Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

MỘT NGÀY NGUYÊN TIÊU

CAO MỴ NHÂN

 

 

Có người quen từ "cố quận" ghé thăm xuân nhân dịp lễ nguyên tiên. Người quen hỏi tôi rằng: đã xuất hành chưa? Nếu thực sự "chưa", thì xin mời đi lễ rằm thắng giêng cho có chút đỉnh công phu.

Tôi mừng húm, vì rõ ra từ Tết tới nay, tôi vẫn "bám trụ" khuôn viên "sơ xác điêu tàn vì ai". Chẳng phải cái khuôn viên này nó có kho vàng của một trong những ông cố tổ Châu Á lênh đênh tới Cali, để hội nhập vào đoàn công nhân quốc tế, đến miền Bắc tiểu bàng này đào mỏ vàng, thâu tóm quặng, phân kim. Khiến tôi cứ luẩn quẩn ở nhà, gìn giữ cái mả tổ ấy, mà sự thực thì... Chả có ai chở đi đâu vậy thôi.

Để bảo kê cho ý tưởng vừa nêu, đùa là khuôn viên tôi ở biết đâu có hũ vàng của ai đó chôn dấu trong thời kỳ đào vàng thịnh khai, của ông Mark gốc Canada từ giữa thế kỷ thứ 19.

Mà người Việt đầu tiên tới Mỹ, là ông Trần Trọng Khiêm, người Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, đã giết viên Chánh tổng làm nhục vợ ông, nên ông phải bôn tẩu, qua nhiều giai đoạn mới tới được New Orleans bằng tên Tàu giả là Lê Kim, quý vị muốn tìm hiểu thì cứ xem sách của cụ Nguyễn Hiến Lê vừa bước vào cận đại.

Ông Trần Trọng Khiêm (1821-1866) hiện diện ở USA trong 12 năm, từ 1842-1854, không chỉ theo ông Mark đi đào vàng ở San Francisco, mà vì quá trình lưu vong trước đó, ông còn học được tiếng của mấy nơi đi qua, do đó nhà báo Lê Kim, tức ông Trần Trọng Khiêm, còn được tác giả Rene Lefebre viết trong cuốn La Ruee Vers L'or nhà xuất bản Dumas Lyon, 1937 giới thiệu cố tổ VN tới Mỹ như nêu trên.

Quả tôi cũng hơi dài dòng lạm dụng bài viết về lễ nguyên tiêu, thế thì tôi theo người quen cố quận, qua chùa Diệu Pháp trước rằm một ngày, lý do tất cả các nghi lễ quan hôn tang tế ở Hoa Kỳ thường mở vào thứ Bảy, Chủ Nhật, mà Chủ Nhật này là ngày 14 tháng giêng, nên không thể... cho qua được. Nhưng rồi lại ngần ngừ, nói rằng: thế có nhớ câu Mùng 5, 14, 23 không, ai mà xuất hành ngày 14 này chứ. Thôi tôi... chả đi đâu, rằm tháng giêng thì rằm, chứ tôi phải giữ gìn cho cả năm đấy.

Người quen bực mình vì cái tính đã "lão hóa" của tôi, bèn quày quả ra... xe, không phải ra đi về chân trời vô tận nào, kiểu truyện tình không đoạn kết.

Người quen nói: cái thói kiêng cữ của dân ta xa xưa, đã hết xài từ ngày lập quốc di tản, nếu lỡ con bà đi xin việc, Mỹ hẹn interview tuy là ngày tây nhưng nó nhằm vào 3 cái ngày húy kỵ sui sẻo bà nêu thì bỏ à, không đi thì thôi bà nội, đừng có "em chả" mệt quá.

Thì đi, chứ hôm đầu năm, cho tôi mớ quít làm chi, nói là hên, đứa con gái khó chịu, nó sợ việc làm khó quá, nói phải kiêng theo kiểu Mỹ đấy.

Là gì, ấm ớ thế, hết cữ ta lại kỵ tây sao? Quít thì sao? Tàu mê quít lắm đó, hỷ à, hảo à.

Hảo à, quít job chứ gì nữa, là tự cho thất nghiệp, hiểu chưa?

Thế mà qua 105 E, 605, 710, nhắm sơ 10 fwy. Chùa Diệu Pháp đã uy nghiêm trước mặt.

Vẫn màu vàng cúc vạn thọ VN, Bộ áo cà sa trên hình hài vị tiến sĩ "Văn hóa" kiêm tiến sĩ Phật học Ấn Độ, Hòa thượng Thích Viên Lý trụ trì 2 chùa Diệu Pháp ở Los Angeles và Điều Ngự ở Orange County đang giảng một bài đạo làm người giữa cha con, chồng vợ, anh chị em, họ hàng và tha nhân.

Tôi đứng trước 2 tấm bảng lớn gắn di ảnh. Quí vị chư tăng ni đã viên tịch. Vị nào cũng đắp y cà sa. Ngoại trừ quí ni sư tôi được hạnh ngộ như sư bà Như Thanh, sư cô Trí Hải, sư cô Ấn Chơn là người cũng một thời hoa lạc giữa rừng gươm cùng tôi ở Pleiku thủa tôi mới ra trường Xã Hội Caritas.

Ấn Chơn tu học và trở thành Thích nữ Ấn Chơn với trên 20 năm chỉ ở tại Diệu Pháp Tự ấy. Gương mặt sư cô tươi như hoa, tôi chạnh nhớ câu nói của Ấn Chơn ngày tôi mới tới Hoa Kỳ, tôi đến chùa Diệu Pháp lần đầu tiên khi chùa còn tọa lạc trên một ngọn đồi ở Monterey Park.

Gặp Phật Bà trên không khi chiếc tàu vượt biên mình sắp đắm, mình nói với mọi người là sắp được cứu rồi. Từ xa, hiện một chấm mờ, rồi chấm mờ đó hiện nguyên hình là chiếc tàu lớn, tất cả được vớt. Mình quyết chí đi tu.

Bất ngờ ánh mắt tôi chạm phải một dung nhan quen quen, trước nhất tôi không thấy vị đó mặc áo cà sa, rất mờ ảo, trên tấm bảng phía tay mặt, nơi dành để hình các chư tăng. Tôi ngó kỹ hàng chữ ghi dưới chân dung đó: giáo sư Phạm Công Thiện. À ra tiến sĩ triết gia họ Phạm, bạn đạo của Hòa Thương Thích Viên Lý vậy.

Thành ra cõi tu thật vô cùng hỉ xả. Vả chăng trước khi mãn phần, giáo sư Phạm Công Thiện cũng... chỉ ở chùa thầy Viên Lý thôi.

Tất nhiên đến chùa thì phải lạy Phật. Vô quỳ trước đạo tràng mà lòng cứ ngổn ngang trăm mối tơ vò, người quen cứ hết đứng lên lại quỳ xuống, sụp lạy một cách nghiêm chỉnh, sót sa.

Cả bài chú đại bi, tôi chỉ đọc được mấy chữ đúng nhịp là: yết đế, yết đế, ma ha yết đế... Còn không đọc đua thật nhanh với quý vị đạo hữu được, nên thôi đành chứ biết làm sao.

Muốn đọc kinh nhanh rất trôi chảy, phải năng đi tới các nhà thờ, nhà chùa, vv... một cách tin tưởng, thiện chí, chứ không phải dự lễ như một bổn phận.

Người quen tôi đang thả hồn theo bài chú, vậy mà bạn ta cũng thấy tôi loay hoay mò từng hàng kinh sách chữ lớn như hạt đậu xanh, chưa kịp đọc hàng trên, đạo tràng đã bỏ xa xuống mấy hàng dưới nhanh như chớp, thế là đành qua hẳn phần kinh sau chờ, khi nào đạo tràng đọc tới thì bắt kịp bài bản.

Người quen bèn đưa một ngón tay chỉ như dí chặt vào đoạn mọi người đang đọc, còn nói nhỏ: niệm đi chứ, lo ra hoài à.

Hơn một tiếng đồng hồ sau thì tất cả ra về, hay vô ăn chay hội. Người quen hỏi vô ăn chay, hay ra phố ăn mì muốn mặn muốn chay đều có cả.

Thôi thì ra phố cho bớt mùi tương chao. Xong ngày nguyên tiêu rồi, phải đợi sang năm mới lại có lễ rằm tháng giêng ạ.

Cao Mỵ Nhân