Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

MỘT ĐOẠN

ĐƯỜNG FWY 10

 

Những ngày tôi chưa qua Mỹ, theo cái diện HO thần bí của... chúng tôi, nghĩa là bỗng được ra đi cả nhà, trên nguyên tắc nhân đạo Hoa Kỳ, thay vì trước đó, quý vị quân đội và dân chính miền Nam, muốn đi tìm Tự Do, thì phải một mất, một còn với thử thách số phận, nguy hiểm và nan giải hơn hoàn cảnh chúng tôi nhiều, chưa kể, còn phải tan gia, bại sản vì dốc hết của chìm, của nổi để theo đuổi những chuyến vượt biên, có lẽ không tiền khoáng hậu trong lịch sử sinh tồn của nhân dân Việt Nam, ở cả hai miền Nam Bắc, không riêng gì gốc gác Việt Nam Cộng Hòa đâu.

Quí vị sẽ hỏi tôi là, bằng vào cớ sự nào mà tôi dám nói dân ở cả 2 miền Nam Bắc đều muốn rời xa quê hương, chỉ vì chế độ vô sản của bạo quyền Cộng Sản.

Thì khó khăn gì đâu, quí vị chỉ việc quan sát thôi, đúng đến một trăm phần trăm, mà chả lẽ tôi lại trưng ra bản danh sách rằng ai vốn ở Bắc, ai đích thị ở trong Nam, trước 30-4-1975.

Thưa quí vị, không phải chỉ riêng nơi thủ đô tị nạn Bolsa, mà tôi đã theo fwy 10, đi từ tây qua đông USA, các tiểu bang phía nam Hiệp Chủng Quốc này, nhất là các bờ biển có những đoàn tàu đánh cá, những trại vườn rau đậu, thậm chí các chợ to, nhỏ...đều có sự hiện diện của đồng bào ta, nguyên từ Hà Nội, Hải Phòng...vv...đầy đủ cả.

Vị mục sư họ Lưu ở Houston Texas có nhã ý cho chúng tôi đi thăm làng Ana Huac , nơi khá đông đồng hương làm tôm cá, vô hẳn những "dinh cơ" mà nơi gia chủ ở thì hẹp, kho lưu trữ cá tôm đông lạnh, to gấp 4, 5 lần các Room sinh hoạt. Chỉ nhìn lớp đá đông như đá tảng xây vách thành, cũng đủ chết giấc vì quá giá băng.

Thấy chúng tôi không thích lắm, cho dẫu ngoài trời đang nắng gắt của mùa hè, vị mục sư bảo "phái đàn" nên tới chợ để...quan chiêm chợ và quý cô đáng đứng bán hàng ở đó.

Chúng tôi không có ý phân chia ai là bàn dân đô thành Saigon Chợ Lớn, ai là khách Đông Đô, hay Thăng Long Thành "Kim Nhật", chẳng phải khách yêu thơ hoài cổ của bà Huyện Thanh Quan.

Thế thì 3 trên 5, tức già nữa sĩ số quý cô trước đó ít lâu được sống kín cổng cao tường trong 5 cửa ô xưa, nay hết cảnh lầm than, nhờ gia đình cho qua Mỹ làm du học sinh bằng những văn bản học nghề cấp tốc thẩm mỹ như nail, tóc, hoặc chuyên viên tiếp thị.

Nước Mỹ vốn là thực dụng, hay nôm na cứ gọi thực tế, thì quý...tiểu thư xã hội chủ nghĩa đã nhất tề ở lại, để tìm cho họ một cánh cửa, mở vào thiên đường USA. Quí cô nói rằng mỗi tháng được "bố em" hay "mẹ em" gởi cho mấy trăm đô la, trả tiền điện thoại thôi, còn các thứ khác chưa kể.

Tôi hỏi điện thoại nhiều thế. Sao không i meo, i méc cho đỡ tốn tiền, thì quý cô nói ngay: "Nhưng mà chúng em muốn nghe bên nhà nói cơ"

Bỗng chúng tôi nhìn thấy một ngôi Chùa lặng lẽ, có một hồ nước xanh, trồng toàn bông súng, đủ màu trắng, hồng, tím.

Tôi muốn vô Chùa, thì "phái đàn" chỉ cho tôi thấy một ổ khóa lớn lắm, đang treo lủng lẳng giữa hai cánh cổng bằng song sắt kiên cố, đang đóng lại, phái đoàn nói:

-Thầy không ở đây, ở tận Colorado, chỉ lâu lâu mới về chùa.

- Vậy chớ dân muốn lễ Chùa, thì phải làm sao?

- Thì tìm các chùa khác ở Houston hay đâu đó có.

- Ồ sao tôi không thấy cổng Tam Quan.

- Cổng Tam Quan thì làm sao khóa chứ. Nhưng mà phía trong sân, có 3 cửa kiểu Tam Quan.

- Thế bây giờ trong đó có gì?

- Có Phật thôi. Có Phật được rồi.

Vâng, có Phật được rồi, thôi chúng ta đi nơi khác vãn cảnh. Tới trước cửa Chùa mà không được lạy Phật thì cũng...uổng. Phật ở tại tâm, có lòng là đủ rồi.

Xe đã ra tới fwy10 rồi, mà tôi vẫn còn nhớ là quên chụp ảnh, cái hồ hoa súng đẹp như tranh...Tàu.

Mục sư Lưu cười:

- Quí vị nghĩ gì sau chuyến đi này?

Hình như tất cả đều...ngáp:

Có vẻ như thiếu một điều gì...khó nói!

Một lần nữa mục sư Lưu lại đưa chúng tôi về thực tại:

- Có gì đâu, quý vị xưa nay quen nhìn chùa thì phải mái cong, tam quan...và nhất là ổ khóa ở cổng chùa. Chứ quí vị xem thử hàng trăm nhà thờ Tin Lành không chung một mẫu mã xây cất, chỉ có một thánh giá. Thậm chí ở những nơi hẻo lánh, một căn phòng là đủ, tất cả đọc kinh thánh, rồi chia sẽ với nhau sinh hoạt rồi về.

Nhà văn Đặng Trần Huân đã có dịp đi suốt tuyến Fwy 10, tất nhiên ông phải qua đoạn đường có làng chài Ana Huac của ...thổ dân VN xa xứ, tới biển nam, hay là vịnh Mễ Tây Cơ, để nhớ về những làn chài tên tuổi dọc miền Trung của đất nước hình chữ S, mà, với bất cứ ai phải, hay được sống ven hồ lớn, cạnh biển khơi, biền biệt nhớ...Ana Huac lạ lùng, thăm thẳm...lại chẳng quên được bờ vắng Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Sông Cầu (Tuy Hòa) vv...,  những bãi vịnh này đẹp một cách...thanh tao, thanh tịnh, đến nỗi nhân dân VN và du khách thế giới không chê vào đâu được.

Nói như thế có nghĩa là Ana Huac ở ven biển Nam Texas, không thể...tuyệt vời như quận lỵ Sông Cầu và eo biển Sa Huỳnh, mà khách vãng lai hơn một lần tới, có dịp thả bộ quanh những rặng dừa vào buổi sáng, mặt trời từ biển lên cao, hay hoàng hôn, vầng kim ô rớt xuống trùng khơi.

Tôi hân hạnh quen được mục sư Lưu qua thơ ca, nên ông ngó tôi ngắm biển, cười...thương hại:

- Cô đang nhớ VN đấy à? Tôi đã từng từ Houston ra đây, để nhớ những xóm vạn chài VN

- Tại sao không nhớ bãi tắm, bờ dương mà ngài lại nhớ những làng chài lưới?

Mục sư Lưu nghiêm mặt:

-Vì đây là một miền đánh cá, vớt tôm, và cũng là một trong vài nơi bị tranh chấp, nghành nghề...đâm Hà Bá.

Một lần nữa, tôi lại...trầm tư, mục sư Lưu tiếp ngay:

- Ở VN ta có câu: thứ nhứt là phá sơn lâm, thứ nhì là đâm hà bá, tức lên rừng kiếm củi, xuống biển bắt cá vậy.

Quý cô dòm kìa, mấy chiếc ca nô của dân chài Mỹ trắng thứ thiệt, họ làm mưa làm gió, chế ngự tất cả bạn chài khác ở vịnh này.

Cặp vợ chồng người Mỹ còn đang tuổi thanh niên, trang phục như ...du lịch, cả hai mặc quần jean, giầy bata trắng bóc, chồng áo thung xanh da trời, vợ áo thung đỏ bó chẽn vào thân hình đỏ au vì sinh hoạt giữa nắng, cano chứa đầy tôm lớn, cá tươi...

Chúng tôi không dám nói năng hoạt lạc như trước, cảm giác như đang ăn nhờ, ở đậu đất nước họ, cũng vì vụ tranh chấp mưu sinh thời điểm bấy giờ.

Mục sư Lưu tươi cười, "Hi" họ, rồi tiếp tục "Bye" họ, thế là thấy tận mắt những gì mà không thể không giữ lại trong lòng một chút ngậm ngùi, sót sa.

Trở về trại vườn bạn chài đang cả đại gia đình người VN đang lựa cá, lựa cua cho vào các hồ ciment, đèn điện, tất nhiên là cả đá tảng, đá hòn vây khắp nơi chất chứa...tài sản mưu sinh ở xứ người.

Bà chủ vựa tôm cua đã sẵn sàng trao cho chúng tôi, những thùng mop (xốp) quà, tùy nghi khách thích gì, thì tặng thứ đó. Tôi được một chục con cua lớn, đã được bó càng lại cho khỏi...lạc khi về, trời đang nóng bỏng, bỗng dịu lại, biển gọi hoàng hôn...bí hiểm, mộng mơ...

Hawthrone 26-10-2014

Cao Mỵ Nhân