Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

Ở ĐÔI BỜ BẾN HẢI

 

 

Ngày khóa I Cán Sự Xã Hội Quân Đội đầu tiên ra trường, chúng tôi được mang cấp bậc Chuẩn Úy, như các nam khóa sinh sĩ quan Thủ Đức, nhưng trước đó, ngoài bằng Tú Tài, chúng tôi còn phải học chương trình Cán Sự Xã Hội 3 năm, ở trường Cán Sự Xã Hội Caritas của các sơ dòng Nữ Tử Bác Ái, số 38 đường Tú Xương Sài Gòn.

Sau đó, chúng tôi, toàn khóa chỉ có 10 người, phải đi tập sự, tại trung ương (Cục Xã Hội) 3 tháng, ra đơn vị 3 tháng kế tiếp, chúng tôi cầm Sự Vụ Lệnh đi Đà Nẵng trình diện Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I vùng 1 chiến thuật, sau đổi thành Quân Khu 1 tới ngày tan hàng. Tại đó, chúng tôi được phân phối thẳng mỗi người tới 1 Trung Đoàn Bộ Binh, nhưng không phải đi tác chiến như các nam Chuẩn Úy, mà đi đảm nhận công tác xã hội của Trung Đoàn đó, ở hậu phương.

Công tác xã hội thì tùy theo cách điều hành của Trung Đoàn trực thuộc. Do đó, trung đoàn này nặng phần ổn định gia binh hậu phương, như giúp đỡ gia đình binh sĩ...mọi mặt, mở nhà hộ sinh, trạm y tế, các lớp ấu trĩ viên, các trường sơ, tiểu học, các việc quan hôn tang tế, thương bệnh binh, phế binh và tử sĩ các cấp, sau các cuộc đụng độ, hành quân vv...

Tuy nhiên, chúng tôi có những ngày phép ngắn hạn, để thư giãn và báo cáo vv...

Thế thì, vẫn ở thời gian tập sự trên, 3 đứa tôi tập sự...xã hội nơi 3 trung đoàn 4, 5, 6 thuộc sư đoàn 2 Bộ Binh, được qua phía Bắc đèo Hải Vân, để cùng 3 bạn khác thuộc 3 trung đoàn 1, 2, 3 Sư Đoàn 1 Bộ Binh, trao đổi kinh nghiệm tập sự, xem kết quả như thế nào.

Để tưởng thưởng cho các khóa sinh kết thúc thời gian ở vùng 1 chiến thuật chúng tôi được đi thăm cho biết danh lam thắng cảnh miền Trung, từ Bến Hải tới Lăng Cô (Bắc Hải Vân), còn từ Liên Chiểu tới Sa Huỳnh (Nam Hải Vân) thì phần hành 3 đứa tôi thuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh đã rong chơi quá xá rồi.

Tôi nhớ buổi ấy, Thiếu Tá Soạn Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I/ Vùng 1 Chiến Thuật, sau ông lên tới cấp Chuẩn Tướng, và thiệt mạng ở ngay đệ thất hạm đội của Hoa Kỳ vì trực thăng chở Chuẩn Tướng Soạn là Đại Tá Ngô Hán Đồng (Pháo Binh) bị vướng một cột điện trên sân tàu Đệ Thất hạm đội đó, cả máy bay nổ tung xuống biển, đấy là chuyện về sau, còn thủa chúng tôi ở QĐI /V1CT tập sự, thì Thiếu Tá Soạn (Pháo Binh) còn kiêm luôn cái chức:

Giám Đốc Câu Lạc Bộ Sĩ Quan - vẫn chuyện nêu trên, Thiếu Tá Soạn thấy chúng tôi đang vui vẻ ăn trưa ở Câu lạc bộ Sĩ Quan, trước khi sẽ ra phía Bắc, thăm Đông Hà, Bến Hải, ông đùa:

- Các cô đi trực thăng hả? Mau quá, không thấy cảnh đẹp đâu. Để tôi nói quân xa cấp cho mỗi cô một xe Jeep mà người lái, không phải tài xế thường, là toàn...Chuẩn Úy thôi, chịu thế không?

Nói rỡn cho vui chớ làm gì ở chốn ba quân, lại có chuyện...nhàn tản, hay là vô tích sự như vậy. Hôm sau, chúng tôi đã hiện diện ở vùng Bến Hải.

Bên này sông...định mệnh của tổ quốc Việt Nam đó là miền Nam VN, là Việt Nam Cộng Hòa, cũng có những làng mạc, những quán nước buồn tênh như kiểu Quán Biên Thùy, vì bên kia sông là miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa do ông Hồ thủ lãnh tập đoàn Cộng Sản kể từ ngày chia đôi đất nước 20-7-1954. Song, lúc chúng tôi tới đó là đã gần chục năm sau rồi. Chúng tôi được nhị vị thi sĩ, gốc quân đội Dù, đang rất nổi như cồn là:

- Thi sĩ Nhất Tuấn tức Đại Úy Phạm Hậu

- Thi sĩ Hà Huyền Chi tức Trung Úy...Đặng Trí Hoàn

2 ông đang giữ chức vụ Giám Đốc Đài Phát Thanh Đông Hà, và Phó Giám Đốc đài này. Sau nhị vị đều lên cấp Trung Tá (trước 30/4/1975).

Chúng tôi được Đại Úy Phạm Hậu, giám đốc đài phát thanh Đông Hà mời đi uống nước tại quán biên thùy nào đó, tất nhiên có cả Trung Úy phụ tá tham dự.

Bấy giờ tôi không biết nhà thơ Nhất Tuấn, tác giả 5 tập "Truyện Chúng Mình" với nhân vật nữ chính, hay nàng thơ, được vinh danh Ái Khanh của ông thế nào, nhưng ông có vẻ hân hoan với nhiệm vụ Quản Đốc đài, bởi vì ông và nhà thơ Hà Huyền Chi làm việc với năng suất tối đa công tác, đối đầu với cái đài phát thanh Cộng Sản bên kia sông.

Thoạt thì bên kia có một loa phóng thanh đặt ở bờ sông, bên này, miền Nam cũng vậy, sau cả đôi bên đều tự tăng cường thành 4, 5 loa phóng xuống lòng sông Bến Hải, gởi qua các bờ đối diện một cách triệt để những bài bản cơ hữu.

Những bài bản thoạt thì còn lời lời óng ả văn chương, sau mỗi lúc mỗi tăng cường từ ngữ cần thiết phải tát những gáo nước lạnh vào nhau cho tỉnh ngủ ý thức hệ.

Tới cái cột cờ cũng tăng cao dần, tất nhiên là cờ lại phải rộng hơn dần, mới tương xứng. Đó là nhận xét tiếp theo khi tôi đã chính thức phục vụ ở Quân Khu 1 sau này.

Kể lại chuyện Đông Hà, Bến Hải thủa ấy. Thi sĩ Đại Úy Nhất Tuấn Phạm Hậu với gương mặt hết sức uy quyền, cùng cách nói chuyện tỉnh bơ, đôi khi khôi hài, ông bảo là:

- Chúng nó cứ the thé lên, nói vào cái loa, phóng qua bên này, mà vì ngu quá nên lời nói, giọng nói của chúng nó cứ rơi tọt xuống sông, có ai thèm nghe đâu, may ra tôi với ông Hoàn (Thi sĩ Hà Huyền Chi) cho vào tai chút đỉnh.

Nghe thi sĩ Nhất Tuấn nói, tôi thấy thú vị vì lối nói rất nhà binh của quân nhân các cấp Việt Nam Cộng Hòa thường dí dỏm vậy. Thế rồi chúng tôi phải về Huế cho kịp trời tối, chúng tôi cũng không muốn ở lại Quảng Trị vì...buồn! Lãnh thổ Quân Đoàn I/ Quân Khu 1 của...tôi, cho tới ngày bị cướp cạn hết, tôi vẫn còn thương, còn tiếc và còn nhớ mãi...

Trên đường về Huế, ngó lại đằng sau, thoạt thì lẫn trên màu xanh lá của cây cối, làng mạc, 2 màu cờ đỏ bên kia, và màu cờ vàng bên này của VNCH, còn như phấp phới sau lưng, sau xa hơn, nhỏ dần 2 vạt cờ hình chữ nhật, sau mất hẳn trong hiện cảnh và suy nghĩ vừa qua.

Những chiếc loa đặt sát 2 bên bờ sông, hằng ngày như...họp chợ, hình ảnh người phụ nữ mồm loa mép giải nói giọng Bắc rất...Hà Lội (Hà Nội) đã khiến nhị vị thi sĩ miền Nam, chán lên tới cổ trong suốt thời gian quý ông làm việc viết lách, phát thanh, tuyên truyền ở Bến Hải, đã khiến đôi lúc quý ông muốn nổi khùng vì thái độ ngoan cố và quá ư giáo điều, kém cỏi, chưa kể tính cách lăng loàn, dốt nát...phóng ra từ loa đặt bên kia sông.

Cũng mới như hôm qua, mà sao thời gian ngó lại đăng đẳng thế. Tôi đã nhìn thấy tận mắt Bến Hải, nơi có 2 lá cờ, 2 màu cờ. Nó, 2 màu cờ kéo dài thời gian cùng không gian thêm, là nó, hình ảnh ấy ở 2 bờ đại dương bát ngát...ngày nay.

Màu cờ đỏ xâm lăng ấy, nó từ miền Bắc sông Bến Hải tràn qua cầu Hiền Lương, nó chiếm ngụ tới bên kia sông Thạch Hãn (Quảng Trị), vô suốt các tỉnh thành phố miền Nam- Để bỗng như bóng quỷ, hồn ma, xô một phần dân tộc Đông tiến, phải vượt Thái Bình Dương, sang tận bờ bên kia biển đông, nay vẫn luôn ám ảnh và lẻn vảo miền đất mà VNCH còn tạm dung, chờ ngày về quang phục quê hương, là xứ sở Hoa Kỳ này.

Bóng quỷ, hồn ma chủ nghĩa Cộng Sản bám chặt hình hài, tư duy người Quốc Gia chân chính, khiến đôi lúc uất hận, đến không thể khoan nhượng trước những hiện tượng một số quý vị nghĩ và chủ trương khoan hòa, bảo rằng (lời một nữ họa sĩ trên net).

- Thì cứ để hình ảnh lá cờ ở trong tim, quốc ca trong tim, nếu như cộng đồng VN tị nạn Cộng Sản không được chào cờ vàng 3 sọc đỏ, và hát Quốc ca...

Sao lại...hỉ xả thế, chúng ta ra đi tị nạn, sống đời lưu vong, phải nhớ chúng ta là ai chứ. Nên "ai" chính là lá cờ quốc gia, và quốc ca VNCH đấy, chỉ cần nhìn cờ vàng 3 sọc đỏ, và nghe quốc ca "Này Công Dân Ơi!" là khỏi cần giới thiệu dài dòng "Who you are..." rồi.

Hawthorne 22-4-2015

CAO MỴ NHÂN