Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

LẼ VÔ CÙNG

CỦA ĐẤNG TỐI CAO

 

Thủa Việt Nam Cộng Hòa còn thịnh khai trên quê hương miền Nam Việt Nam, quý chiến hữu thương phế binh thuộc đại tộc kaki của... tôi, thường được khích lệ trên nguyên tắc đơn vị nào lo cho đơn vị ấy, đơn vị trưởng và huynh đệ chi binh nhớ đến ai, nhớ được ai thì kẻ đó lấy làm mãn nguyện phần nào, thế nên, với danh xưng công tác Xã Hội trong Quân Đội, chúng tôi có thể tạm tổng kê như sau:

- Quý vị thương, phế binh bất cứ ở cấp bậc nào, và tùy theo mức độ thương tật, đã ngậm ngùi nhận lãnh số phận mình hẩm hiu, nên tự rút vào vỏ ốc gia đình, xã hội, để tự sinh tồn tiếp cuộc đời.

- Trái với quý vị nêu trên, một số quý vị cảm thấy bị mất mát, thua thiệt đồng bạn nghề lính, nên, cũng tùy theo cấp bậc và mức độ tàn phế, quý vị thương phế binh thuộc hiện tượng này, đã thường bất cần ai, bất cần đời, thậm chí biểu lộ ra phần nào bực tức, căm phẫn, đón xe đò trên đường trường, gây khó dễ cho khách quá giang, triệt để hơn thì tự cất nhà trên những lộ trình trống trải, không phải của ai.

- Số thứ 3, không hành xử như 2 giới trên tiêu cực, hoặc tích cực, mà tự tìm cho mình một phong cách sống, một phương châm tiến tới, ấy là khai thác khả năng riêng, ở bất cứ lãnh vực nào, thường quý vị có chút vốn liếng từ gia đình thì buôn bán làm ăn từ nhỏ tới lớn tùy theo túi tiền để dành, đa số khác thích làm... văn học, nghệ thuật, mà khiêm tốn nhất, lênh bênh nhất là đàn hát qua ngày ở những bến xe, đi trên xe, mưu sinh và giải tỏa cho mình qua đàn tây, đàn ta, tùy theo.

Thế thì năm tháng trôi qua, có trẻ nhất ngày xưa vô lính, cũng phải 18 xuân xanh, cộng với 38 năm tàn cuộc binh đao, là quý anh cũng đang 56 tuổi đời, chuẩn bị qua vòng hoa giáp (60 tuổi), có thời tôi đi chăm sóc quý cụ già nua, bệnh tật, nếu giáp vòng tuổi, con cháu mừng Hạ Thọ.

Nhưng có phải tất cả quý vị thương phế binh đều ở hạng tuổi trẻ trung nhất này không, quý vị đã và đang trong thế giới đợi chờ đi gặp thánh Phêrô hay Địa Tạng Vương, tức là bảy, tám chục tuổi trở lên, thì chao ôi, chúng ta đang mất dần kỷ niệm thời binh lửa xa vời.

Đó là chuyện ở miền Nam thân yêu đang bị kẹt trong xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa thôi, còn đã... ổn định ở quê hương thứ hai này, tức là nơi tôi sắp diễn tả, ở Huê Kỳ văn minh, giàu sang.

Hôm nay tôi nhận được 1 bao nilông to ù, có đủ hàng chữ in rất đẹp và nhất là rất rõ ràng: TEAM AMVET, với huy hiệu xinh xắn, VETERANS trong vòng trái tim hồng thắm. Team trên kêu gọi sự hỗ trợ của tất cả mọi nhà, nếu có hay dư những vật dụng như quần áo, đồ chơi trẻ em, dụng cụ thể thao còn tốt, sách vở dùng cho việc học hành vv... và vv...

Cũng trên chiếc bao to ù ấy, còn ghi rõ là yểm trợ cho các cựu chiến sĩ và gia đình họ. Người Mỹ quả là thẳng thắn họ không khẳng định "xin đồ" cho cựu chiến sĩ, mà cho cả gia đình và con cháu họ nữa, tất nhiên số quý vị tham chiến ở Triều Tiên vào đầu thập niên 50, tham chiến ở Việt Nam vào đầu thập niên 60 tới 1975, kể cả 2 cuộc chiến lớn: đệ nhất và đệ nhị thế chiến nếu có, cũng... OK luôn. Nhưng đâu phải chỉ tặng chiến binh già, bệnh vv... mà con cháu chiến binh già kia cơ mà.

Thế thì hay quá, cũng là một hình thức Cám Ơn Anh... hào sảng hơn chứ nhỉ?

Hình như trong cái lẽ thủy chung của trời, đất, hay cứ bảo là vô thường, thì nếu chấm dứt việc này, tức khắc có việc khác ngay, đừng trên danh nghĩa X. cổ quái, thiên hạ lại bảo: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi" chẳng hạn.

Tuy nhiên, cũng có việc mà biết quá rồi, khổ nhiều rồi, nhưng nói mãi cũng không biết, chẳng hạn chuyện Tù Cải Tạo, thì chao ôi, thiên kinh, vạn quyển vẫn chưa gọi là đầy đủ được.

Huy hiệu Vets của dân tộc Hoa Kỳ thì "trẻ mãi không già", vì sau hội chứng Việt Nam, họ còn chiến tranh vùng vịnh, bão sa mạc gì đó, hay cụ thể hiện tại, USA còn các thứ "I Rắc, I Răng nay mai", nên các bao đựng đồ mời dân chúng Donations Support cứ mãi không cùng.

Chúng ta biết anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa vốn là khổ vô cùng, song chúng ta không thể kéo lùi thời gian được. Thời gian ôi, đôi lúc như tên bay, như gió thổi, ta có mong, thời gian đứng lại cũng vô ích, trái với lẽ tự nhiên của đấng Hóa Công. Vậy thì nói để mà nói, quan niệm nhân sinh mỗi người mỗi khác biệt vậy.

Lão bà đã ngoại cổ lai hy như tôi, bỗng được mấy cô em văn nghệ từ thủa xa xăm bên quê hương đau khổ, sớm đến Mỹ các đợt tổng di tản, vượt biên, bảo lãnh, HO vân vân... chỉ đến tận nhà cho bao đồ, toàn là quần jean đóng đính, áo thung 2 dây treo cổ, "sì cớc" ngắn tễu, chu choa, trong lúc tôi luôn mặc quần soa đen, áo lá Vi En.

Nhìn quần áo bạn tặng, mà ngâm:

Sông kia giờ đã nên đồng

Nơi làm nhà cửa, nơi trồng ngô khoai

(cụ Tú Xương)

Tức là quý bạn tôi vẫn chưa thấy được cái điều tôi nào có thay đổi gì hơn y phục một cụ bà cũ kỹ, nên, như tôi đã trình bày trên, là tức khắc tôi có y trang, vật dụng xếp đầy cái bao nilong dành tặng Veterans và quý gia đình họ, clothing, shoes, jewelry vv và vv... hợp thời trang đúng lúc, nếu không có bao đồ quần áo, giày, tư trang giả kiểu Mỹ bạn tặng, thì tôi lấy gì biếu quý vị Veterans Hợp chủng quốc đây? Chẳng lẽ trao quần áo cũ Vi En sao?

Âu là vạn sự giai do tiền định, phải cám ơn bàn tay Thượng Đế sắp xếp chứ. Vâng, đã có thủy, thì phải có chung, đã từ lẽ này, trời định, thì lẽ khác trời sẽ cho, xin cám ơn Đấng Tôi Cao vô cùng, vô tận.

Hawthorne 11-5-2013

Cao Mỵ Nhân