Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

HÀNH TRÌNH MỆT MỎI

 

Tại sao ông ta lại yêu thơ Tố Hữu đến thế, rất đơn giản, ông ta được hay là bị sinh ra ở một phần đất cực kỳ nghèo khổ, nơi giáp ranh giữa 2 miền Bắc và Trung Việt Nam, từ khi còn là đứa bé ốm nhom, đã 16 tuổi, dân trong vùng quê ấy, còn tưởng "nó mới chưa đầy 10 tuổi" Năm 1943 thời điểm của nạn đói không tiền khoáng hậu ở miền Bắc 1943-1945.

Đúng vào giai đoạn đó, thì giai cấp vô sản được "bí mật" tô son điểm phấn cho mặt trời chân lý, một chân lý rất mơ hồ mài mại, mà giới thanh niên VN yêu tổ quốc một cách tổng quát, cứ muốn được vùng lên đòi độc lập, đòi xây dựng đất nước, nhưng khổ nỗi vừa khát khao tự do, lại vừa sợ hãi mung lung...

Thế nên Tố Hữu đã xuất hiện với một mớ giấy thông hành phát cho những kẻ cầu bơ cầu bất, lang thang, đói khát, mà hắn, tiền thân của nhân vật "ông"nêu trên, là một người đủ điệu kiện nhất, để tham gia: không thuộc thành phần tư sản, tiểu tư sản không thành phần trí thức, lại không thuộc cả giới công tử bột, đàng điếm ăn chơi. Hắn đã trở thành thiếu niên tiền phong, 2 năm sau, tức 1945, hắn vừa đúng 18 tuổi, thì tấm giấy thông hành do Tố Hữu, trao cho hắn đã nát nhầu bởi hằng ngày hắn thổn thức phương châm:

Từ Ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

(Từ Ấy-Tố Hữu)

"Người ta" đã cho hắn hết đứng, lại ngồi bơm hàng chục chiếc xe đạp trong đó có chiếc xe của Trần Huy Liệu để ít ngày sau ông này Trần Huy Liệu và một ông nữa, hắn không nhớ tên, đạp cửa Ngọ Môn, chạy vào hoàng cungvị vua cuối triều Nguyễn là hoàng đế Bảo Đại cướp cái "ấn", bắt ngài "về hưu non" gọi là truất phế.

Thời điểm phức tạp đó, với chút suy nghĩ của hắn, hắn không sao hiểu được vào các nơi mà đội ngũ vô sản gọi là để "lật đổ ngai vàng và giai cấp thống trị". Hình như những người nêu trên, mớ hỏa mù nồng nặc khói lửa kháo với nhau là "thành công". Hắn cũng chẳng hiểu thế nào là thành công nữa.

Để tưởng thưởng cho bước đầu nhập vào nhóm người "Trần Huy Liệu" đó hắn được Tố Hữu một lần nữa kéo hắn ra khỏi bùn lầy nước đọng, đưa hắn tới một "sào huyệt" lý tưởng, hắn được phát bộ quần áo màu nhờ nhợ, nửa như gạch cua, nửa như sắc lá chết, đôi dép lốp cao su xe đạp, chiếc nón vải nhăn nhúm...

Phải đợi tới nửa ngày, đúng giờ hoàng đạo một ông già hơn những người đàn ông đi cùng, đến trước cái bàn gỗ mộc lá cờ màu đỏ tiết canh ở giữa có ngôi sao màu vàng nghệ, bằng giấy trắng nhuộm phẩm đỏ, vàng thôi, chẳng đẹp đẽ gì, cũng chẳng lôi cuốn hắn, như bữa cơm độn "ngô" mới ăn mấy giờ trước đó vì hắn, nói cho cùng, chỉ cần ăn bởi đói lâu quá rồi.

Đám người đi theo "Ông già" hơn các ông kia, lăng xăng ghi chép, những tốp thanh niên cứ vui vẻ như sắp lên mây, từng tên một tới cái bàn dài, đan bằng tre còn ướt nước mưa lâu nay. Tới lượt hắn 18 tuổi, nhưng không biết tên bố mẹ hắn đặt cho là gì, không có khai sinh, không có gì hết, ngoài chiếc quần đùi vải đen, manh áo lá rách bươm.

Họ thi nhau hỏi hắn, có kẻ cười, có kẻ cố làm mặt nghiêm, hơi chút thương cảm như là hắn sẽ được...giải phóng tư duy, để thở thành người hiểu biết.

Cuối cùng "ông già" kia đến trước mặt hắn cười...kẻ cả:

-Không sao "bác" sẽ đặt cho cháu một cái tên...cách mạng, vì từ nay (thủa đó) cháu là người của cách mạng ta. Này mấy "đồng chí" ghi vào sổ nhé:

"HOÀNG TRUNG KIÊN"

Có người hơi ganh tỵ, đã không có khai sinh, cầu bơ cầu bất đệ nhất hạng, mà nay tên đặt nổi như cồn:

"HOÀNG TRUNG KIÊN"

Chưa hết "ông già bác" gọi ngay một ông hơi trẻ hơn:

-Chú Võ (Võ Nguyên Giáp) hãy thâu "đồng chí" HOÀNG TRUNG  KIÊN này vào đoàn quân Trung Dũng nhé.

Đoàn quân nêu trên là đoàn con cháu ruột của "ông già bác", bởi vì nó, đoàn quân Trung Dũng ấy bao gồm một mớ thiêu thân ở các mặt trận sau này, nếu ai còn sống, sẽ được làm "anh hùng cách mạng"- "Đồng chí Võ" sẽ chăm sóc đặc biệt hơn.

Thế là đứa bé khốn khổ năm xưa, đã mau chóng thay đổi từ Không tới có, từ lang thang đầu đình, xó chợ, đã trở thành tiểu đoàn trưởng Pháo Binh lúc nào chẳng biết.

Sau khi hò kéo pháo từ thung lũng lên đồi cao Điện Biên Phủ, Hoàng Trung Kiên không chết vì khói lửa, đã được tiến về Hà Nội mùa thu năm 1954, và được thưởng chiến công hoàn tất chiến trường Tây Nam Bắc Việt bằng một đám cưới với cô sinh viên gốc nông dân Thái Bình tên Thắm, thật sự cô ta tên Thắm, không phải chế diễu hay hư cấu tiểu thuyết.

Họ Trung Kiên họ Hoàng và cô Thắm có 2 con, trai, gái, còn dám lấy tên là Hồng Lĩnh, Hồng Hà, tên sông, tên núi của quê hương ngàn đời trước.

Kể ra thì gia đình họ...hạnh phúc thật, bởi từ Không đã có như thiên hạ.

Thế rồi...họ cũng như đám quân cán rời xứ Bắc, đi đánh chiến trường miền Nam giàu sang, văn minh của...chúng tôi, được "trên" (Đảng và nhà nước) chia cho một căn nhà không to, của một gia đình miền Nam di tản dịp 30-4-1975.

Cán Thắm được làm kế toán Sở Ngoại Thương, thành Hồ, hậu thân của Saigon Chợ lớn, bỗng cảm thấy anh hùng 3 mặt trận Việt, Miên, Lèo họ Hoàng trước kia không còn hấp dẫn công danh rừng rú nữa, mà trào lưu văn hóa Saigon là phải giám đốc một cơ quan...kinh tế, nên chi ta đã thực hiện ước mơ Trợ lý Giám Đốc, khiến "trung tá Pháo Binh" Hoàng Trung Kiên trở thành lạc hậu hơn bao giờ hết.

Ong ta đã buồn khổ tủi nhục đến nỗi chỉ còn gởi gấm tâm tư, tình cảm vào thơ Tố Hữu.

bấy giờ Tố Hữu còn tại thế, có mấy dịp vô vãn cảnh...thành Hồ, "đồng chí Pháo Binh" bèn thăm và thổ lộ chuyện mình .

Tố Hữu cười...thương hại ung dung nói:

-Nhiệm vụ của tôi đã hết, từ sau khi anh đã trở thành sĩ quan cao cấp cách mạng , chưa kể đã lập gia đình, khá...hơn người rồi.

Thơ tôi được viết ra là để tuyên truyền tốt cho chế độ. Thế anh không thích thơ tôi nữa à, Tố Hữu (gật gù) tôi đã phải viết những lời như ma thiêng, thần sầu quỷ khốc, để thuyết phục các đồng chí lăn xả vào cuộc chiến có thế mới có hôm nay, Hoàng Trung Kiên, thuở đào sâu suy nghỉ xem tôi nói có đúng không nào?

Hoàng Trung Kiên để lòng...chùng xuống, rồi thổn thức như thủa đầu tiên ấy, ông đứa bé cầu bơ, cầu bất đã thổn thức vì được Tố Hữu đưa lên đài...danh vọng.

-Đúng, đồng chí đã cho tôi từ Không tới Có, và nay, tôi cảm nghiệm rằng: tôi đang từ Có tới Không.

Tố Hữu mĩm cười:

-Tất nhiên rồi, chế độ ta, hay đúng ra, lý tưởng, chủ nghĩa ta là kết cuộc phải từ Có tới Không. Đồng chí hiểu chưa, từ Có tới Không để mau tới đại đồng thế giới, ở đó, không tín ngưỡng, không tổ quốc và không gia đình gì hết, tôi sẵn sàng để thì giờ cho đồng chí...tham vấn.

Nhưng, tham vấn mãi tới khi cả người làm thơ lẫn người yêu thơ...vô sản, đều qua đời trên hành trình mệt mỏi...Sắc Không.

Hawthrone 16-6-2014

CAO MỴ NHÂN.