Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

KHÚC DẠO BÀI NHẠC TÌNH

 

Mùa thu năm 1994, tức cách đây đã 21 năm, tôi theo phái đoàn Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, do thi sĩ Viên Linh hướng dẫn đi dự đại hội Văn Bút Quốc Tế, tổ chức tại Praha Tiệp Khắc trong vòng 5 ngày, rồi sẽ qua Đức để đoàn thuyết trình về đề tài Dòng Thơ Trong Tù, ở 2 địa điểm Đông Và Tây Bá Linh.

Trong khi chờ đợi quý văn nghệ sĩ Việt Nam Cộng Hòa đang định cư ở Đức, nhà thơ Viên Linh, nhà văn thượng nghị sĩ Trần Ngọc Nhuận vốn ở Hoa Kỳ từ 1975, có quốc tịch Mỹ, nên đã dùng thông hành USA qua Pháp, cùng giáo sư nhà báo Phạm Việt Tuyền ở Pháp cũng từ lâu, nên sau khi họp Văn Bút thì về lại Pháp, quí vị ấy sẽ gặp gỡ đồng hương yêu văn nghệ bên Pháp.

Phần còn lại gồm giáo sư Nguyễn Sỹ Tế, thi sĩ Cung Trầm Tưởng, Minh Nguyệt và tôi, phải qua Đức bằng tàu hỏa từ Praha (Tiệp Khắc) qua Bonn, (Đức), để đợi quý vị nêu trên, sẽ từ Paris trở lại Đức, cùng phái đoàn đi gặp gỡ đồng hương tị nạn tại các thành phố Bonn, Dortmund, Berlin...như chương trình đã hoạch định.

Theo chương trình bạn văn ở Đức, thì chúng tôi còn một số ngày để có thể xin visa từ Đức đi Pháp, nếu có dịp được tới du lịch thủ đo ánh sáng Paris.

Thế nhưng nhị vị giáo sư Nguyễn Sỹ Tế, Cung Trầm Tưởng và Minh Nguyệt vì mới xin giấy tái nhập cảnh Hoa Kỳ trước khi từ Mỹ qua Châu Âu, nên cơ quan di trú Đức không cho. Riêng tôi đã có Re-entry Permit Hoa Kỳ cấp khi tôi có thẻ xanh hồi mới đến USA, tái định cư theo diện HO, tôi đã kịp thời làm sẵn, để có thể xin đi đâu đó, nên tôi được cấp visa vô Pháp từ ở Hoa Kỳ.

Thi sĩ trung tá không quân VNCH Cung Trấm Tưởng vốn du học Pháp từ hồi sinh viên, nên giọng Pháp Văn của ông như...Parisien tự đàm thoại với cơ quan cấp visa ở Đức, nhưng vẫn không qua thủ tục bình thường xuất, nhập cảnh, là nguyên tắc xuất, nhập. Cả giáo sư Nguyễn Sỹ Tế lẫn thi sĩ Cung Trầm Tưởng đều muốn tới Pháp, vì quý ông vừa từ chương trình Pháp thoại từ hồi đi học, nên hết sức nôn nóng, Minh Nguyệt chờ nhị vị đương nêu xin thủ tục giấy tờ, tôi có vẻ dư thời giờ hơn quý vị, nên ngắm nghía chung quanh...đây, đó.

Bỗng tô thấy 2 phụ nữ VN cũng tới chỗ cấp visa, như chúng tôi, nhưng không phải xin giấy tờ đi đâu, mà hình như đang chờ đợi ai sắp đến.

Cả 2 bà cùng cười nhẹ nhàng chào chúng tôi, thấy Minh Nguyệt diện quá, nên hỏi:

- Có phải các chị từ Mỹ qua không?

Tha hương gặp người cùng ngôn ngữ thì thích quá rồi, chúng tôi trao đổi qua lại chuyện trò.

Song, tôi thấy một bà mang vẻ mặt buồn sũng nước mắt. Tôi chưa kịp thăm hỏi, bà VN đó đã tự tâm tình:

- Thế các chị xin giấy đi đâu?

Minh Nguyệt trả lời:

- Đi Pháp.

Bà ấy lại hỏi:

- Thế có định đi Ý không?

Bấy giờ tôi mới xía vô:

- Đi Ý làm gì? Chúng tôi tính qua Pháp thôi.

Bà có dung nhan buồn rầu nói:

- Đi Ý, đẹp lắm. Tôi vừa ở Ý về đây, còn bà này ở ngay nước Đức.

Tôi hơi tò mò:

- Đi Ý, Ý thế nào nhỉ?

- À nước Ý thôi. Tôi là giáo viên dạy sử ở Hà Nội, cấp 3, các chị có bao giờ quan tâm đến sử không?

Cả 2 chúng tôi đều cười mỉm:

- Có chứ.

Bà ấy bèn "bài bản" luôn:

- Các chị có để ý, cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 không? 3 nước Đức, Ý, Nhật liên kết chính sách...quân phiệt.

Tôi xin vào ngay:

- Nhưng chỉ có 6 năm, từ 1939 tới 1945.

Bà dạy sử tiếp luôn:

- Thì "ta" cướp chính quyền từ tay Nhật cái năm 1945 đó.

Nghe chữ "cướp chính quyền" từ tay Nhật, tôi nhớ ngay bài học trong trại tù cải tạo nào là cướp chính quyền từ tay Nhật, nào là nhân dân ta đánh thắng 3 đế quốc: Nhật, Pháp và Mỹ. Tôi bất giác cười to:

- Phải bà từ Hà Nội qua đây không?

Bà ấy gật đầu một cách hãnh diện:

- Vì nghiên cứu sử, nên tôi đã đến cả 3 nước: Nhật, Ý và giờ đây là Đức.

Tôi tò mò:

- Bộ nhà nước bảo trợ à?

- Không, tôi tự đi chứ. Tại tôi cũng thích quan sát xã hội của các nước xưa quân phiệt này.

Chúng tôi đều..."chat"

- Ô, bây giờ thì Đức, Ý, Nhật đều dân chủ quá trời. Chỉ còn VN thôi.

Bà sử học chạnh lòng:

- Vâng, đúng, chỉ có VN ta là vừa lạc hậu, vừa bảo thủ, bao nhiêu sự việc chẳng giống ai trên thế giới.

Tôi nói chuyện thoải mái hơn:

- Nhật thì tôi qua rồi, ở đây là Đức, còn Ý thì tôi chỉ thích được tới để xem những dòng sông và những con thuyền trôi ngay trong thành phố.

Bà sử học có khuôn mặt buồn rười rượi, hỏi tôi...bâng quơ:

- Tại sao lại thích như vậy?

Tôi cười đáp:

- Tôi thích nghe bản nhạc Gondolier do Dalida hát từ hồi tôi lớn lên ở Saigon đầu thập niên 60 (thế kỷ trước).

Bà ấy tròn mắt ngạc nhiên:

- Thì có gì liên quan đến nước Ý?

- Ô, liên quan chứ, nước Ý có những chàng Trương Chi giống VN xưa, ấy là vừa chèo đò, vừa hát, khiến có những phụ nữ phải khổ tâm:

Gondolier

Lui et moi

C'est la vie

La vie si belle

(Oui, je t'aime)

Nói tới đây, tôi bắt gặp một vài giọt lệ rơi từ cặp mắt buồn của bà dạy sử gốc Hà Nội.

Tôi ngừng lời, ngó bà...buồn chi lạ, có lẽ bà cũng thích bài hát Gondolier như tôi, (Oui, je t'aime) người chuyên chở tình cảm trên sông, những chàng Trương Chi Ý, không cần tiểu thư con quan nào mê cảm vẫn hát. Bà sử học đột nhiên nắm tay tôi, Minh Nguyệt kêu tôi trở lại cùng phái đoàn, tất cả không được cấp visa vì giấy hứa nhập cảnh Hoa Kỳ mới cấp, không có địa chỉ nào ở Pháp, để chứng minh, cần phải tới đó. Phần tôi thì hụt xem những dòng sông tưởng tượng, có dịp tới nghe nhạc điệu Gondolier.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, dù chỉ có 6 năm, nhưng vẫn là chuổi dài không ngăn được dòng nước mắt tuyệt vọng, vì niềm tin hoàn toàn tan vỡ. Lớp thanh niên Âu Châu thời bấy giờ đắm chìm trong học thuyết hiện sinh, nên lời thơ trải trên mặt nước, nơi những dòng sông không thấy hòa bình mà chỉ toàn mất mát, buồn tênh...

Mất mát từ trong tâm khảm ra ngoài xã hội chung quanh. Ở VN ta cuộc chiến ý thức hệ kéo dài gần suốt thế kỷ cho tới ngày ngay chưa dứt, thì làm sao tránh khỏi sự băng hoại tư duy.

Phải có một lòng tin bất biến về một tiền đồ Dân Tộc, thật khó nếu lớp thanh niên không nhận ra lý tưởng cuộc sống con người cao đẹp thế nào!

Gondolier, chẳng có gì trong đó ngoài tình yêu bất thường. Chẳng có gì khi tâm tư tình cảm cứ phải vay mượn thế nhân. Chúng tôi chia tay nhau, chẳng chờ ngày gặp lại.

Hawthorne 4-7-2015

CAO MỴ NHÂN