Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

GA XÉP

 

Mười tám tuổi, vừa xong bậc trung học, tôi có thể đứng phất phơ ở hành lang đại học Văn Khoa để mà mơ mộng có lý do, như các bạn sinh viên cùng lứa tuổi.

Nhưng cho dù tôi đang sống trong một hoàn cảnh sướng hơn khá nhiều bạn bè, là chẳng hề lo cơm áo, còn được ông Bố cho một số tiền phải chăng, gởi ở Việt Nam Công Thương Ngân Hàng, gọi là "để dành", đồng thời hàng tháng vẫn được phát tiền quà sáng, độ vài trăm đồng thời ấy, đầu thập niên 60 thế kỷ vừa qua.

Thế là tôi tha hồ thảnh thơi, hồn nhiên tham dự các hội đoàn trẻ trung như Hướng Đạo, Phật Tử, Hội Con Đức Mẹ, Đất Lành vv...

Trong dịp đi một trại hè của quý chị Hướng Đạo ngành tráng, tức là 18 tuổi trở lên, tại Vạn Giả, ngoài xa Nha Trang về hương Bắc, trưởng trại là nữ ủy viên ngành tráng Hồ Thị Vẻ, bấy giờ đang là Trung Úy, làm việc tại Nha Nhân Viên Bộ Quốc Phòng. Sau bà lên cấp Trung tá, trước 30-4-1975.

Nơi dựng trại là một vạt đất núi đầy cỏ hoang, 6 lều trại bự dành cho 18 trại sinh, còn 1 lều trại riêng dành cho trưởng và phó trại, cùng những vật dụng cần thiết như ba lô đựng thuốc cứu thương, túi đựng kim chỉ, dao, kéo vv...và 2 bao tời lớn lương thực cùng bộ soong nồi để nấu nướng.

Toàn trại có cô bạn tên Lê Thị Kim Giám, là em ruột của giáo sư Lê Quang Giao, từ Huế vô Nha Trang lập nghiệp. Giáo sư Giao cũng là Hướng Đạo, bạn của trại trưởng Hồ Thị Vẻ, nên ông đã gởi Kim Giám theo đoàn đi chơi Vạn Giả, Tu Bông. Và vì cùng tuổi với tôi, nên chúng tôi sớm trở thành bạn thân ngay sau khi nhập trại hè, có tên:

Rừng Dừa Vạn Giả.

3 người chung lều có tôi là Kim Giám, tôi và chị Voi Uïc Ịch, tên rừng của chị ngành tráng, mập, khỏe, hay làm đủ công việc, hơn chúng tôi độ mấy tuổi thôi.

Sau 3 ngày trại ở đó, chúng tôi được trưởng Hồ Thị Vẻ liên lạc mượn được 1 chiếc xe GMC ở đơn vị quân đội nào đó, tới chở cả đoàn đi thăm viếng các danh lam thắng cảnh địa phận Ninh Hòa và xa hơn, như đèo Cổ Mã, Đập Sổ, Đại Lãnh.

Cổ Mã và Đại Lãnh thì ở ngay quốc lộ rồi, còn Đập Sổ là đập đầu tiên mà thời đệ nhất Cộng Hòa hay nhắc nhở, khi quý vị nhắc tới một đập lớn cao hơn tên Đồng Cám.

Cả đoàn chúng tôi cảm thấy mát mẻ, an lành, từ quốc lộ ra hướng bắc một đỗi đường, rồi rẽ trái vô khoảng 14 cây số, là Đập Sổ.

Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn, nên vừa thấy đập nước, chúng tôi đã thay đồ tắm từ ở nhà trại, nhảy xuống suối bơi, đúng ra là vọc nước, chụp hình.

Kim Giám gốc Huế, nên còn dụt dè, e ngại, tôi có 2 bộ đồ tắm, nên cho Kim Giám mượn bộ mầu vàng có sọc nâu, còn tôi "đĩnh" ngay bộ màu đỏ chói chang. Giám với tôi bấy giờ đều bím tóc. Cảnh đẹp mà tâm hồn lại luôn hồn nhiên, phơi phới. Các chị lớn hơn, có người là công chức sở Thông Tin, Giáo dục vv...sao chẳng có ai chung quanh, mà các chị cứ tâm sự nhỏ nhẹ, kín đáo, có người còn suy tư.

Nói về chuyến đi chơi trại hè, thì nhiều kỷ niệm quá rồi - Với tôi, sau lần trại Rừng Dừa Vạn Giả năm ấy, về lại Sài Gòn, chỉ một tuần sau là tôi có tập bản thảo toàn thơ tả về những địa danh vừa đi qua, phần di chuyển chính là tàu hỏa, hay xe lửa cũng được.

Đi xe lửa, thì ga chính như Nha Trang, Ninh Hòa chẳng nói làm gì, mà những ga phụ nhỏ, hiu hắt bên đường mới khiến tâm hồn ai đó phải đi ngang, tầu chầm chậm đến, rồi chầm chậm rời trạm ngừng trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, nếu phải chia tay nhau, kẻ ở người đi đều buồn lắm.

Thế sao, tôi chẳng là kẻ ở, người đi trong cái khung cảnh sân ga buồn bã đó, tôi dứt khoát là một người đến dự trại Hướng Đạo, rồi phải về Sài Gòn lại, để các chị ấy đi làm, tôi đi học nữa nhưng buồn quá thế?

A, cũng có những kỷ niệm chung của đạo, đoàn Hướng Đạo Nha Trang, mà toàn là nam Hướng Đạo, thì...tình thơ phải phong phú rồi. Tập thơ được tôi đặt tên là "Ga Xép".

"Ga Xép", vâng, tiếng này có từ thời Tây ở ngoài Bắc, "Ga Xép" hay ga phụ, nó "buồn tênh", như phảng phất buồn, như mong manh nhớ, như biền biệt chờ, mà cả đời sẽ không gặp lại.

Ga Xép

Ai đem hiu quạnh về "ga xép"

Để mãi hồn dâng lạnh lẽo sầu

Như tiếng đàn hòa mưa gió nổi

Như chiều đưa tiễn xiết tay nhau

(Cao Mỵ Nhân)

Tập thơ "Ga Xép" theo những thăng trầm biến đổi, với chỉ gần hai chục bài thơ nhỏ, như tâm tình mới lớn của tôi đã không còn, sau những lần rời nhà đi ở riêng, thuyên chuyển vv..., giờ chỉ còn 4 câu trên, làm...kỷ niệm.

Mới đây, ở một "sân chơi văn nghệ" dành cho các vị thuộc đại tộc Kaki và thân hữu, ở tận cuối biển Cali, bạn văn đăng mấy bài thơ mới viết của tôi, thì một người quen của một người quen đã gởi "tặng" tôi 1 bức thư:

Xin chuyển dùm thư này, đến thi sĩ Cao Mỵ Nhân, xin đa tạ.

...Thủa còn học trung học, tôi đã tập làm thơ gởi đăng báo Văn Nghệ Học Sinh của ông Lê Bá Thảng, và đã mến mộ thơ của chị. Thuở ấy, một người bạn của tôi, tên Vũ Ngọc Anh, đã đưa cho tôi một tập thơ đánh máy trên giấy pelure "mỏng" khổ nhỏ rất dễ thương, tập thơ có tên là "Ga Xép" mà câu thơ mở đầu là: "Sáng thứ Hai, tôi đi". Câu thơ tôi thích nhất và nhớ nhất, mỗi khi đọc những dòng "Thơ Mỵ" qua nửa thế kỷ nay là:

Tôi thương đập sổ như "Ga Xép"

Buổi tiễn đưa người trắng nước mưa...

(Cao Mỵ Nhân)

Lâu nay, tôi có thấy thơ chị xuất hiện đâu đó, tôi đọc nhiều, nhưng vẫn muốn tìm lại "những vần thơ Mỵ" qua tập "Ga Xép".

Xin chỉ dùm tôi làm sao có lại tập thơ ấy cám ơn nhiều. Trần Kim Sa

- Đọc taị Hải Ngoại Phiếm Đàm.

"Ga Xép", vâng làm sao có lại được, vì tác giả cũng không còn có được nguyên vẹn một bài trong đó. Nên thơ cũng như người, âu là cái...số!

Hơn nữa thế kỷ có được một người nhớ đến "thơ Mỵ" thủa còn đầy hoa, đầy mộng, là một...diễm phúc quá rồi.

"Ga Xép" trong thơ, cũng như ngoài cuộc đời, trên đường Thiên Lý, có khách về ga chính, có khách về ga phụ, tôi là 1 người phiêu lưu trên những ga đời, thật là cảm lụy, kiểu nhà thơ tiền chiến Tế Hanh:

Những ngày nghỉ học, tôi hay tới

Đón chuyến tầu đi đến những ga

Tôi đứng bơ vơ, xem tiễn biệt

Lòng buồn theo mỗi chuyến đi xa

(Tế Hanh)

và, tôi xin dừng chuyện "Ga Xép" ở chân lý Tầu, Ga của cụ Tế Hanh này, chắc trên đời cũng có những...tâm hồn đồng điệu "ga xép" như Trần Kim Sa, một cố nhân thơ của...tôi.

Hawthorne 10-6-2015

Cao Mỵ Nhân