Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

VẾT THƯƠNG 40 NĂM

 

 

 

Bốn mươi năm, vết thương dân tộc tưởng là khô dần, chỉ chờ tróc vẩy, để lành thân xác, có ngờ đâu cứ mỗi tháng 4, vết thương ấy lại như mưng mủ, e khó mà lành lặn, trơn láng dấu vết trên hình hài một người Việt Nam chân chính, tự thủa nào chỉ muốn được sống an vui, yêu đời, yêu non sông, yêu tổ quốc...

40 năm qua, tưởng là thời gian có lâu hơn nỗi nhớ, nỗi buồn, và thôi thì an phận nhược tiểu, người thương người cho dẫu phải sót sa, ân hận, miễn sao giang sơn có tiên, có tổ, đất nước có bờ, có cõi, để dân tộc ta sống trong đất đai sông núi v.v... của mình, rồi nói theo kiểu ông cha ta truyền lại, là mọi người trong nhà, tức trong cái giang sơn riêng biệt đó, sẽ tìm một "biện pháp" mới mẻ hơn, hợp ý, hợp tình dân tộc hơn, hợp khắp cùng thế giới, năm châu như Thượng Đế đã... chia phần, khu trú chúng ta, loài người của Ngài, nếu không thì đã chẳng từng nhân dáng, từng ngôn ngữ khác biệt.

Nghĩa là người với người tự cổ sơ chung tiếng nói, chung hình dạng thì sống quây quần với nhau, còn khác biệt là lân bang, hàng xóm.

Nhưng, 40 năm qua, quốc nội, hải ngoại dẫu muốn... yên thân trong mỗi phạm vi cũng không được, tên hàng xóm khổng lồ đang tiến chiếm từng cọng cỏ, lá cây của dân tộc Việt Nam. Tên hàng xóm Bắc phương đã được bọn vong bản bạo quyền Cộng Sản VN mời tới xơi ngon lành từ Trường Sơn, tới Trường Sa, từ Nam Quan, tới Cà Mâu, mà chính người trong cuộc không chịu mở mắt ra mà ngó; đã khiến mỗi ngày vết thương 40 năm một mưng mủ thêm, nếu không có bọn vô thần, vô liêm sỉ phương Bắc, thì làm sao có giặc Bắc phương đang dồn dập tràn ngập quê hương nhỉ.

Một nhà thơ trong nước, gốc sinh trưởng ở miền Nam đã chuyển tặng cho tôi bài họa "Sau 40 Năm", mà bài xướng của tôi lại được viết như một... khẩu khí lạ lùng từ trước 30-4-1975 nhiều năm, nhà thơ này bảo, Cao Mỵ Nhân, tác giả bài xướng xa xưa ơi, sao bây giờ nó lại ứng với... chúng ta (!):

Bốn mươi năm, sa sót mảnh hình hài

Trang tình sử không người chung nét bút

(Phong Sơn)

Thì té ra, 40 năm qua, bạn có vui sướng gì đâu. Bạn tưởng là bạn sẽ làm nên... lịch sử! Nhưng, lịch sử như thế nào đây?

Ngay khi bạo quyền chiếm đoạt lãnh thổ miền Nam, bạn tưởng bạn sẽ đề xuất ra bao nhiêu chương trình, đồ án, xây dựng một Việt Nam thực sự thanh bình, bởi vì sau 118 năm, sạch bóng quân xâm lược, kể từ khi Pháp đặt chân lên đất nước Việt Nam, rồi có đoạn Mỹ mượn quê hương ta làm lằn ranh ngăn Cộng Sản v.v.. và v.v... người bạn cao học luật của... tôi, đã chỉ cảm thấy vui được một năm đầu - 1975 có lẽ vì là lạ thôi.

Khi thấy bạn bè xưa, cứ đi mãi chưa về, mịt mù quá, bạn bắt đầu nghi ngờ bạo quyền cách mệnh của thiên hạ, thì ôi thôi, muộn mất rồi, vết thương chung đã mở rộng toác, miệng vết thương cứ rỉ máu... từ từ...

Ra khỏi khu tập trung tù cải tạo ở HT 7580 HT-T20. Tôi đi tìm bạn ngay, tôi chẳng ngán gì, vì tôi đã mang giấy thông hành là tờ Ra Trại với một năm quản chế, thì phải đi tới đi lui chớ, phải "tù' đâu mà ngồi một chỗ.

Bạn đang làm việc ở cái Hội kia, tôi vừa từ chốn lao tù ra, thì tất cả đều vui chứ. Bạn bảo bạn sẽ chở tôi đi thăm một người trẻ, rất lạ... vốn là bạn tù của tôi, đã về trước tôi ít lâu.

Bạn chở tôi bằng Honda, xe chạy vút như đua trong thành phố. Tới một vệ đường, đường Phan Thanh Giản cũ, người bạn trẻ... thanh niên gầy, cao dong dỏng, có khuôn mặt đẹp buồn như một thanh niên Ấn Độ.

Ôi, nụ cười của cậu ta, chàng thanh niên, làm sao tôi quên được, rất quen, vì chàng đó là:

Nữ thiếu úy Tôn Nữ Kim Thủy, bạn tù thuộc nhà I, cùng HT 7580 với tôi, nhưng cô nàng được về trước, vốn là ái nữ của đại tá Tôn Thất Hùng ở Quân Đoàn II/Quân Khu 2, tác giả hồi ký Người Về Từ Tân Cảnh, trong trận đánh Tân Cảnh, KonTum trước 30-4-1975.

Tôn Nữ Kim Thủy, bạn tù của tôi, đang ngồi xệp ở vệ đường để vá lốp xe đạp cho khách, y như một thợ sửa xe đạp chuyên nghiệp. Ngó nàng giống... thanh niên quá chứ!

Lạ quá, cả 3 chúng tôi cùng cười, dù cho ý nghĩa của nụ cười như thế nào. Thật là... chua chát!

Nhà thơ Phong Sơn, nguyên là trung úy thuộc phòng Tâm Lý Chiến Sư Đoàn 2 Bộ Binh, nhất định đòi giải ngũ để đi học cao học luật, rồi ra trường làm tới chức Thanh Tra Giám Sát Viện thời Đệ Nhị Cộng Hòa.

Tôi bất ngờ hỏi ông:

-Này, thế giải phóng Kim Thủy ra làm thợ sửa, vá xe đạp à?

Phong Sơn trả lời:

-Tôi cũng có thể làm như Kim Thủy.

-Sao không làm đi?

-Chưa, sẽ làm thôi.

À, chê chính thể Việt Nam Cộng Hòa, cũng làm công chức cấp cao Giám Sát Viện, rồi cán bộ văn nghệ Giải Phóng, và nay thì làm MC cho các đám cưới. Vậy, ông có... vui không?

Phong Sơn ngẫm nghĩ - Cứ mãi trong lòng mang một ẩn ức. Ông đã tiêu hết đời son trẻ vào những suy nghĩ vô bổ, nay còn đoạn cuối cuộc đời thôi - Hình như ông đang quanh 80 (tám chục).

Sao dại thế(!) Tám chục, thì có 2 lần 4 chục gối lên nhau, tức là bỏ 20 năm đầu thơ dại đi còn 60 năm còn lại, gồm các tuổi:

-Từ 20 tới 60

-Từ 40 tới 80.

Phải biết mình.. muốn gì, làm gì, làm như thế nào chứ!

-Thế cô (là tôi) đã làm được gì?

-Tôi làm theo đúng ý tôi.

-Vậy bây giờ tôi phải làm gì? Đang ở trong nước đấy nha!

-Thì ở trong nước mới phải làm gì, chứ 80 tuổi rồi. Hãy dẫn đầu một đoàn thể đấu tranh... ngăn nhừa bọn giặc Bắc phương sắp lộ dạng.

-Chao ôi, khó quá! Khó quá!

-Thế sao ông bỏ Việt Nam Cộng Hòa đi theo trí vận của Cộng Sản?

-Thì mình tưởng xay bột, gột nên hồ.

-Vậy xay tiếp đi, gột nên hồ khác, hồ này là... Hồ Tôn Hiến nhá, đưa kẻ đại tà về chính đạo Quốc Gia nghe.

Tất nhiên Phong Sơn đã thực sự già, và vết thương 40 năm còn khó chữa lành hơn vết thương quý vị và chúng tôi đang mang, vì nỗi đa đoan của sự việc.

Thật vậy, ở một xứ sở Tự Do nào trên thế giới, người dân đều có thể tìm thầy, tìm thuốc, để chữa lành vết thương thời sự, thời đại, khiến mình đau thốn mãi, chứ ở Việt Nam thì, phải tự cứu thôi.

Bốn mươi năm sa sót mảnh hình hài đất nước, trang tình sử... chế độ, không người chung nét bút, có nghĩa là phải cùng làm, cùng chung sức thì đất nước mới... của ta được.

Tuy nhiên, vết thương 40 năm này đã ít nhiều khép, mở tùy theo mỗi người tha hương, lưu vong chúng ta, mong sớm gặp thầy, gặp thuốc, để một mai chỉ còn là vết sẹo, cũng đỡ đau hơn vết thương mưng mủ từ 30-4-1975 tới bây giờ... lãng phí cả thời gian dài gần nửa thế kỷ.

Hawthorne, 14-4-2015

Cao Mỵ Nhân