Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

BÊN TRONG CỔNG TRẠI

 

Đúng cái giờ âm dương chuyển dịch hôm nay, những linh hồn của hàng ngàn chiến sĩ trận vong thuộc Vùng 1 chiến thuật, sau đổi là Quân đoàn I / Quân khu I, như luẩn quẩn quanh chiếc cổng doanh trại Nguyễn Tri Phương, đồn trú tại Đà Nẵng ngày xưa .

Ôi cổng trại Nguyễn Tri Phương quả là đẹp nhất trong 4 cổng trại của đại tộc KaKi : I II III IV. QL/ VNCH, mà tôi vừa thấy lại nơi điện báo HNPĐ, một sân chơi dành cho huynh đệ chi binh lâu nay .

Như một tiền đình tộc hội QĐI/QKI, tôi không thể nào quên được cái đại bản doanh, với một sân cờ to lớn, rộng mênh mông, vuông vắn, trang nghiêm, đẹp ơi là đẹp.

Mà, bản thân tôi đã trưởng thành từ doanh trại ấy, từ khi chuẩn uý mới ra trường, tới lúc tan hàng .

Tôi đang định viết lại một kỷ niệm xưa, trong cái ngày gọi là kỷ niệm Quân Đoàn năm ấy 15 /8 /1968, mặc dầu tôi vẫn thuộc lịch sử Quân Đoàn I/ QKI, thành lập ngày 1 -6 -1957, thủa tôi còn cắp sách đi học ở trường nữ Trung học Trưng Vương Saigon.

Nhưng 15/8 hằng năm thì quên sao được, vì trùng ngày với lễ Mông Triệu, Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội lên trời .

Nên tôi cứ băn khoăn lâu nay, ngày đó ở sân cờ đại bản doanh Nguyễn Tri Phương, được tập hợp đông đảo quân nhân các cấp thuộc các phòng ban, và đa số các đơn vị trưởng các đơn vị trực thuộc, biệt lập đồn trú ở ngay Đà Nẵng tới dự lễ.

Để đón chào phái đoàn Tổng thống VNCH và Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, từ Trung ương ra thị sát đơn vị.

Toán Nữ Quân Nhân đại diện NQN phục vụ tại các đơn vị trên lãnh thổ Quân Khu I, do tôi sắp xếp, đã đứng ngay ngắn trên một khoảnh sân đã được phân định ở phía phải sân cờ, tính từ cổng trại Nguyễn Tri Phương ngó vào.

Được tập dượt thao diễn kỹ càng, nên khi Tông Tông... tôi, và đại huynh trưởng đại tộc Ka Ki cùng Hoàng Tư Lệnh của quân đoàn mang số I La Mã mầu đỏ, tiến tới duyệt lãm vị trí toán nữ... binh áo mầu xanh, quý vị thượng cấp... ngẩn ngơ luôn.

Tôi mang cấp bậc đại uý, cùng nữ Trung uý phân đoàn phó Nguyễn Thị Mỹ Lưu, với 10 nữ hạ sĩ quan chào tay răm rắp, tưởng chẳng nơi nào có được hình ảnh ấy, lý do Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI lúc nào cũng giữ danh xưng số I La Mã mầu đỏ, mà tôi thủa đó còn quá trẻ trung, rất hãnh tiến .

Toán chúng tôi được phóng viên chiến trường từ Trung ương ra, chụp cho những bức ảnh tuyệt đẹp. Một bức đã được in hình bìa báo Chiến sĩ Cộng Hoà.

Có một điều vui là Tông tông... tôi, và đại huynh trưởng Tổng tham mưu trưởng đại tộc KaKi qua các toán Nam quân nhân, thì chả biết thế nào, chứ tới ngang toán Nữ quân nhân chúng tôi, dung nhan quý vị thượng cấp có vẻ tươi hẳn ra .

Tôi cứ sợ bản tính hay cười của tôi bỗng thấy nghiêm trang quá, lại mất bình tĩnh, cứ phải nín tiếng ho khan .

Buổi lễ chấm dứt, "Anh chàng " trưởng toán Quốc quân kỳ QĐI/QKI nói lớn với thiếu tá Nguyễn Văn Ban, Chỉ Huy trưởng Tổng Hành Dinh QĐI/QKI là : "thiếu tá, nếu được chấm điểm hôm nay, tôi chấm toán NQN của cô Cao Mỵ Nhân nhất đấy "

Thiếu tá Ban thường kêu tôi là "Cô Mỵ" thôi, nên ông ta chỉnh đùa "chàng Quốc quân kỳ": "Anh phải kêu nữ đại uý chứ, và phải chào nữa" .

Ở chốn ba quân, mà tôi lại... mắc cở chứ. Tôi nín thinh đi về Phòng Xã Hội của... tôi. Bọn họ, thiếu tá Ban và toán Quốc quân kỳ cứ việc cười lớn .

Nhưng sau đó, thiếu tá Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh QĐI/QKI lại từ Văn phòng ông đi một vòng doanh trại, rồi.., đóng đô một lúc ở PXH, để... "xin lỗi cô Mỵ nhé", ban nãy bọn tôi đùa chút thôi mà.

Thế quý vị từng phục vụ ở Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI có biết rằng: vị chỉ huy trưởng doanh trại Nguyễn Tri Phương của chúng ta, đã được Chúa gọi về trời rồi không?

Hôm nay, ngắm lại hình cổng trại Nguyễn Tri Phương, ngay bên tay phải lối vào, là Văn phòng Chỉ Huy trưởng Tổng Hành Dinh đấy, thiếu tá Nguyễn Văn Ban, ông có nhớ không, có buồn không ?

Cổng trại Nguyễn Tri Phương, và địa hình doanh trại ngày chót tôi nhìn thấy, là 29-3-1975 .

Sân cờ rộng mênh mông mà từ ngoài "Tam quan" ngó vào, Tam quan gồm cửa thật lớn để xe thượng cấp ra vào, có 2 cánh sắt khép lại, và 2 cổng nhỏ để có thể vào ra đổi gác, liên lạc...

Đôi khi tôi đi bộ vô trại, vì từ sân bay trực thăng đối diện cổng trại xuống... mỗi dịp theo các phái đoàn đi thăm tiền đồn trở về .

Người ta bảo mỗi ngôi chùa, thường được dựng Tam quan, rồi mới xây Tam bảo, để minh định khuôn viên thanh tịnh cho nhà Phật .

Còn các đại bản doanh quân cơ, đơn vị... lại xây cất song song cơ sở với cổng trại, có khi dinh thự đã xong mà "Ngọ môn" còn trong dự thảo .

"Tam quan" trại Nguyễn Tri Phương của Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI, suốt mười năm tôi lui tới làm việc ở tại một góc doanh trại, đối diện Câu lạc bộ Sĩ Quan, và sân chơi tennis. Không hề thay đổi .

Tôi thấy cổng trại đó kiên cố, vững chãi, vô cùng thẩm mỹ, nên gây cho khách vãng lai một ấn tượng sùng kính, thần phục ...

Thành khiến những quân nhân thuộc QĐI/QKI, có tình dân tộc, nghĩa đồng đội không thể nào không nhớ nhung thời quá khứ kiêu hùng của đời mình được...

CAO MỴ NHÂN