Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

MẤT ĐÀ NẴNG

 

Những ngày cuối tháng 3 năm 1975 ở Đà Nẵng ban thống kê được thiết lập cấp tốc, gồm đại diện Tòa Thị Chính, đại diện ủy ban Bình Định phát triển và Khối chiến tranh chính trị Bộ Tư Lệnh QĐI/QK1, chủ yếu 2 phòng tâm lý chiến, xã hội, để kê khai nhân số cùng phát động chương trình thăm viếng, cứu trợ các trung tâm tị nạn Cộng Sản, từ 5 tỉnh miền Trung gồm Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín, và Quảng Ngãi chạy về, con số đã ước khoảng 3 triệu người, thay vì lâu nay thành phố chỉ quanh 1 triệu, đã gọi là đông đúc lắm rồi.

Đại tá Lê Quang Thị, Tham Mưu Phó chiến tranh chính trị Quân Đoàn I/QK1 với nụ cười đôn hậu, nói với quân nhân các cấp thuộc khối CTCT rằng:

- Tôi tưởng đã thoát cái cảnh năm 1972, gia đình tôi từ Huế vô ở một nhà vòm của Mỹ để lại bên An Hải nay đồng bào các nơi dồn về nhiều quá suốt từ Non Nước tới Mỹ Khê dài tới tận Sơn Chà, rồi Phước Tường, qua Thanh Khê, tới sát Nam Ô, chỗ nào cũng dân tị nạn chưa kể các trường học, cơ sở trong thành phố, không ổn định và giải tỏa được, e bệnh dịch vì thiếu vệ sinh...

Trung tá Trịnh Thiên Khoa tiếp lời trong tay còn dở dang điếu thuốc lá cháy rụi:

Ông có biết là chỉ từ Huế vô Đà Nẵng thôi, mà người ta tưởng như...thoát chết đấy- Chiều qua trên họng đèo Hải Vân, người dồn nhau, như hóc cục xương gà, phải tự đẩy xe xuống vực, để nối đuôi nhau đi tìm đất sống, khổ quá!

Cách nói chuyện của trung tá Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến QĐI/QK1 của...tôi, cho tới bây giờ đã 40 năm qua, mà vẫn như âm vang đâu đó, vì ông không có ý khôi hài, song thường xử dụng câu cú rất khiến chúng tôi...cười bò ra.

Riêng phòng Xã Hội chúng tôi tặng ông biệt danh "Kissinger", bởi ý kiến của ông, trung tá Trịnh Thiên Khoa rất được đại tá trưởng khối CTCT, bất cứ ở giai đoạn nào đều quý nể.

Sau đó, chúng tôi phải gần như là phá sản kho tặng phẩm Xã Hội, để mang đi cứu trợ gia đình binh sĩ và cả dân chạy loạn ở các trại tị nạn nêu trên.

Nhưng chỉ như muối bỏ biển, tuy các gia đình tị nạn gồm đủ thành phần, ở la liệt, từ sân nhà thờ đến cửa chùa thậm chí gầm cầu thang đến trên cống rãnh, còn chỗ trống là còn dân tạm cư, chờ bình yên, trở lại quận huyện, thôn xã vv... như thế Cộng Sản phải biết rằng chẳng ai thích sống chung với họ, dù số dân tị nạn gốc gác tận làng xóm hẻo lánh, hay giữa phố phường chợ búa vui tươi, đèn điện sáng trưng.

Chúng tôi mang tâm trạng chờ đợi vô vọng mong muốn ai nấy được về lại nhà họ, dù tiếng súng vẫn mỗi lúc một mau hơn, dày hơn. Và, dù mong về mà vẫn phải chạy đi các tỉnh miền Trung thì cố vào được Đà Nẵng. đến Đà Nẵng, lại tất bật tìm phương tiện máy bay, tàu xe, vô Saigon. Có lẽ Saigon là điểm hẹn cuối cùng của tất cả mọi người đã và đang phiêu lưu giữa chiến tranh.

Không ai muốn đi tìm ai, vì ai cũng gặp nhau ở các trại tị nạn, không ai phản bội ai, trong hàng ngũ chúng ta, đại tộc Kaki của tôi, vì chẳng ai biết thật rõ lý do tại sao cuộc chiến cứ xãy ra một chiều ở các miền vẫn được coi là ổn định an vui lâu nay. Thế mà Quân Nhân Quân Lực VNCH đi trước kế tới dân, hoặc xen kẽ cùng đi quân dân đã không còn phân biệt bởi bộ quân phục tất cả chỉ còn chung cái mác VNCH. Rồi sau lớp người vừa nêu này, là một lũ phiến quân a tòng cùng Cộng Sản Bắc Việt chính quy, vừa đi vừa hát:

"Đồng chí ơi, người...giải phóng quân...mang theo tình yêu giai cấp trong tim". Tức là "họ" đã công khai phơi ra cái nhãn hiệu vô sản, nếu...ai mà không sợ bọn giặc Hồ chứ, đã sợ thì phải bỏ đi thôi.

Trong một danh sách dân tị nạn ở trại Lâm Tỳ Ni, dưới chân tượng đài Đức Phật đang xây cất dở dang sư bà Hải Triều Âm ký dưới bảng tổng kết, và người mang văn thư tới phòng xã hội QĐI/QK1 buổi đó tình cờ cho tôi hay, là Sư Bà tên Ni người Pháp, tôi thoát mừng rỡ vì trước thời gian loạn lạc này đúng 30 năm, sư bà là huynh trưởng Ni sinh hoạt Gia Đình Phật Tử ở chùa Lạc Viên Hải Phòng, tôi thuộc đoàn Oanh Vũ do 2 chị Ni, Tân hướng dẫn.

Biết vậy, nhưng như trên tôi đã trình bày là không ai có thì giờ đi tìm ai, vì thời gian đã quá eo hẹp, để lo cho cả việc nhà lẫn việc chung ngoài xã hội.

Đêm 27-3-1975, tôi lui tới, khốn khổ ở cầu tầu nơi biển Tiên Sha, đại tá Ngô Minh Châu chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy 1 Tiếp Vận phối hợp Bộ chỉ huy Vùng 1 Duyên Hải tập trận phòng thủ, doanh trại ú còi giới nghiêm, trong lúc chiếc tàu thủy lớn từ Phi Luật Tân neo bến, để cho 3000 nhân viên sở Mỹ và gia đình họ, di tản vô đô thành Saigon Chợ Lớn, rồi sẽ chạy tiếp qua Manila.

Thấy tôi bươn chải đưa phái đoàn 7 vị thuộc Cục Xã Hội trung ương cùng 2 phóng viên nhiếp ảnh của đài phát thanh Xám, cục Tâm Lý Chiến...chưa xong công tác, vì không thực thi công tác được bởi tình huống hỗn độn trên đèo Hải Vân hôm trước, đại tá Ngô Minh Châu bảo:

- Có các cháu theo không? Cô cho tất cả lên tàu đó đi, chẳng còn thì giờ nữa-

Bỗng đạn pháo từ hướng Tây bay tới, quả pháo đỏ lòe ánh lửa, rớt xuống cuối cầu tầu nổ đoàng, tất nhiên có người thiệt mạng. Chị Chuẩn Úy Tứ, phụ tá tôi, hét lên:

- Ngó kìa, có 1 cô mặc áo dài trắng, đang đánh "moóc" làm hiệu cho ổ pháo Việt Cộng, sao không ai bắt nó.

Cô ta đang đứng trên mui một xe Jeep đậu nơi cầu tàu, bị ngay người lính an ninh quân ta kéo xuống, anh hét lên như chị chuẩn úy Tứ của...tôi, rằng:

- Mày múa lên để ra hiệu cho chúng nó hở? Đồ khốn nạn.

Cô gái giả bộ điên khùng, chúng tôi cũng chẳng cần biết phần sau thế nào, bởi vì chẳng ai còn thì giờ, vâng, chẳng ai còn thì giờ nữa.

Chuyện đại loại như thế, ta với địch cài răng lược trong cảnh hỗn loạn, có lẽ nỗi chết ám ảnh suốt tháng ngày này-Cuối 3/1975.

Phải 2 tiếng đồng hồ sau, tàu Phi Luật Tân mới rời bờ biển Tiên Sha- thẳng hướng nam, chạy sát đất liền duyên hải miền Trung, Nam Việt Nam.

10.00 sáng 29-3-1975, hạm trưởng và thủy thủ đoàn thông báo "mất Đà Nẵng" sĩ quan và thủy thủ đứng nghiêm chào cờ Phi cùng cờ VNCH, nói lời "vĩnh biệt" - Chúng tôi, tất cả những người VN ở miền nam lặng cả người, rồi òa lên khóc.

Hawthrone 21-2-2014

CAO MỴ NHÂN