Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

ĐỐI BÓNG VIẾT HÀNH

 

Rất nhiều bài Hành được phổ biến trong giới mộ điệu yêu mến thi ca. Những bài Hành từ xưa mà quý vị văn nhân, thi sĩ ưa thích ngâm nga như Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị tự Lạc Thiện, người Thiểm Tây (772-846), sáng tác nhiều nhất đời Đường bên Tàu, được thi sĩ Phan Huy Vịnh chuyển ngữ Việt Nam khoảng cuối thế kỷ thứ 19, nhưng nay giới sưu tầm văn chương cổ trong nước lại khẳng định người dịch Tỳ Bà Hành là Phan Huy Thực tự Vi Chỉ, hiệu Xuân Khang (1778-1846), là con trai của cụ Phan Huy Ích, anh của Phan Huy Chú, và chính là cha của tác giả Phan Huy Vịnh như lâu nay chúng tôi được học ở nhà trường.

Là ai thì là, nguyên bản vẫn từ Bạch Cư Dị, Trung Hoa, một trăm năm sau, vào giữa thế kỷ thứ 20, cùng với phong trào thơ mới đang lan rộng từ Bắc tới Nam VN, các thi sĩ tiền chiến như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, vv...và nhất là cặp thi sĩ với những vần điệu tân kỳ Xuân Diệu, Huy Cận, thì có một bài hành hoàn toàn phong cách Việt Nam được hầu hết người làm thơ và người yêu thơ ái mộ: Tống Biệt Hành của Thâm Tâm. Bài Hành, vâng, nhà thơ Thâm Tâm viết như một bài thơ thất ngôn, không dài lắm nhưng lại đầy đủ ý nghĩa một bài Hành, còn óng ả bay bướm hơn những bài Hành cùng thời, và sau này, đã diễn tả cuộc chia tay không sao tránh được, gần như một cuộc chia tay bắt buộc của ly khách giã biệt người ở lại, hay người ở lại chia xẻ tâm tư với ly khách: Một buổi chiều câm nín, lặng yên đến thanh thản lúc chia tay:

Người đi, ừ nhỉ, người đi thực

Mẹ thả coi như chiếc lá bay

Chị thà coi như là hạt bụi

Em thà coi như hơi rượu say...

(Thâm Tâm)

Tất cả xem như cam đành, an phận.

Thế thì quý vị sẽ hỏi viết bài Hành để làm gì, không thống thiết, bi thương, hay đấu tranh, phản bác...Và Hành là thế nào mà nó hành tác giả, nó cũng sẽ hành người đọc, người nghe về một vấn nạn nan giải, thương người, thương mình thường trong văn chương thường thố lộ điều: Ôi ta thương người hay ta thương ta.

Do đó, tôi tạm hiểu là người viết Hành, chính là viết cho mình giữa một tình trạng xã hội, một hoàn cảnh lịch sử, đã có lúc phải bó tay trước những diễn biến xã hội, lịch sử nêu trên.

Tôi xin được thông qua mấy bài Hành khá nổi tiếng khác, đã đi qua cuộc đời chúng ta cả mấy chục năm hơn, để giới thiệu với quý vị một nhà thơ trẻ, chuyên làm thơ kiểu cổ điển, cũng chuyên viết những bài Hành, mà anh ta cũng đang sinh hoạt ở thời đại này, tức là hiện đại, đương thời, không cần phải truy cứu, tìm hiểu nếu quý vị muốn biết thêm nội dung về hai bài Hành sau đây:

LƯU VONG HÀNH, và "NET" HÀNH của nhà thơ Nguyễn Kinh Bắc.

1- Lưu Vong Hành: được viết từ tháng 12 năm 2003, với 80 câu thơ 7 chữ, tức 20 khổ thơ tứ tuyệt, liên tục trải dài tâm sự của một sĩ quan Quân Lực Viêt Nam Cộng hòa ra đi tị nạn ở Hoa Kỳ, đã nhận biết gì nơi xã hội qui tụ các thành phần gọi là lưu vong, Nguyễn Kinh Bắc mở đầu bài Hành bằng lời thổ lộ:

Đất mẹ còn xa cách vạn trùng

Ta còn phiêu bạt đã mười đông

Mười năm vất vả vì cuộc sống tái định cư, Nguyễn Kinh Bắc không thể nào quên thân phận mình, từ đâu mà đến xứ sở này:

Ta nhớ một thời chinh chiến cũ

Học làm tráng sĩ luyện đao cung

Đó là ngôn ngữ của người đi làm lịch sử, là khẩu khí của những trang hiệp khách, mặc dù anh cũng gốc thư sinh như người chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm của nhị vị Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm, tức là "xếp bút nghiên theo việc đao cung", song, thời đại vừa qua, ai cũng biết rằng những thanh niên như Nguyễn Kinh Bắc đều nghe theo tiếng gọi của non sông, lên đường nhập ngũ, bảo vệ Miền Nam tự do.

Ra đi tị nạn hầu mong có ngày trở lại quang phục quê hương, xây dựng đất nước, bảo vệ chính nghĩa Quốc Gia Tự Do, tiếp tục con đường đã gián đoạn thuở trước, Nguyễn Kinh Bắc tưởng ai cũng nghĩ thế, cũng thương nhớ:

Bao địa danh ngời trang chiến sử

Đã làm khiếp vía giặc tàn hung

Kontum, Quảng Trị, cùng An Lộc

Phất Phới cờ bay rợp khí hùng

Nào ngờ:

Rồi đến một ngày kia súng gãy

Ôi trời nghiêng ngửa, đất đang rung

Tướng quân tuẫn tiết ngoài biên ải

Sĩ tốt điêu linh giữa khốn cùng

Ngẫm ở chốn lưu vong, thì ngàn người người như một, đau chung nỗi hận mất nước, hỡi ơi, 28 năm qua (2003), những người lưu vong vẫn không chung một chữ "đồng". Đồng ở Nguyễn Kinh Bắc là đồng nhất, đồng tâm, đồng chí hướng, không phải là đồng tiền, đồng đô la Mỹ, mà lại nỡ như vầy:

Chiến hữu một thời nay cấu xé

Bạn tù quên hết thuở lao lung

...

Một lũ túi cơm, phường giá áo

Như bầy ngan ngỗng khoác áo lông công

Học làm con rối lăng xăng múa

Đã nát càng thêm nát cộng đồng

Như thế thì còn đâu niềm tin, để mà cùng nhau truy quét bọn Cộng Sản đang chiếm lĩnh tổ quốc Việt Nam. Cái nhìn trong Lưu Vong Hành của nhà thơ Nguyễn Kinh Bắc là cái nhìn chung của bất cứ người Việt tha hương nào nơi hải ngoại đã và đang phô diễn đâu đó, nào là cai thầu chống Cộng, báo chí tuyên ngôn, văn chương dâm dật, ca nhạc sĩ hồi hương xênh phách, chính khách trở cờ, vv...và vv...Cuối cùng thì đành:

Ôi biết bao điều sao nói hết

Nói càng thẹn mặt với non sông

Gươm cùn, súng gãy từ bao thuở

Bút mực này đây trải mấy giòng...

Sau khi Nguyễn Kinh Bắc ngao ngán chuyện đời tị nạn chung quanh anh, rút cục chỉ còn cách trải lòng ra giấy bút, ngó lại bản thân mình, nỗi quạnh hiu nào buồn bã hơn niềm đau tủi, cô đơn của tác giả:

Mái tóc xanh xưa giờ đã bạc

Thù nhà, nợ nước trả nào xong

Chiều nay lặng lẽ nhìn mây phủ

Đất mẹ còn xa cách vạn trùng

(Nguyễn Kinh Bắc 2/2/3003)

2- "Net" Hành: Đã tưởng lưu vong thiên hạ sự, thì thượng vàng hạ cám, ở xã hội đó không cần phân chia đẳng cấp, ngành nghề... kể cả không phân biệt nam nữ, tuổi tác... vì mạnh ai nấy sống theo ý họ. Dè đâu, đến cái "tâm đồng" của xã hội, mà lâu nay nhà thơ Nguyễn Kinh Bắc, bút hiệu riêng cho thơ châm biếm, khôi hài của anh là Trạng Phét, vẫn tưởng quý vị trong giới cầm bút hẳn phải "lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu", nghĩa là ở... thượng tầng kiến trúc này con người xem tư duy là trọng. Nên thơ dành để nhàn lãm phong hoa, tuyết, nguyệt..., để đãi lọc ngôn từ, nơi đó, phải cân nhắc kỹ từng câu, từng chữ nếu như có điều tranh chấp, phải giải bày v.v...thì hàng loạt "net" được ra đời, đồng thời cũng hàng loạt người viết ồ ạt như sóng lũ, cuồng phong, mặt trận chữ nghĩa... điện tử này còn... kinh hoàng, khủng khiếp hơn... chỉ nhìn thấy ngoài đường, ngoài phố... mà LƯU VONG HÀNH sơ kết nêu trên, chữ nghĩa "net" mang một bộ mặt máy móc áp đảo đến không thể kềm hãm được người viết và người đọc, từng lời thóa mạ, từng câu chửi thề... chẳng cần phải giữ gìn... phong cách sống xưa nay nữa. Nên vẫn chụp mũ, chống phá, bôi nhọ, chửi bẩn, bới lông tìm vết... được phơi bày lên "mạng lưới", không êm đềm như viễn mộng mơ màng nữa, mà:

Thử dạo một vòng qua các Net

Chuyện đời ngẫm nghĩ lắm buồn vui

Văn chương có lúc còn cay đắng

Chính trị nào đâu dễ ngọt bùi...

Thế rồi, anh chống Cộng, tôi chống Cộng, nó chống Cộng. Chẳng có chống Cộng nào giống chống Cộng nào. Mỗi người một kiểu, đó là lấy thí dụ một vấn đề cho dễ nói, và hình như vấn đề này cũng chiếm 8/10 nội dung Net. Do đó:

Nhân danh chống Cộng gây hiềm khích

Kết đảng, chia phe, đánh dập vùi

Nọ gã cai thầu quăng nón cối

Kìa anh thợ chửi quất dùi cui...

Tất nhiên, Trạng Phét tức Nguyền Kinh Bắc nêu danh hàng chục nhân vật tên tuổi, đấu tranh tổng quát có "lai sân", đấu tranh chống Cộng có hợp đồng, v.v... Có một điều là các nhân vật đánh võ mồm đều có chung một bí quyết bảo thủ là việc mình thì giấu chuyện người thì khui:

Lý lịch bản thân thường giấu giếm

Đời tư thiên hạ cố phanh phui

Ý Trạng Phét, Nguyễn Kinh Bắc muốn châm biếm chỉ có ở các trại tù Cộng sản mới cứ phải viết tự kiểm điểm, tự kê khai lý lịch, chứ ở Hoa Kỳ "xấu xa" phải đậy lại để dành giấy bút cho chuyện "thiên hạ sự":

Sân chơi tập tễnh không lường sức

Chữ nghĩa ăn đong quá nặng mùi

Uốn mãi thân lươn còn thẳng tuột

Tru hoài mõm chó vẫn đen thui

Nghĩa là trên Net ngày nay, sự phẫn nộ, mâu thuẫn, khiến phải chửi bới nhau, xét cho cùng bởi ba chữ Danh, Lợi, Tình.

Tháng năm tị nạn đây u uất

Thân phận lưu vong luống ngậm ngùi

Vì chút danh hờ ham đấu đá

Ngại gì bút thép khó rèn trui...

Những người mang danh tị nạn, lưu vong như quí vị và chúng tôi, tại sao không thể cùng ngồi lại, cùng... hội luận, để đi tới một mục đích là quang phục quê hương, lật đổ bạo quyền, hầu có được hình ảnh cuối cùng trong "Net Hành" của Trạng Phét Nguyễn Kinh Bắc:

Sao chưa kết hợp, hòa thân ái

Đừng mãi than van với sụt sùi

Đến lúc dân lành thôi thống khổ

Là ngày rượu quý sẽ cùng khui

Cờ vàng ngạo nghễ bay trong gió

Ta trở về quê, giặc phải lùi...

(Trạng Phét Nguyễn Kinh Bắc 22/11/2014)

Hai bài Hành trên của một sĩ quan QLVNCH đã cảm khái trước sinh hoạt xã hội lưu vong và "net", nơi đăng tải nhiều trận văn, trường bút thiết tưởng không thể nào tránh được. Nếu muốn tránh cảnh tượng hỗn loạn, khí thế xung thiên của cá nhân hay hệ phái nào luôn chủ quan cho mình là đúng, chỉ mình là nhất... thì phải có sự "ngộ", tự ngộ ra rằng điều đó không đúng, quá khích, thiên kiến, cũng có khi ân hận, hối tiếc v.v...

Vì thế cho nên người xưa đã phải viết Hành ra, để diễn đạt tâm tư tình cảm mình trong một hoàn cảnh nào đó. Người kỹ nữ trong Tỳ Bà Hành đã phải nâng đàn lên. Che nửa mặt hoa, có thể vì xấu hổ, vì tuyệt vọng.

Trạng Phét Nguyễn Kinh Bắc chỉ còn ngòi bút đẩy đưa, vẫn không sao dệt kín được nỗi u hoài thân phận kẻ lưu vong, tay úp trên lưng "con chuột" di chuyển trên Net tìm kiếm tri âm một thời lửa đạn, để ngóng về đất tổ đã phải rời xa, cùng mong mỏi chuyện trở về...

Hawthrone 10-2-2015