Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NỤ HOA VÀNG MÙA XUÂN

 

Thế là mùa Xuân lại đến, dẫu cho người có đi biền biệt, hay có thể trời mưa, thì Hoa vẫn nở.

Anh cho em mùa Xuân

Nụ hoa vàng mới nở

(Kim tuấn)

Nhưng, người Anh trong thơ đó đã đi vào cát bụi, rất nhẹ nhàng từ sau đêm trăng tròn tháng tám ở quê hương, vừa qua. (10-9-2013).

Khi lời hát "Anh Cho Em Mùa Xuân" đầu tiên tôi nghe được, từ giọng ca cô ca sĩ Tâm Đan, mà người ta biết đến nhiều hơn tài nghệ của cô, là vì cô có một dung nhan rất tươi sáng, đẹp vui như mùa Xuân, vào thời điểm cuối thập niên 50.

Rồi bài thơ "Nụ Hoa Mùa Xuân" của Kim Tuấn đã được nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc, để quên bẵng tên của người làm thơ, lẫn người viết nhạc, mà chỉ còn nhớ rất thân quen "cụm từ".

Anh cho em mùa Xuân

Nụ hoa vàng mới nở

Chỉ cần hai câu ấy, cả nhân gian đã thấy Xuân về.

Có gì trong những tiếng Anh Cho Em Mùa Xuân, có phải nghe ra được sự ấm áp, yêu thương, hạnh phúc. Và, Nụ Hoa Vàng Mới Nở? Tại sao Nụ Hoa Không Đỏ, Hồng, Trắng, Tím?

Bởi vì Hoa Đỏ thì nồng nàn quá, Hoa Hồng như tinh nghịch, hồn nhiên, Hoa Trắng kiêu sa, thanh sạch, còn Hoa Tím lại trầm lặng, buồn thương.

Nên, chỉ có Hoa Vàng, là nói lên trọn vẹn cái Mùa Xuân, vẫn trang nghiêm mà đầm ấm, vẫn yêu đương mà cẩn trọng. Nụ Hoa Vàng Mới Nở, một câu nói rất bình thường, rất dễ dàng, mà sao"tình tứ xuân thì" đến thế!

Khi đọc dòng chữ:

Tháng 9 buồn ở Sài Gòn: Vĩnh biệt nhà thơ Kim Tuấn. Do nhà văn Văn Quang viết tại Sài Gòn, đăng tải trên tờ Việt Báo ở Orange County, CA thì lòng tôi quả tình chùng xuống một lúc, bâng khuâng chi lạ.

Những năm đầu thập niên 50, bấy giờ tôi đang vào Trung Học Đệ I Cấp ở Sài Gòn, bạn bè thuở hoa niên làm thơ đông lắm, những tên tuổi học sinh sáng giá như Hoài Nam (Sau đổi là Trần Dạ Từ), Viên Linh, v.v..., thì Kim Tuấn đang học, hình như Sư Phạm ở Qui Nhơn, tên thơ...khép nép, rất riêng biệt, khó trộn lẫn cùng các tên thơ khác, với dòng thơ đa phần là ngũ ngôn (5 chữ đấy), thành thơ Kim Tuấn dễ đi vào dòng nhạc.

Thời hoa niên đó, những người làm thơ trẻ, thường không có ý dòm ngó thơ nhau, và lại rất phấn khởi trước"sự nghiệp thơ riêng tư" của mỗi người.

Mặc dầu lớp cao niên hơn, như quý "thi hào, thi bá, thuở phôi thai" là những vị khai sáng và cũng kết thúc luôn các dòng thơ bí hiểm, khó hiểu nơi vĩ mô thơ bạt ngàn, thì giới làm thơ bình thường, tâm tư thoải mái, cũng phát triển mênh mông, vô tận khả năng, tài năng không kém, lại còn có vẻ phổ biến trong nhân gian hơn, tiêu biểu như thơ Kim Tuấn, bằng chứng là mỗi năm Tết đến, Xuân về, bà con, cô bác lại hoan ca:

Anh cho em mùa Xuân

Nụ hoa vàng mới nở

Cho tới bây giờ, ngay tại quê hương Việt Nam xa xôi, nghèo khổ, bài hát được các nhà dân Sài Gòn ưa chuộng nhất mấy ngày Xuân, trong không khí Tết Nguyên Đán vui vẻ, vẫn là:

Con biêt bây giờ mẹ chờ mong con

Khi thấy mai đào nở vàng trên sân

(Xuân Này Con Không Về)

và:

Anh cho em mùa Xuân

Nụ hoa vàng mới nở

(Kim Tuấn)

mới rõ ra rằng điều gì hay, sẽ thuộc về đại chúng.

Người làm văn học, nghệ thuật chân chính chắc cũng mong tác phẩm của mình đi vào lòng quần chúng, để sống mãi ngàn năm.

Cụ Nguyễn Du với tuyệt tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh mà người dân Việt Nam cứ hiểu tắt là Kim, Vân, Kiều, hay một chữ Kiều thôi, là bằng chứng đại chúng nhất.

Thế nên, nghệ thuật vị nghệ thuật, hay nghệ thuật vị nhân sinh vẫn còn trên đường nghiên cứu và thảo luận, tất nhiên quý vị đại diện cho hai dòng trên: nghệ thuật, nhân sinh chỉ hòa đồng với nhau trên danh nghĩa tác phẩm đã nổi tiếng.

Anh cho em mùa xuân

Nụ hoa vàng mới nở

đã nổi tiếng từ lâu, rất lâu rồi.

Song, có lẽ chúng ta chưa hề thấy nhà thơ Kim Tuấn kiêu kỳ bao giờ, mặc dầu ông lại con dòng, cháu giống của một vương phủ thi hào Miên Thẩm Tùng Thiện Vương triều Nguyễn, nhị vị vương tôn công tử Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương đi đôi với nhau trên văn đàn, mà vua Tự Đức đã hãnh diện qua câu đồn đại:

Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán

Thơ đáo Tùng, Tuy chấp thịnh Đường

Văn phú thuở đó ai bằng hai ông Siêu, Quát, (Nguyễn Siêu, Cao Bá Quát), chữ nghĩa đã tưởng như thời tiền Hán phải...vô tự, còn thơ thì Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương có thể sánh vai với thi ca cực thịnh của nhà Đường.

Thật ra chỉ muốn nói là bốn vị trên, văn thơ hay quá đấy thôi.

Trở lại thi sĩ Kim Tuấn thế kỷ 20 của chúng ta (vì ông nổi tiếng vào hậu bán thế kỷ vừa qua), với phương danh Nguyễn Phước Vĩnh Khuê, hậu duệ Vương ông Tùng Thiện Vương, mà chả bao giờ bạn bè nghe ông đề cập tới "danh gia vọng tộc" của mình, lại rất khiêm tốn như những lời thơ thật hòa bình của ông.

Thi sĩ Kim Tuấn đi về cõi vĩnh hằng trong một tích tắc bất ngờ, theo bản tin của nhà văn Văn Quang, Kim Tuấn bị một cơn nhồi máu cơ tim, đúng là mới đó người thơ đã bước vào thiên cổ.

Trần ai chớp mắt, trăm năm mộng

(Giản Chi)

Nhưng chúng ta vẫn còn sẽ hát:

Anh cho em mùa Xuân

Nụ hoa vàng mới nở...

Khi mỗi mùa Xuân trở lại với mọi người.

Nụ hoa vàng tinh khiết nở lúc Tết đến, Xuân về, là nụ mai, nụ cúc, nụ hồng vàng, nụ glaieul vàng, nụ sen vàng, cẩm chướng, thược dược, vàng đều có cả, và nếu phân tích từng gam màu, hay từng ý nghĩa nụ hoa vàng kia, thì lại phải một bài tràng giang đại hải nữa.

Song tôi xin thưa rằng, tất cả những màu vàng của Hoa tôi vừa kể trên, thường không xê xích nhau về đậm, lợt, chỉ có hoa hoàng liên kiểu loa kèn là nơi rực rỡ hơn.

Thậm chí mùa Xuân ở những vùng đất còn hoang hóa, đầy sỏi đá hay gò mối cao như mô ụ, vẫn có những nụ hoa vàng xòe cánh nở chào đón bình minh, đó là hoa cỏ bồ công anh, hoa cúc dại mang sắc hoàng kim, bé nhỏ nhưng lại bền bỉ với thời gian vô cùng.

Thành màu vàng của Nụ Hoa Mùa Xuân trong thơ Kim Tuấn sẽ vĩnh viễn kết liền với dòng thơ của ông. Dưới bầu trời xanh biếc, bao la mùa Xuân, ở bất cứ nơi đâu, chúng ta hãy chúc nhau qua những lời thơ thanh bình, yên tịnh, để thi sĩ cảm thấy: ít nhất đã tạ đời được phần nào tâm ý.

Hawthrone, 28-12-2013

Cao Mỵ Nhân