Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

TOP KỊCH X

 

Để... cố vấn cho một tốp thanh niên nam nữ độ trên 10 người, sẽ làm công việc diễn kịch vào thời điểm này, ở thủ đô tị nạn Bolsa, rồi từ đó đi lưu diễn các nơi có đồng hương lưu vong, tôi đã á khẩu ngay tức khắc, trước thiện chí đề nghị nêu trên, tôi cứ gọi quý vị trẻ tuổi đó là tốp kịch X., cho khỏi bị ngộ nhận.

Số là tôi rất có tâm hồn ưa thích Kịch, dù bi hay hài, nhưng xin lỗi, bi phải đúng cách sầu thương, và hài càng khó hơn, vì chẳng lẽ mà không ai cười, hay muốn cười còn phải suy nghĩ hoặc trên đường từ rạp hát về nhà, mới bật lên tiếng...cười muộn, thì vô vị quá.

Thế thì khó quá, tốp Kịch X. toàn đã và đang là sinh viên một trường đại học ở Los Angeles này, lại càng khó vì diễn viên toàn...trí thức thế kia, tôi làm sao tài giỏi trong lãnh vực Kịch, đi coi thôi, thế mà ai đâu giới thiệu với các bạn trẻ ấy, tôi có thể viết ra kịch bản chứ. Nhưng, ô kìa, thiếu gì Kịch tác gia đứng trong bóng tối mà vẫn làm nên...vở lớn.

Người giới thiệu tôi với ban Kịch, à quên tốp X. thôi, là một nhân vật nữ khá quen ở cộng đồng, đã lớn tuổi, nhưng còn nhiệt tình mang nhiều hoài bão về tiền đồ lịch sử lưu vong, muốn trở về cố quốc để quang phục quê hương!

-Đây giới thiệu với các em, cô Cao là một sĩ quan cấp tá Quân Lực VNCH, là một cựu tù nhân chính trị, là một lao công nông trường trồng cây điều xuất khẩu những năm hậu cải tạo, nhưng quan trọng hơn cả, là một người cầm bút.

Tôi phì cười:

-Cầm bút thì ai ở đâu và thời này, chẳng cầm bút, song, bà muốn tôi giúp gì cho tốp X. của bà?

Có thể nói nhân vật nữ trong cái Kịch bản tương lai của tôi, nếu tôi thực hiện được, là chính bà ta, từ giây phút này. Tôi cũng chẳng có thì giờ, nên vào đề ngày:

-Thưa quí vị, tôi phải làm gì theo quý vị đề nghị đây?

vai nữ chính vừa nêu cũng đáp ứng ngay chắc là họ làm được nhiều việc, mới mau mắn thế, bèn nói rõ vấn đề.

-Các em này muốn thiết kế một mô hình về quần đảo Hoàng Sa của VN.

-Ủa thế là để phát động đấu tranh, chứ Kịch với cớm gì? Sao lại Kịch? Quí vị đã chọn lầm người rồi, cho dẫu chỉ là cách nói, còn thực tế, tốp X. của quý vị phải len lỏi vào các cơ sở, nghành nghề...để...Bà nữ diễn viên lớn cười toe, thẳng thắn:

-Các em ấy đang muốn thế thật, làm sao cho người xem đừng ngủ, mà phải thức để dậy mà đi đó mà.

Tôi lạnh cả người, nhìn ngắm họ, bà diễn viên chính giữa tốp X. và có thể nói giữa đám đông cô đơn chi lạ.

Tuy nhiên, sự thực ở đời, và ngay nơi thực tế, Hoàng Sa, Trường Sa, trước đây còn Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc, hay cận kề nhất là hình ảnh cái giàn khoan đại khủng dầu khí của Trung Cộng đang đóng chốt ở thềm lục địa VN kia kìa, khó mà tập trung trong một kịch bản ngắn hạn trên sân khấu.

Tôi dè dặt trả lời:

-Chắc tôi làm không được rồi, vì để hiểu cốt lõi vấn đề, hiểu tận tường sự việc, thì chỉ cần đọc báo, xem net, trao đổi email hay tới tận Thư viện nội, ngoại tìm kiếm, còn muốn tốp sinh viên X. muốn làm Kịch, tôi sợ là người diễn nhập vai khó toàn vẹn, và khán thính giả, dù nơi sân khấu hẹp, cũng không hiểu...kịch bản muốn nói gì quý vị ạ.

Diễn viên là những người muốn làm sống lại không gian và thời điểm làm sống lại sự kiện, sự việc, làm sống lại những vai trò đã và đang sống trước mắt chúng ta. Vậy thì còn vở kịch nào hay hơn vở kịch Thực Tế chứ, hàng triệu, hàng tỷ nhân vật nam, nữ bi hài. Thôi hãy về sống thêm và nghiên cứu lại tình hình, thế sự đang trôi lần lượt trước, sau, phải trái, trên dưới chúng ta. Hãy đi sau, đi sát, tình cảnh chung, hoàn cảnh riêng, đồng thời suy tư thêm nữa, làm sao cho bản thể, tập thể cùng dưỡng sinh, nhiếp sinh mới không bị sơ xuất vai trò trên sân khấu và kịch ngoài đời.

-Biết thế, nhưng các em tốp X. muốn đóng Kịch cơ, cho khác với các bạn làm show thời trang, hoa hậu, người mẫu...vv...nhàm quá rồi, giờ muốn đóng kịch, làm kịch.

-Thì phải đi tìm một soạn giả có lòng với thời đại sinh viên này, chứ Kịch bản rất hay như Khi Người Điên Biết Yêu của gánh Kim Chung xưa vẫn thua diễn viên Bùi Giáng thực tế, lời kịch toàn thơ và diễn xuất nổi bật hay là Thanh Gươm Yên Ngựa trước 1975 tưởng còn xa thực tế hơn Ngực sĩ Nguyễn Chí Thiện mới quá cố, chiến sĩ Võ Đại Tôn, anh hùng Lý Tống sau cuộc đổi đời:

Nhân vật nữ kèo nài:

-Theo nhà văn (tôi trở thành nhà văn), các em ấy phải làm gì, để giải bày tâm tư tình cảm với cộng đồng quý bác, quý cô.

Thực ra không phải để giải bày lòng yêu nước với quí bác, quý cô, mà chính là để thỏa mãn những khát khao của tuổi trẻ đang hướng về quê hương, tổ quốc đó thôi.

Trong những sách truyện xuất bản ở Châu Âu thủa sau đại chiến thế giới 1939-1945, đã có biết bao thanh niên nam nữ thuộc các quốc gia vừa thoát khỏi cuộc chiến tàn khốc ấy, họ đã chán ghét thực tế đến phải quyên sinh, bởi vì cái lý tưởng không rõ rệt về biên giới, như hiện nay nơi các tiểu quốc quanh nước Nga, có số đông người không phải gốc Nga sô mà lại nói tiếng Nga là một di chứng hiển hiện.

Còn thanh niên Việt Nam ở quốc nội cũng như hải ngoại thự sự yêu nước vì Tổ Quốc cội rễ tới 5000 năm, thì lẽ nào không có lý tưởng cội nguồn chứ, do đó tốp Kịch X. gồm toàn sinh viên kia đang muốn đóng góp hoài bão mình vào cộng đồng Việt Nam to lớn vậy.

Tôi ngẫm nghĩ một hồi, nhân vật nữ khá có tinh thần quốc gia nhiệt tình, bà đã nhiều lần dẫn đầu cuộc diễn hành văn hóa các dân tộc đang cư ngụ tại Hoa Kỳ, quả là đang tìm một phương cách tiến tới cho tiền đồ Việt Nam tương lai.

Tôi bèn dốc lòng tâm sự...viên. Rằng có 2 lối biểu lộ tinh thần yêu nước như sau:

Rằng nếu bắt kịp đà văn minh thế giới, thì quê hương phải sắng suốt nhận định tình hình đang toàn cầu hóa, nghĩa là bắt buộc phải theo một đường lối như tư bản hay vô sản (vốn riêng hay mạt rệp nghèo khổ triền miên). Tất nhiên không ai thích cùng cực rồi, thì hãy thẳng thắn bước vô Huê Kỳ, như bà Nam Hàn ngày nay đó.

Rằng nếu quí vị trọng, yêu thương đến thống thiết kiểu các thế hệ ông cha ta thì hãy cùng nhau đoàn kết, đánh Trung Quốc cho đến "răng đen, dài tóc" lời vua Quang Trung trước 2 vạn tinh binh Bắc phương xâm lược, đánh cho Răng Đen, Dài Tóc, vì dân tộc ta xưa nhuộm răng và tóc dài búi thả sau lưng dù nam hay nữ.

Quyết chí thế, thì phải nổ lực học tập cho thật giỏi hơn thiên hạ ở các môi trường đại học, xã hội vv...

Phải dấn thân, là băng qua lửa đạn chính trị, kinh tế, văn hóa...

Nói thì hơi bao gồm, mù mờ. Nhưng có khi nào quí vị tiếp nhận thành quả của những ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện, chiến sĩ Võ Đại Tôn, anh hùng Lý Tống..vv..và vv...khác đâu.

Một thanh niên Nhật Bản phê bình dân Trung Quốc nói chung, và Cộng Sản Trung Quốc nói riêng, đoàn kết kiểu cát rời trong một sô nước, tôi thêm vào sô nước lỏng, tức là khi đổ nước ra thì cát chảy theo nhưng cát vẫn còn lại những tinh hoa lắng dưới đáy sô. Thế mới có những suy tư...mã thượng kiểu anh hùng Trung Quốc, mà ta thường nghe nơi phim bộ Đài Loan, Hongkong, và ngay cả Trung Cộng bây giờ.

Để kết luận, tôi thưa với bà nhân vật nữ chính rằng: Top X. hãy để cho bộ óc mở rộng ra thêm, mở tung tư duy, đón nhận tinh thần lập quốc của Washington 3 thế kỷ nay, cũng cùng thời với anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, phải có thực lực, phải cống hiến tất cả những gì mình có cho dân tộc được trường tồn. Ôi, bao quát quá, hãy chuẩn bị...chết cho sông núi.

Nhân vật nữ khóc to, thảm thiết:

- Nhưng trên thế giới nhiều dân tộc đã chết đang chết, và còn chết, như Tây Tạng chẳng hạn, và có xoay vần được gì đâu.

Thì đành là chết cho ...thanh danh Tổ Quốc vậy ,thế giới sẽ xóa bàn cờ hôm nay, nên tất cả phải khôn ngoan định đoạt số phận mình.

Nữ chính khách thở dài, bà sẽ bày cho top X. công trình xây dựng niềm tin như lâu nay cộng đồng hải ngoại ở Mỹ và Canada vẫn xuất phát từ các cuộc biểu tình, để màu cờ vàng 3 sọc đỏ in sâu vào bộ óc của những người đánh cờ tướng trên thế giới, để bàn cờ mới ghi nhận có đất nước quốc gia Việt Nam toàn vẹn lãnh thổ, trọn vẹn tâm tư tình cảm Văn Lang xa xưa, và Việt Nam không Cộng Sản ngày nay.

Nữ chính khách nêu trên đang chuẩn bị cuộc diễn hành của người Việt Lưu Vong trên đất Mỹ vào mùa hè tới đây ở Nữu Ước, có thể vào mùa kỷ niệm ngày Quân Lực Việt Nam Cộng hòa như từ năm 2000 tới nay, top X. đại học ở Los Angeles sẽ tháp tùng tham dự.

Hawthrone 5-2014

CAO MỴ NHÂN