sau và một bên hông nhà. Còn bên hông kia là con hẻm cụt, chạy giữa chục căn nhà thiên hạ cũng chật ních như nhà tôi .

Lối đi vô hẻm sâu độ 10m, là tới nhà tôi mang số 117/2, nên chính là nhà đầu hẻm... thì lỡ có ai kiếm nhà thăm hỏi, cũng chẳng vất vả gì...

Thế mà, một buổi lỡ trưa kia, có một vị phụ nữ khoảng ngoài bốn chục tuổi, đẹp đẽ sang trọng tìm đến, hỏi thăm nhà cô Mỵ Nhân, là tôi, bà rất... ngoại giao, không cần chờ tôi hỏi lý do bà hiện diện ở con hẻm nhỏ bé này, bà tự giới thiệu:

Chị là Đỗ thị Như T. Chị ruột của Đỗ thị Như N. bạn học TV với Cao Mỵ Nhân đây.

Chưa kịp a lên mừng rỡ, đã nghe chị tiếp lời ngay:

Nghe... danh em dạy Dưỡng Sinh có... tiếng lắm, chị tìm gặp để nhờ em tới nhà hướng dẫn anh chị và cả nhà, vì gia đình chị sắp đi Mỹ theo diện bảo lãnh.

Trời, còn gì thú vị hơn được tới một nơi... bảo đảm an toàn cho công việc làm vốn không mấy thuận lợi, còn đầy soi mói của... công an thành phố Saigon xưa, họ đổi thành Hồ từ thủa đại tộc Ka Ki... tôi bị tan hàng .

Chị Đỗ thị Như T. vốn đã học, rồi sau làm giáo sư trường nữ Trung học TV danh tiếng của chúng tôi, là phu nhân của Bác sĩ Đào Quốc Anh, có phòng mạch trước cửa chợ Hoà Hưng, đường Lê Văn Duyệt Saigon.

Tôi bắt đầu tới nhà ông bà Bác sĩ nêu trên ngay sớm hôm sau . Theo dự trù, giờ tập sẽ từ 6 đến 7 giờ sáng mỗi ngày, sẽ không trở ngại cho tôi tới Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh Viện Y dược học Dân tộc, làm việc bình thường .

Những di chuyển bấy giờ, cuối thập niên 80 thế kỷ trước, không xa cách tỉnh thành, thì toàn đi bộ.

Buổi sáng rời nhà lúc 5 giờ, đi bộ thong thả trên một đoạn đường Nguyễn Huỳnh Đức, từ đầu Asam tới đường rầy xe lửa cổng số 6, là rẽ tay trái để đi sát đoạn đường sắt ấy, mấy nhà bên đường đã lén mở nhạc vàng, nghe nho nhỏ: "ngày xuân nâng chén, ta chúc nơi nơi..." vì mùa đang sắp Tết.

Tôi phải đi thật nhanh qua khúc đường sắt nhỏ qua chiếc cầu gỗ trên kinh Nhiêu Lộc, để tới một đường nhỏ, ngắn, rồi mới quẹo phải đường lớn Lê Văn Duyệt, đi độ mấy nhà là tư thất Bác sĩ Đào Quốc Anh đã hiện ra...

Chính tôi hằng ngày là chiếc đồng hồ, vì tôi phải thức gia đình Bác sĩ gồm ông bà, 2 cô con gái chưa tới 20 tuổi, và một bà em gái Bác sĩ ở gần đó, để chuẩn bị ra sân thượng tập Dưỡng Sinh trên những chiếc chiếu sẽ trải ra thay cho nệm tập như các nơi luyện võ khác.

Cũng thật là thú vị cho cả người tập thể dục lẫn huấn luyện viên như tôi, vì cùng thời gian một tiếng đồng hồ đó, tôi cũng mặc nhiên tập luyện cho cơ bắp, xương cốt được dung dãn nhịp nhàng, tránh xơ cứng khớp và tâm hồn thì hết sức lạc quan, yêu đời ...

Sau khi tập thể dục Dưỡng sinh cho gia đình Bác sĩ Đào Quốc Anh rồi, tôi thả bộ về Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh viện YDHDT tọa lạc tại ngã 4 đường Nguyễn Minh Chiếu và Công lý cũ, tôi có thể vừa đi vừa chơi, ngắm cảnh năm hết Tết đến với hàng hoá Tết nhất VN cũ kỹ quen thuộc như mứt món, trái cây, bánh chưng bánh tét, gà vịt vv...

Hoặc cảm thấy đói bụng, thì ngồi xuống cái đòn bé xí cạnh gánh bún măng bên đường, xơi một tô loại khiêm tốn cho hợp túi tiền và nhất là cái thân hình mảnh khảnh của tôi... cũng chả cần phải ăn tô cối sầm làm gì cho bụng bị anh ách, khó chịu chứ.

Năm đó, cuối thập niên 80, sắp qua 90, thế kỷ cũ, những gia đình sĩ quan bị tù cải tạo về, thường nhà nào có chút phương tiện vật chất, thường "chân trong chân ngoài" kiếm cách ra đi...

Trước đó mấy năm đã có Hà Thúc Sinh tới Mỹ, làm nên huyền sử cải tạo qua hồi ký "Đại học Máu", hay Thế Uyên đi cả gia đình bằng đường ODP... cũng đã hồi ký "Người đi qua mùa đông".

Tôi vẫn tiếp tục là con thoi mơ màng giữa các gia đình sĩ quan VNCH với nhà văn Trung tá Không quân Trần Tam Tiệp ở Pháp, để ông đi xin từng gói thuốc tây dư hay mẫu của quý vị "đi trước" gởi về cho chúng tôi tạm "qua cơn bĩ cực".

Có một điều lạ, là tôi tin tưởng nơi Ngài Thượng Đế tối cao ghê lắm, gặp khá nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, mà sao tôi vẫn vững tâm một cách... hồn nhiên đến nỗi quý vị phu nhân các quan 5, quan 6 xưa... cảm thấy vui lây .

Chị Diệu Bích, phu nhân Trung tá Nguyễn Đức Dương một Thiết đoàn trưởng Thiết Giáp, phu nhân đại tá Nguyễn Ngọc Sáu Bộ chỉ huy Pháo Binh ngoài QKI một thời, lên tận lầu 3 Câu Lạc Bộ Dưỡng Sinh để chỉ nhét vào tay tôi 5 ngàn đồng, vì thương tôi... tội nghiệp quá.

Tôi chỉ dẫn tập thể dục Dưỡng Sinh ở mấy nơi khác nữa, tư gia hay một nhóm nhỏ, hoặc đông hơn... cứ vui tươi như chưa từng bị khổ bao giờ, nhưng tôi cũng đã nhiều lần đứng sát vô tượng Đức Mẹ ở bên cầu Cống Bà Xếp, gục mặt xuống đôi bàn chân xinh xắn của Đức Mẹ, cho đôi dòng lệ mặc sức chảy ra.., khóc mãi, cho tới khi nào mỉm cười nhè nhẹ được, mới lau mắt đi tiếp...

Đã hết thời gian tập Dưỡng Sinh cho gia đình chị Đỗ thị Như T, tức gia đình Bác sĩ Đào Quốc Anh, tôi sắp sửa giã từ...

Tôi thấy ông bà cứ ngần ngừ đứng ở sân thượng, nơi có nhiều chậu cây cảnh quý hiếm tuyệt đẹp, không kể những bonsai, những chậu cao, vừa và thấp đủ loại... Hoa sứ Thái Lan, Mai đủ loại, phù dung, cẩm chướng, thược dược, mãn đình hồng vv...

Ông bà Bác sĩ đương nêu chuẩn bị ra đi Hoa Kỳ, cũng theo diện bảo lãnh, nghe đâu sẽ định cư ở Houston, ông bà chỉ chậu hoa mai sậm đỏ, bảo rằng đó là hoa Mai Tứ Quý, và chậu bé hơn, nhưng là một khuôn hình bằng Kim loại hình chữ nhật chứa nước trong veo dưới chân một cây mai nhỏ, chị Như T nói: Mai chiếu Thuỷ. Đúng rồi, những cánh hoa mai như úp xuống soi mặt nước trong lành...

Ông bà Bác sĩ cười:

Chúng tôi tặng cô làm kỷ niệm 2 chậu Mai quý nhất này, Mai Tứ Quý và Mai Chiếu Thuỷ.

Tôi đã buồn thấm trong lòng từ lâu, vì ngày tôi mang 4 đứa bé và nhỏ giữ em xuống tầu Philippin rời Đà Nẵng vào Saigon lánh nạn Cộng Sản, cả một cái nhà kiểu villa không kịp khoá, cầm được cái bình sữa không, mà không kịp lấy cái giỏ đựng mấy hộp sữa với mấy chai nước mang theo... cho con cái dùng...

Bây giờ, biết nay mai thế nào, cái nhà nhỏ xíu như cái lều tôi kể ở trên, có độ 2 m vuông để xe ở trước cửa nhà, mà chậu Mai Tứ Quý, bản thân cây mai đã lớn, cái chậu cổ còn quý và lớn hơn nữa.

Chậu Mai Chiếu Thuỷ thì thanh cảnh thế kia, có thể để trên cái lan can bằng gỗ ọp ẹp...

Nhưng thôi, tất cả quý hoá vậy, mà VN thì hồi đó đôi dép đứt quai để quên ngoài cửa, trộm vặt cũng lấy OK, nay bưng nhị vị cây kiểng về, tổn công sức giữ trộm mà thôi, tôi đành cám ơn, trong sự ngạc nhiên của ông bà Bác sĩ thân chủ quý tộc, tập thể dục Dưỡng Sinh để phòng bịnh vậy.

Mấy năm sau, gia đình tôi cũng đến được Hoa Kỳ theo diện tị nạn. Tôi cũng mấy lần tới Houston để họp bè họp bạn, nhưng chưa có dịp tìm thăm gia đình Bác sĩ tây y, để hỏi xem là gia đình ông bà chắc đẫ để lại quê hương VN xa vời, năm mươi mấy động tác với đủ các tư thế tập cho cơ thể... tự lực tự cường, thuốc men khốn khổ cho cả một xã hội bị chìm đắm trong nghèo nàn oan nghiệt... kia rồi .

Đã hơn hai mươi lần đón Tết mừng xuân ở phương trời lưu lạc này, hình ảnh những cây mai, cành mai, chậu mai, bình mai...giả ở chợ hoa Phước Lộc Thọ không khiến tôi xúc động được, có lẽ:

Sự thực thì Xuân chửa trở về

Bởi vì mầu trắng của hoa lê

Không gây xúc động trong tiềm thức

Bằng một cành mai nở trước hè...

 

CAO MỴ NHÂN