Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

ÔNG VÚ

 

Thực ra tôi là sĩ quan Bộ Binh chuyên nghiệp, thủa ấy vào gần cuối thời Đệ Nhị Cộng Hòa, miền Nam đang giãn lính, nhưng vì tôi ham chơi quá, mới học xong lớp 11, tôi đã có ý định bỏ học, nên ông già tôi giận tôi vô cùng, ông kêu tôi vô văn phòng Tổng Giám Đốc của ông, để nói cho tôi biết cái điều bực bội mà ông đè nén bấy lâu nay.

- Không biết ba phải nói lời chi với con, bởi con đã sắp trưởng thành, mười tám cái hãng của nhà họ Văn này, ba định sang tên cho con một cái, song con bết quá, vậy con muốn làm gì đây?

Tôi nhìn thẳng cha tôi, không chớp mắt, trả lời:

- Chẳng có cái hãng nào trong mười tám cái hãng của ba thu hút con hết, con đang muốn đi lính.

Cha tôi đập bàn cái rầm, năm đó ông mới ngoài năm chục, mà đã có mười lăm đứa con, cứ đều đặn khoảng năm rưỡi, mẹ tôi sanh một đứa, nên bà chị cả của tôi đã hăm ba tuổi, mà em út thủa ấy mới thôi nôi hôm Tết, chúng tôi không biết ông bà có chịu sanh thêm cho đủ mười tám đứa, để mai mốt mỗi đứa lãnh một cái hãng như cha tôi nói không, song các chị và em gái tôi sợ quá, bởi họ phải bồng ẵm em bé đến trẹo cả tay như con mọn, nên chị cả của tôi hôm trước Tết đã nằm khóc nỉ non, bỏ cơm trưa luôn, vì đã nhiều mùa Xuân trôi qua, chị chẳng được rảnh tay đàn đúm với bạn bè, cứ phải trông em và phụ bếp cho mẹ mặc dầu nhà tôi có đến bốn người làm. Khi mẹ tôi biết được nỗi khổ tâm vô lý của chị, mẹ tôi an ủi:

- Thôi nhất định năm nay mẹ không sanh nữa, con muốn lập gia đình thì cứ yên tâm mà đi lấy chồng, mẹ đã có mấy em của con, và mấy người làm phụ việc rồi.

Cuộc sống của chị em tôi cứ như tùy thuộc chặt chẽ vào cái đại gia đình của cha mẹ tôi đến nỗi các chị tôi không dứt áo ra đi ở riêng được. Phần tôi, thằng con trai kể như cả, vì tôi dẫn đầu trong số anh em trai trong nhà, cha tôi mải lo gia tăng cơ sở làm ăn, song song với việc gia tăng nhân số gia đình, thành tôi cảm thấy có điều gì ấm ức, dù tôi rất được mẹ tôi cưng chiều, song cuộc sống của tôi cứ y như cuộc sống của tập thể nhân viên mười tám hãng xuất nhập cảng mà cha tôi gây dựng từ thời mới vừa có chị đầu của tôi, mải lan man suy nghĩ, tôi thoắt giật mình vì tiếng quát nhẹ của ông:

- Mày bất mãn gì mà đòi đi lính, cho dù có muốn đi linh đi nữa, mày cũng phải học xong tú tài đã chứ.

- Dạ, con học xong tú tài là đi à nghe.

- Được, (Cha tôi đáp gọn)

Thế là năm lớp 12, tôi học một cách siêng năng, ai trong gia đình họ hàng cũng tưởng tôi muốn học lên kỹ sư, bác sĩ, có biết đâu tôi muốn học cho xong tú tài là để vừa đủ tuổi vô quân trường mà thôi.

Phải nói là mùa Hè năm nay, khi đậu tú tài, tâm hồn tôi thơ thới, cảm thấy người như đang mọc cánh để bay xa, bay cao vậy. Chỉ một mình cha tôi biết chuyện đó, ông vừa vui vừa thấy tôi đã đậu tú tài, vừa buồn vì sao tôi không chịu lên đại học mà lại cứ nằng nặc đòi đi lính, thay vì thanh niên đồng lứa tuổi với tôi, hoặc muốn học lên để lập công danh trên đường khoa cử, hoặc không may thi rớt, đã phải đi quân dịch, thậm chí còn một số bạn bè cố chạy chọt cho được miễn, hoãn dịch hay là trốn lính, thì tôi cứ nhơn nhơn một mực xin cha cho đi linh như năm trước cha tôi đã đồng ý nếu tôi học xong tú tài.

Trong gia đình họ Văn của tôi, ở miền Nam có một ông chú ở trong quân đội của giáo phái X. đã làm đến cấp tướng, hay tin tôi thích đăng lính, chú tôi lái xe đến nhà hỏi thăm:

- Thằng Quan nó thích đi lính à?

Mẹ tôi rơm rớm nước mắt trả lời:

- Chẳng biết ai khích nó, mà nó cứ nằng nặc đòi đi lính cả năm nay chú à.

Cha tôi từ trong nhà ra, nói trỏng:

- Tưởng thích ngồi mát ăn bát vàng, thì tui cho nó một hãng của tui, còn hổng thích, muốn vào sinh ra tử, thì cứ việc lựa chọn, hổng cấm, chết bỏ à nghe.

Chú tôi cười hà hà:

- Đâu phải ai đi lính cũng chết cả đâu, như chú đây nè, chết đâu mà chết, thây kệ nó, làm trai tang bồng hồ thỉ, anh chị cứ cho nó đi, không chừng mai này nó lại làm lớn đó, nó thích lập thân bằng nghề võ như chú nó mà.

Tôi tình nguyện đi lính mà không vô Võ Bị Đà Lạt, vì sợ ở quân trường lâu, tôi đến Trung Tâm Tuyển Mộ Nhập Ngũ Số 3, rồi được chuyển qua Trung Tâm Huần Luyện Thủ Đức, để mau chóng ra trường đi đơn vị như mong muốn.

Thời gian ở Thủ Đức, tôi không hề ta thán chế độ quân dịch, từ nơi ăn chốn ở, đến chương trình học "Thao trường đổ mồ hôi, sa trường tiết kiệm máu", mà tôi cứ vui tươi, hoan ca, đến nỗi các huấn luyện viên, giảng viên phục luôn.

Ngày mãn khóa, thấy tôi tin tưởng, lạc quan quá, vị Chỉ Huy Trưởng quân trường Thủ Đức và Ban Huấn Luyện có ý giữ tôi lại trường để góp tay vào xây dựng quân trường tốt đẹp hơn nữa. Tôi lắc đầu quầy quậy không chịu, đòi đi đơn vị như là có thù truyền kiếp với Việt Cộng vậy, khiến ai cũng lắc đầu nhìn tôi ngao ngán.

Cầm sự vụ lệnh trong tay, đón nhận đơn vị mới ở tận Trung Đoàn 2, trú đóng nơi địa đầu giới tuyến. Theo thỉnh cầu của tôi, tôi được vị Tiểu Đoàn Trưởng cho cầm ngay Trung Đội vì tinh thần chiến đấu quá nhiệt thành của tôi, mặc dầu tôi chưa một ngày tác chiến, bấy giờ tôi mới chuẩn úy, ông Tiều Đoàn Trưởng này cũng liều mạng, hơn nữa giặc mới pháo kích đêm trước vào cứ điểm mà anh chàng cố Trung Đội Trưởng đã bị miểng pháo rót banh thây, chưa kịp mai táng, thì được tin địch phá hậu mặt trận Tây Bắc, tôi bèn thẳng tiến lên đường, không một chút do dự, sợ hãi.

Trận quét đầu tiên ấy, tôi chỉ hơi chờn vờn lúc đầu, sau đâu vào đấy, vì những ngày thao tác ở quân trường, tôi là người chịu nghe các "bố" huấn luyện viên dạy dỗ nhất.

Lạ kỳ là khi ta không sợ đạn, thì đạn lại tránh ta, ngay trân chiến đầu đời lính của tôi, Trung Đội do tôi làm quyền Trung Đội Trưởng lại thắng trận, mà đặc biệt là không tổn thất một nhân mạng nào, nên anh em lính thích quá, cho là tôi mát tay cầm Trung Đội khiến chưa đầy một tuần sau, lệnh bổ nhiệm tôi làm Trung Đội Trưởng chính thức được Ban 1 chuyển tới, với lời chúc rất tây phương của vị Đại Tá Trung Đoàn Trưởng kèm theo cặp lon thiếu úy sáng tinh, chỉ chờ một hai chiến thắng nữa là cặp vào cổ áo trận của tôi, khỏi phải chờ đủ 18 tháng như thâm niên dự trù theo khẩn cấp khoản của QLVNCH.

Tôi chỉ kể sơ giai đoạn đầu của đời lính mà tôi luôn luôn thích thú thôi. Sau này mỗi lúc mỗi vui vẻ và may mắn hơn, anh em binh sĩ của tôi lại càng tin tưởng vào tài cầm quân và thần tướng hên của tôi.

Tuy nhiên, tôi không thể một mình, hay ít nhất có một số người trong binh nghiệp của chúng tôi mê đời linh như tôi thì đỡ khổ, đằng này, tôi vẫn bị nhìn như một gã sĩ quan gàn bướng dù không hề ba gai, ba trợn gì cả, cho đến tận ngày miền Nam tan hàng.

Chỉ trong một năm sau 30-4-1975, gia đình tôi thay đổi toàn bộ, mười tám hãng nhập cảng của cha tôi đã phần thì cống hiến, phần thì bị tịch biên, hai chú cháu tôi đều phải đi tập trung cải tạo, cha tôi đã chết sau một năm miền Nam rơi vào tay Cộng Sản, tiếp đến mẹ tôi, rồi các chị em tôi phải phân tán đi làm ăn nơi này, chốn khác, thậm chí còn phải tay không đi vùng Kinh Tế Mới nữa.

Căn nhà ba tầng cuối cùng, cửa sắt ở đường Trần Quang Khải mà cách đó mới vài năm, gia đình tôi còn rộn rịch tiếng cãi cọ, cười rỡn của mười lăm chị em tôi, đã phải bán cho một cán bộ ở cùng khu phố với giá ba cây vàng, tức khoảng hai phần trăm giá lúc mới xây.

Đêm cuối cùng chúng tôi ở căn nhà đó, tôi đã quỳ xuống cạnh cái tủ sắt cao mà năm xưa mỗi lần tôi lầm lỗi, cha tôi lại bắt quỳ ở chỗ đó, nhưng nay cha đã mất mà nhà cũng sắp không còn, lần đầu tiên tôi khóc sau nhiều năm lớn khôn, nước mắt nóng như acid, tôi mở to mắt nhìn từng vết nứt trên tường nhà thân yêu này, để biết chắc ngày mai là vĩnh biệt, không còn dịp nào, chắc chắn...quỳ lại đúng chỗ cha mẹ bắt tôi quỳ mười mấy năm xưa.

Cũng vì sự thăng cấp đặc biệt của tôi, liên tiếp từ chuẩn úy lên mà tôi phải cải tạo dài thời gian hơn so với cấp bậc của mình, cũng là sự suy đoán trong hàng ngũ chúng tôi, chứ Việt Cộng lấy chi làm căn bản để bảo chúng tôi học lâu hay mau đúng quy định bao giờ đâu.

Do đó, tôi có đủ số năm tối thiểu để qua Mỹ theo diện H.O., và tôi là một ông H.O. trẻ trong số các ông H.O. trẻ, song cũng đã hơn bốn mươi tuổi rồi.

Tôi chủ trương làm bất cứ một việc gì để có tiền tự nuôi sống, nên chi tôi đang làm một "ông vú", danh nghĩa mà ở đây hay gọi là "baby sitter", tôi lại có thể làm một cách vui vẻ như ngày xưa tôi hăm hở đi lính.

Nguyên tôi được hội của tôi giới thiệu cho vợ tôi đi làm kia, vì tôi mới cưới vợ trước khi qua Mỹ, nhưng vợ tôi lại mới sanh cháu bé vài tháng, nên tôi nhận "job" thế nàng.

Người chủ hỏi tại sao tôi lại, muốn và thích làm nghề này, tôi thản nhiên trả lời: Vì tôi đang muốn nghiên cứu về tâm lý trẻ em, nên phải dấn thân mới hiểu biết ý nghĩa của nó, cái tâm lý trẻ em phức tạp đó.

Vợ tôi lấy làm lạ, là sao tôi lại không cáu kỉnh khi phải giữ một đứa trẻ hai tuổi không phải con mình. Tôi thản nhiên trả lời: Hai lý do. Thứ nhất anh giữ job cho em, mai mốt em có việc làm khi con mình đã lớn. Thứ hai, anh muốn biết tâm lý trẻ em, để mai mốt anh giữ con mình ở nhà cho dễ dàng...công tác hơn, rất có lợi em ạ.

Nhưng, bạn bè, họ hàng nếu có hỏi thăm vì sao, tôi sẽ trả lời, tôi đang làm quản lý cho một dãy nhà tư nhân mà người chủ dãy nhà đó là bằng hữu xa xưa, tôi tới lui chỗ này, chỗ nọ để xem sửa chữa, hay ghi nhận yêu cầu của người thuê vậy.

Nghĩa là tôi chỉ nói dối những người không can dự đến cuộc sống của tôi, còn những người đóng góp vào cuộc sống của tôi như chủ tôi hay vợ tôi, tôi cần phải nói thật. Hay họ có thể hiểu ngược lại, là tôi không thực với lòng tôi khi tôi phải trả lời với chủ tôi hay vợ tôi, còn với những người ngoài phạm vi sinh hoạt gia đình tôi, tôi lại diễn tả đúng cái tâm trạng mong muốn của tôi, như quả tình tôi muốn làm quản lý nhà cửa mà chưa có ai mượn chẳn hạn.

Thì cách nào, con người tôi cũng có những điều thật, giả xen kẽ, và ở đời này, thì chuyện đó rất thường tình.

Nhưng có một điều tôi biết rõ lòng tôi một trăm phần trăm, ấy là nhà chủ này tin tưởng tôi đến mức tuyệt đôi, bà ta vẫn tin rằng tôi là kẻ khổ nhất thế giới, nên không còn thiết bất cứ một thứ gì, thành có đi giữ trẻ, cũng chỉ là để khuây khỏa, bà ta hỏi tôi:

- Chú Hai này, sao chú không định làm việc gì khác à, thực ra thì chúng tôi có thể nhờ chú thêm ba năm nữa, khi nào cháu bé này 5 tuổi, chúng tôi mới cho cháu đi học, lúc bấy giờ chú không giúp tôi cũng được.

Tôi...thản nhiên trả lời:

- Ba năm nữa cũng được, tôi cũng chẳng bận rộn gì.

Người chủ mới ngoài ba mươi tuổi, thuộc loại luôn cầu tiến, vươn lên, bà ta càng thắc mắc:

- Chú Hai à, chú có muốn học thêm nghề sửa máy ảnh không, nhà tôi sẽ hướng dẫn cho chú.

- Cũng được.

- Vậy ba năm nữa, hết làm "baby sitter", chú ra tiệm học nghề sửa máy ảnh với nhà tôi.

- Được.

- Chú Hai à, ngày xưa ở Việt Nam chú làm gì?

- Ồ, tôi làm đại khái, thường thôi.

- Chú nói là chú nghiên cứu tâm lý trẻ em mà.

- Ồ tôi dạy học cấp 1, nên qua đây làm biếng học lại, mà dù học lại, chắc cũng chỉ làm được mấy việc qua loa, vả lại làm việc gì cũng được, có tiền tiêu là vui rồi.

- Chúng tôi ở Mỹ mấy chục năm nay, cách nhìn về cuộc sống khác hẳn hồi ở Việt Nam rồi chú Hai à.

- Đúng vậy.

- Tôi hỏi thiệt chú, chú có chán công việc này không?

- Không, tôi đâu có chán.

Quả là tôi không chán thật, vì căn nhà này rất rộng, hằng ngày chỉ có đứa bé 2 tuổi với tôi ở nhà, hai vợ chồng người chủ ra tiệm từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều mới về, tôi có thể vừa trông đứa bé, vừa học, vừa đọc, vừa xem TV, nghe nhạc hay suy nghĩ lan man trong một khung cảnh tĩnh mịch, thậm chí có hôm tôi ngủ trưa một mạch từ 12 giờ đến 3, 4 giờ chiều mới dậy, bởi vì đứa bé cũng được tôi cho ngủ trưa đầy đủ như thế, nếu làm chỗ khác, tôi đâu có thảnh thơi vậy.

Với "hội" của tôi, người ta vẫn tin việc làm họ giới thiệu lâu nay là cho vợ tôi làm, nên rất bình thường, chẳng ai để ý cả.

Một hôm, người chủ hỏi tôi:

- À, chú Hai giúp cho tôi lâu rồi, mà tôi cứ quên không hỏi thăm chú, có phải bác Tâm giới thiệu chú đến đây không?

Bác Tâm chính là người trong "hội" giới thiệu cho vợ tôi job này, nhưng không ngờ là tôi lại làm việc ấy, tôi bèn giả bộ ngơ ngác, rồi đáp:

- Bà Chánh mà cô, chắc cô biết "bà Chánh" chứ.

Người chủ tôi cũng giả bộ ngơ ngác:

- Chắc bác Tâm nhờ bà Chánh đấy, ai quen với bác Tâm và cả hội tôi đều biết chính tôi mới là "ông vú" lâu nay.

Song le, bác Tâm hay ai đi nữa, cũng đều thực sự không còn quan trọng cái điều người nào, đàn ông hay đàn bà mới có thể làm, hay mới chịu đi làm "baby sitter", một nghề mà người Mỹ họ quý trọng thiệt tình, chứ không phải như xã hội Việt Nam ta xưa cho rằng: chỉ phụ nữ mới trông nom được con nít, và mới có khả năng hay thiên chức làm "vú em" mà thôi đâu.

Lawndale 25-5-96

Cao Mỵ Nhân