Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

MÙA ĐÔNG MỊ ẢO

 

Mùa đang vãn thu, sắp sửa sang đông, cảnh vật thật buồn, không khí thì lạnh lạnh, mây trên bầu trời tuy màu sám lợt, nhìn ra sân trước, vườn sau, lại thấy như là bát ngát cõi không.

Tôi tự hỏi với cái thế giới mênh mông buồn bã này, làm sao có được nỗi hưng phấn, để mà chán ghét nhau, khó chịu nhau, khi mùa đông cuộc đời sắp sửa đổ ụp xuống.

Những ngày tôi còn ở Việt Nam, nhất là ở Sai gòn, có lẽ chưa bao giờ tôi cảm thấy có một mùa đông mị ảo nào đó trên đời này. Dẫu rằng Sài Gòn ngày có 4 mùa, sáng Xuân, trưa Hạ, chiều là Thu Đông như ví von của nhân gian, tôi toàn thấy cảnh mây hồng Xuân, nắng đỏ Hạ và mơ ước trở về Chapa (Sa Pa bây giờ) xem mây Thu bay như những tấm lụa tơ ngà, đồng thời cũng thích thú nếu được qua Hoa Kỳ ngắm cảnh tuyết rơi mùa Đông, trắng xóa cả không gian như trong các tấm carte postale thủa thiếu thời bè bạn hay mua tặng nhau vào dịp Noel ở miền Bắc ngày xưa, hoặc ở trong Nam thời gian bắt đầu lớn lên.

Thế nên, khi nhận được thư của nhà văn Thế Uyên thủa gia đình anh chị mới đến USA, anh khoe là anh đang viết một tập truyện về mùa đông, có thể là "Người Đi Qua Mùa Đông" với ý tưởng vừa thực tế tuổi tác đã cao rồi, vừa trừu tượng là cái mùa đông cuộc đời mà bất cứ ai trong chúng ta đều đã, đang, sẽ trải qua.

Ý tưởng trên, mùa Đông cuộc đời nhuốm màu triết lý, vâng, quý vị và tôi đều bắt buộc phải có mùa Đông theo tuổi tác, vả chăng, nếu được như thế là may, vì trở thành lão trưởng tự nhiên chứ ai lại ghi ở từng phần Xuân, Hạ, Thu.. kia chứ.

Khác với nhà văn Thế Uyên, mới mãn phần vài tháng nay, nhà thơ lão thành tên tuổi Cung Trầm Tưởng thì có vẻ ưa thích mùa Đông, nhất là trong thực tế, cụ đang ở Minnesota, miền trung bắc Hoa Kỳ với hàng vạn chiếc hồ to, lớn, nhỏ khắp tiểu bang, nên gọi xứ Vạn Hồ, và cây thì xanh mướt, đến nỗi không thể tìm ra một "rặng cây lá già" như tôi đã thấy ở đó đây đi qua.

Cụ Cung với mái tóc bạc phơ theo mỗi Đông qua, năm 2002, tức là cách đây đã hơn chục năm tóc cụ như vạt lau trắng ngọn, mắt luôn khép hờ, miệng lại mỉm cười, mới là ...tiên phong đạo cốt. Ngày tôi ra mắt sách trên Song Thành(Twin Cities), cụ Cung thi sĩ gật đầu liên tục:

-Bây giờ mới chớm Thu thôi, lá chưa vàng lắm, trăng thì lúc nào cũng xanh như suối ngọc, phải đợi mùa Đông cơ, bỗng thành phố như ngủ kỹ, cô em có giỏi thì lên đây mùa Đông mà đọc thơ, a ha, cô lên mùa Đông, thì tôi chẳng thể ra khỏi nhà, vì tôi chờ mùa Đông cả năm, để ngủ kỹ...

Vâng thưa anh, ve sầu thường ngủ suốt năm, trừ ngày tháng Hạ, vả lại mùa Đông phải ở trong nhà, để ngâm thơ Bạch Tuyết chứ.

Thơ Bạch Tuyết ngâm vào mùa Đông không phải tác giả nào tên Bạch Tuyết, và phải ngâm hay đọc vào mùa Đông, thật...quái dị.

Nhưng mà, chao ôi, lại phải nhắc tới quý cụ lão lai bên Tàu cơ, quý cụ ấy cứ từ đời này sang kiếp khác, truyền cho con cháu trong nhà, rồi lân la qua hàng xóm, cái điều...chân ý và trở thành chân lý sống, rằng:

Xuân du phương thảo địa

Hạ Tẩm nguyệt hà trì

Thu ẩm hoàng hoa tửu

Đông ngâm bạch tuyết thi-

Mùa Xuân thì đi dự hội đạp thanh, là đi trên những vạt cỏ non, để hưởng nắng tươi hồng ấp áp, hoa nở bạt ngàn.

Mùa Hạ thì tắm hồ sen, thơm ngát, tươi vui.

Mùa Thu cùng nhau uống rượu hoa cúc, nồng nàn, thơ mộng.

Song đến mùa Đông, thì mau mau khép tất cả cửa sổ, tất nhiên cửa ra vào cũng đóng lâu rồi, để tránh tuyết rơi, gió lạnh căm như băng giá, cũng là cái thú, lúc đó, độc thoại với thơ, đối thoại với thi sĩ, đồng thoại với tất cả quý thân thích bằng hữu mộ điệu, và ngâm đọc, bình thơ thì ngày nào cũng hết, tháng nào cũng qua, rồi tống cựu, nghênh tân, chào mừng Năm Mới tới với tất cả hân hoan lạc quan tân niên hạnh phúc trùng phùng tri kỷ.

Thơ Bạch Tuyết có nghĩa là thơ đọc lúc mùa Đông, cũng không phải thơ lạnh, thơ buồn, thơ đau khổ gì, thơ đọc mùa Đông cũng có khi là thơ mừng hội, thơ đón tiếp niềm tin gần, xa, đồng thời còn là thơ đấu tranh nếu có, như là Đọc Thơ Mùa Đông để chờ Xuân khí thế, đi lập công danh.

Do đó, mùa Đông cũng như các mùa khác thời gian ngày, tháng bằng nhau, tất nhiên Nguyệt Lịch thì có thiếu có đủ, nhưng Nhật Lịch lại có đủ, có dư tức là ta thường thấy tháng âm lịch thì có thiếu một ngày nào đó, tháng dương lịch lại đủ 30, tràn qua 31.

Nhưng đôi khi mặt trăng, mặt trời cũng có lúc giao thoa thời gian, để thông cảm nỗi nhớ thương, buồn phiền vì cứ thiếu, cứ thừa, nên Lịch Trăng có năm nhuận, và Lịch Trời (tức theo mặt trời) cũng luôn luôn có tháng 2 thiếu, và như thế, để thấy là Âm, Dương đều đi sát chúng ta, để thấy là không có Trời Cao, thì không có Đất Rộng, thành, thế nhân có nghĩa gì khi càn khôn vũ trụ thay mùa, đổi tiết chứ.

Có một điều quý vị phải khâm phục là những nhà khoa học tự nhiên, thiên văn đã mỗi lúc mỗi tìm ra phương cách gần gũi với Thượng Đế, thí dụ cuồng phong, bão tố, sóng thần, động đất vv...song, cũng là lúc quý vị đi bên cạnh quý vị trên, giới Khoa Học Xã Hội thì lại có vẻ như là muốn bênh vực lý giải thiên nhiên một cách học thuyết, trừu tượng.

-Vầng trăng của thi sĩ Lý Bạch tuyệt với hơn vầng trăng của Nasa (Appolo 11).

Tháng 10 ngày rất ngắn, sương mù đã bắt đầu rơi, vùng tôi ở sát biển nên đôi khi quá yêu đời, tôi cứ sợ có ngày thay vì chạy xe vào thành phố, lại cho xe ra hướng biển mịt mù sương phủ.

Song, nước Mỹ to lớn, vĩ đại văn minh, tiên tiến, ôm ấp cả 2 nền khoa học tự nhiên và xã hội, đồng thời chủ nghĩa Tự Do, Thực Dụng USA, vô cùng đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của loài người tiến bộ, ấy là công cuộc Đổi Giờ, để tất cả quí vị và chúng tôi được ngủ vùi trong đêm Đông ấm máp, rồi thức dậy khi mặt trời bắt đầu tươi mát ở phương đông, ở hướng đông, để tùy nghi thích ứng mọi hoàn cảnh, rời nhà, không phàn nàn Thượng Đế, bởi mới tránh né được, mới...khắc phục được là làm chủ được...thiên nhiên.

Hawthrone 27-10-2013

CAO MỴ NHÂN