Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

KẺ NỘI THÙ LẶNG LẼ

 

Từ xưa tới nay, tôi rất ghét thời gian, nên mỗi lần phải nhớ lại ngày này tháng kia, đã may mắn thàng công, hay thất bại, dẫu chỉ là chuyện riêng tư của đời mình, huống hồ ngày kia, tháng nọ vv... của cả một tập thể to lớn, một cộng đồng vĩ đại thì thời gian đối với "tôi và chúng ta", chính là một kẻ thù nội gián, nó khiến cho tình cảm trở nên chai đá, buồn tênh.

Nghĩ đến thời gian dẫn đến và vượt qua cái mốc 30-4 dương lịch, một người nào đó không đứng hẳn ở một bên chiến hào nào, kiểu nhân dân vô tội vạ, hay có chút cảm tình thuộc bên nào cái lằn ranh khổ lụy, bi thương, cũng có thể thấy lòng chùng xuống, như là đã mất mát, và còn đang mất mát thứ dĩ vãng nhởn nhơ trong cuộc đời mấy chục năm nay. Hoặc giả được sinh ra sau 30-4-1975, vẫn có thể hoài mong một nổi niềm thân ái toàn vẹn hơn đang hiện tại mà thấy u hoài, buồn nản.

Tôi đã đi trên chuyến bay từ Mỹ về Sài Gòn mới nhất, đã tình cờ ngồi ở ghế giữa của dãy ghế 3 chỗ ngồi hạng thường, bên trái là một thanh niên có vẻ mau mắn, tháo vát, nói giọng Bắc "khó nghe" mà sau 30-4-1975, những người Bắc di cư năm 1954 rất khó chịu, khi nhận thấy tiếng Bắc đó chưa hề một lần quen tai, còn bên phải lại là một thiếu nữ dịu dàng, có vẻ e dè, ngại ngùng gì đó.

Cũng may dãy ghế chúng tôi 3 người đều gốc Việt Nam, nên tất cả... thoải mái, không phải giữ xã giao cứng ngắc, vì không cùng ngôn ngữ, phong tục. Cô bé ngồi bên phải tôi nói năng hơi chậm chạp, cải lương một chút. Thấy đôi thanh niên nam, nữ này đều cầm hộ chiếu màu xanh rêu, in quốc huy Cộng Sản Việt Nam, tôi cảm thấy ngán ngẩm, mặc dù họ chỉ đáng tuổi con cháu  mình, nên chi sau phần thủ tục đăng cao, tôi giả vờ lim dim ngủ, xem như già bị mệt, rồi lại mở mắt ra tự khó chịu, bực mình như là "chúng nó", thanh niên nam nữ con nhà...cán bộ Cộng Sản đi du học Mỹ, trở về thăm nhà nhân dịp Tết Nguyên Đán, vốn khó ưa. Có lúc thanh niên hay thiếu nữ bên cạnh hỏi thăm tôi:

-Dạ thưa cô, thưa dì (gì đó) về thăm quê rồi đi Mỹ lại ạ?

tôi trả lời sẵng giọng:

-Không

Sự thể làm "chúng nó" ngạc nhiên và ngại ngùng không dám nói chuyện nữa. Tại sao tôi phải khó chịu thế, chúng có làm tôi bực mình điều gì đâu, tôi hiểu ra rồi, tại 2 cuốn sổ thông hành có dấu biểu hiện cái chính quyền đường thời. Tôi chợt ngắm cô, cậu ghế hàng xóm của mình, rồi thở dài: Họ mới khoảng 20 tuổi, mà đất nước thì đã đổi thay gần 40 năm, họ biết gì đâu, mà mình phẩn nộ họ chứ.

Tôi sẽ già hơn bây giờ, bọn chúng sẽ lớn thêm. Trong khoảng thời gian từ 30-4-1975 tới gần cuối thiên niên kỷ trước, quả tình chúng không thể biết thế nào là màu cờ (vàng có 3 sọc đỏ), sắc áo (kaki-Quân lực VN Cộng Hòa) chúng tôi, thì tại sao tôi dằn vặt chúng, dằn vặt tôi, trong 18 tiếng đồng hồ phải cùng đi trên một hành trình về nước chứ nhỉ?

Tôi chợt mỉm cười, có thể chúng tưởng tôi tâm thần, trầm cảm vv...gì đó, nhưng tôi vẫn là người bình thường, và rất tầm thường đấy. Tôi bèn bắt chuyện:

Các cháu du học sinh, về thăm nhà, ăn tết hả? Độ bao lâu thì qua lại?

Họ mừng rỡ, dụt dè thưa:

- Dạ chúng cháu về độ 10 hay 15 ngày thôi.

- Mất công thế? Sao không đi một tháng cho đã, tốn tiền vé máy bay.

"Chúng nó" vẫn dụt dè trả lời:

- Bố mẹ chúng cháu không cho đâu ạ, còn bắt chúng cháu ở lại Mỹ luôn, nhưng nhớ nhà quá.

- Nhà có gì mà phải nhớ?

Lại một câu nói khó chịu của tôi, chúng nhớ nhà, nhớ quê là...đúng rồi, chúng có đi tị nạn như "tôi và chúng ta" đâu, mà đánh giá phải thế nào, mới thực sự là người Việt Nam chân chính, hay chung chung cũng được.

Tôi gợi chuyện, sau khi đã biết một loạt thông tin về trường lớp và hoàn cảnh được làm du học sinh của thanh niên, nam nữ ấy.

- Ở trường các cháu có gặp các anh chị Việt Nam lớn lên hoặc được sinh ra ở bên Mỹ này không hả?

- Dạ có.

- Các anh chị ấy với các cháu đối đãi với nhau như thế nào?

Họ nhìn nhau, ngẫm nghỉ, rồi trả lời tôi:

- Thực ra cũng ít thì giờ gặp gỡ lắm, bài vở nhiều lắm, còn không đủ thì giờ học, các anh chị ấy ở ngay nước Mỹ, nên thì giờ khác với tụi cháu ở xa, qua học.

Trong một câu trả lời, mà thấy 2 cô cậu du học sinh nhắc tới "thì giờ" 3 lần. Nhưng xét kỹ ra, mỗi chữ Thì Giờ mang một nhiệm vụ khác nhau: không có thì giờ gặp gỡ, tức là không rảnh, không đủ thì giờ học tức là bài vở nhiều quá, và thì giờ khác với tụi cháu, là các anh chị có cha mẹ, gia đình ở sẵn Mỹ, thì giờ được xử dùng nhiều phân cảnh: ở nhà với gia đình, đi học, đi học thêm, đi chơi, họp bạn bè vv...

Tôi hỏi một câu vớt vát chuyện dị biệt quốc nội, hải ngoài, hay đúng ra chuyện ở Việt Nam Cộng Sản bây giờ và chuyện đang ở Mỹ:

- Thế các cháu thích ở Mỹ hay ở Việt Nam?

Họ suy nghỉ rồi lén nhìn tôi:

- Ở đâu cũng được cô ạ, nhưng phải học cho xong đã. Thời gian cũng còn dài đối với chúng cháu, nếu quyết định sai sót, là không còn thì giờ làm lại.

Tôi gật đầu bâng quơ: "Đúng vậy!?

Đúng vậy quý vị ạ, Thời Gian hay Thì Giờ là một kẻ vô tình bạc bẽo, lạnh lùng nhất, nó Thời gian không cho phép ta, hay không giúp đỡ gì cho ta, còn thêm làm bão hòa tình cảm, khiến có lúc để ... lý tưởng phải suội lơ, buông suôi rồi tự làm chai đá, và hóa sẹo, hóa thạch, như một kỷ niệm đau thương, nên phải có những chuỗi tưởng niệm đeo vào cổ, thắt vào tay, để vực nhau tiến tới nữa.

Hawthrone 18-3-2014

CAO MỴ NHÂN.