Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

SINH NHẬT ANH 19-6

 

Để thi vị hóa, mà cũng thực tế hóa nhân dáng người lính trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, nào là chiến sĩ vô danh, nào là người tình không chân dung, tức là một hình ảnh chung chung của bất cứ quân nhân miền Nam cấp bậc nào, trước và trong vai trò lịch sử bảo vệ Tự Do thời đệ I và đệ II Cộng Hòa nên hôm nay, cũng như quý vị, tôi xin tôn vinh người lính ấy nhân ngày Sinh Nhật Anh 19-6 dương lịch qua 2 vóc dáng đặc biệt, mà có thể quý vị cũng từng quen biết, hay một lần nghe qua.

Riêng về... kỷ niệm của tôi, thì 2 vóc dáng sắp sửa nêu, vốn thuộc đã từng phục vụ tại Quân Đoàn I / Quân Khu 1 của... tôi.

Theo thứ tự thời gian mà chúng tôi được hạnh ngộ quý ông, chỉ là do công tác xã hội, nên chi không có phần đề cao phe ta, hoàn toàn theo khách quan tri bỉ, mới gọi "vô danh" được chứ.

Vào khoảng mấy năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, sau khi mãn khóa cán sự xã hội Caritas, chúng tôi gồm 6 lính mới ra trường, nhận sự vụ lệnh đáo nhậm Vùng 1 Chiến Thuật, sau đổi thành Quân Khu 1. Chúng tôi trình diện Bộ Tư Lệnh vùng 1 CT, rồi một lần nữa được chia đôi, 3 người qua miền Bắc đèo Hải Vân, còn 3 người ở lại miền Nam, trong đó có tôi.

Một ngày đẹp trời, chúng tôi "3 đứa ở nam Hải Vân" được xe chở qua sông Hàn, Đà Nẵng để tới doanh trại Sư Đoàn 2 Bộ Binh, sau đó cả 3 cán sự xã hội đi thăm viếng căn cứ của 3 Trung Đoàn nòng cốt của Sư Đoàn 2 Bộ Binh bấy giờ đó Đại tá Lâm Văn Phát làm Tư Lệnh, sau này ông lên Thiếu tướng, rồi cuối cùng Lâm Thiếu Tướng được chỉ định giữ Quân Vụ Thị Trấn Saigon trước giờ "The fall of Saigon" 30-4-1975, mà Thiếu tướng Lâm Văn Phát có ý định tử thủ thì hỡi ôi quan quân trực thuộc đã thất tung, thất tán.

Trước hết, chúng tôi tới doanh trại đồn trú dưới chân núi Sơn Chà, tức hậu căn cứ Trung Đoàn 4 Bộ Binh, để gặp gỡ quý vị sĩ quan hậu cứ, chị bạn cán sự xã hội tên Huy Lễ chúng tôi, sẽ nhận nhiệm sở này, cán sự xã hội Hạnh Phước sẽ tới Trung Đoàn 5, còn tôi đi Trung Đoàn 6... xa nhất.

Ô, tôi đang kể về "chiến sĩ vô danh" cơ mà, chứ chuyện của... cán sự xã hội, thì chưa phải lúc, thế thì, ở Ban Tham Mưu Trung Đoàn 4 Bộ Binh này, có nhiều nhân vật, mà nếu ngó sơ qua, quý vị cứ tưởng là... chả có gì đáng kể, song, quả thực là đáng kể vô cùng.

Ngoại trừ ông trung úy đẹp trai như tài tử Grégory Peck thời đó, ngày tan hàng đã ở cấp Trung Tá, sau mười mấy năm đi tù cải tạo, vị trung tá đương nêu được chính Thống Đốc tiểu bang Arizona, còn là Thượng nghị sĩ Jonh McCain bảo lãnh trung tá, gia đình qua định cư ở ngay tiểu bang ông McCain đang trị vì. Quý vị sẽ hỏi ông trung tá... may mắn này tên gì, chẳng lẽ vô danh thật à?

Xin thưa trung tá đó tên Nguyễn Văn Giới, nhưng đã mãn phần ít năm nay rồi.

 

Người chiến sĩ vô danh thuộc Trung Đoàn 4 Bộ Binh là Lê Hữu Cương cơ, khi chúng tôi mới ra trường, ông Lê đã là trung úy, cuối cùng là Thiếu tá, không phục vụ ở Trung Đoàn 4 xa xôi nữa, mà làm Quận trưởng quận Củ Chi trước thủa tan hàng.

Quý vị lại bảo: "Thế thì ông ta danh giá quá rồi, còn muốn chân dung nào rõ nét hơn chân dung ấy chứ!"

Ôi thôi, nếu cuộc đời chỉ có vậy, thì còn gì phải ta thán điều không như ý, hay đúng ra, là điều bất hạnh mà phải viết nên câu: "Tại sao lại thế"

Số là thủa xa xưa đó, chúng tôi cứ tưởng thiên hạ "đùa" thôi. Vị chỉ huy hậu cứ Trung Đoàn 4 Bộ Binh nêu trên, giới thiệu với 3 chúng tôi trung úy Lê Hữu Cương xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, được thuyên chuyển đi tác chiến, ngay sau khi mãn khóa Sĩ Quan Đà Lạt, người sĩ quan trẻ này chiến đấu được vài năm thì bị thương, cưa mất một chân, anh ta có thể giải ngũ, nhưng Lê Hữu Cương không bao giờ thích cái danh nghĩa bất khiển dụng, đã nhất định ở lại đơn vị, làm việc tại bàn 3, kế hoạch hành quân.

Rồi cứ thế, sinh hoạt trong đơn vị như một sĩ quan bình thường, nên các phần dự tranh thăng cấp cũng bình thường, và khi lên cấp tá, thì tất nhiên, nhìn vào lý lịch một sĩ quan Đà Lạt với 4 năm thao trường, văn hóa, không thể nào Bộ Quốc Phòng Việt Nam Cộng Hòa không chấp thuận khi được các phần hành liên hệ, đề nghị cho anh giữ chức Quận trưởng, đơn vị cuối cùng của Thiếu tá Lê Hữu Cương là Quận trưởng Quận Củ Chi.

Rồi thì miền Nam bị bức tử, lại một lần nữa, Thiếu tá Lê Hữu Cương "hãnh diện" bước vô tù cải tạo, dù rằng anh vẫn từ lâu một chân thật, một chân giả, phục vụ quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Và tất nhiên cái giá lao lý mà anh phải trả như một định mệnh an bài cho người lính thất trận, hơn mười năm, trở về để chuẩn bị qua Mỹ theo diện HO, tái định cư như quý vị HO khác.

Chúng tôi đã thấy anh vui vẻ một lúc nào đó.

Ngày ông Nguyễn Hậu chủ tịch Hội Tương Trợ HO chở xe, anh chị Trung tá Duy Lam Nguyễn Kim Tuấn, Thiếu tá Lê Hữu Cương và tôi đến trường đại học "UCI" ở Irvine, để trình bày về... tù nhân chính trị cộng sản Việt Nam, Thiếu tá Lê Hữu Cương còn mang theo một bộ đồ tù trong cặp táp, để định cho các sinh viên khoa chính trị UCI xem.

Nhưng đã bảo, đã éo le, buồn chán, mất tin tưởng thì xảy ra đều luôn. Những năm sau ông bạn sống quá nhiều vì lý tưởng Quốc Gia chân chính đã nản đến tột cùng, khi ông ta nghĩ rằng: "Không phải qua Mỹ để tái định cư bằng cuộc sống SSI, lý tưởng đã bị mài mòn vì cô đơn và vô phương lớn dậy". Viết xong cuốn sách dày "Khúc Quành Định Mệnh", Thiếu tá Lê Hữu Cương tự hỏa thiêu trong căn phòng tuyệt vọng.

Đâu phải qua đây vì miếng cơm, manh áo. Cũng khó mà giải thích được, tại sao phải chết đi, cái hoài bão, những mơ ước được làm người hữu dụng đã vượt khỏi tầm tay, giờ như lụi tàn, vô vọng.

Lê Hữu Cương là con trai cả của một gia đình công giáo ở Phủ Cam Huế, mà phải tìm tới cái chết một cách ẩn ức, tức tưởi, thật là buồn!

Người chiến sĩ vô danh thứ hai cũng là một Thiếu Tá, chẳng biết khi chưa tan hàng, ông đã được thăng cấp Trung tá chưa? Nếu tôi chỉ cần là một nhân viên Ban Thăng Thưởng Bộ Quốc Phòng, tôi sẽ thưa thật to ở Nha Nhân Viên Bộ, là tại sao có lúc như "chúng ta chưa thực sự công bằng".

Số là tôi chỉ có 2 lần được gặp gỡ rất tình cờ vị Thiếu Tá, ông ta "suốt đời đi tác chiến", chắc chắn vì 2 lần tôi gặp, ông đều giữ chức đơn vị trưởng đơn vị tác chiến một cách "lam lũ, khốn khổ".

Quý vị lại sẽ cười và phán rằng: Tác chiến thì lúc nào cũng... lam lũ và khốn khổ, chứ tác chiến mà quần áo trận thẳng nếp hồ, rồi giày sô đen bóng, mũ sắt tròn vo, thì làm sao lăn lộn trên chiến trường được?

Đúng đấy quý vị ạ, lần thứ nhất tôi gặp ông ở tận cái con đường đầy bụi đất đỏ từ Kon Tum về Quy Nhơn, có đoạn băng qua quốc lộ 19 (Pleiku về Quy Nhơn) với bộ đồ tác chiến vừa bạc phếch cổ, các miệng túi áo, gấu quần đầy bùn, vậy mà ông ta, bây giờ mang lon Thiếu Tá... vui vẻ, tôi kịp nhìn thấy tên ông viết trên ngực áo trận: Hồ Như Lăng. Ôi, cái tên lại cũng như một nhân vật tiểu thuyết chưởng Tàu, các chị xã hội cũng gian nan không kém đơn vị trưởng, cười chào bằng lời thăm hỏi:

- Thiếu tá Hồ Như Lăng, Trung Đoàn trưởng Trung Đoàn biệt lập, tăng phái Sư Đoàn 22 Bộ Binh, ở Kon Tum đấy. Thiếu tá đã dùng cơm trưa chưa?

Bấy giờ ông còn mang cấp bậc Thiếu tá, khoảng các năm đầu 60 thế kỷ trước.

Tôi hỏi nhỏ 2 chị xã hội trực thuộc đơn vị trên, Công Huyền Tôn Nữ Thị Khương và Trần Thị Phi, rằng sao Trung Đoàn lại về Quy Nhơn, các chị nói có lẽ sẽ tăng phái cho Sư Đoàn 9 Bộ Binh, là đơn vị đầu tiên tôi chính thức nhận chức Trưởng Phòng Xã Hội, năm 1963.

Thì ra, Trung Đoàn 47 biệt lập của Thiếu tá Hồ Như Lăng luôn luôn đặt trong tình trạng tăng phái.

Thế rồi, mất hút... người đi, kẻ về. Cho tới khi tôi đáo nhậm đơn vị "gần nhà" nhất, là Bộ Tư Lệnh QĐI/QK1, và cũng theo năm tháng... đi lên, tôi cũng đã được thăng cấp bằng ông lúc tôi hạnh ngộ người sĩ quan, có lẽ gian khổ nhất trong số các vị sĩ quan gian khổ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Buổi gặp lại thật vội vàng, vì ông về Bộ Tư Lệnh họp hành quân, ông đã là đơn vị trưởng hay trung đoàn trưởng trung đoàn 51 biệt lập.

Trung đoàn này có thời do trung tá Thọ Lập làm trung đoàn trưởng, tôi không nhớ thật rõ trung tá Hồ Như Lăng ở trước hay sau trung tá Thọ Lập nơi Trung Đoàn ấy.

Trước hay sau không thành vấn đề, mà hình ảnh một sĩ quan đơn vị trưởng đơn vị tác chiến gương mẫu với bộ đồ trận, lúc nào cũng đeo giây "ba chạc" chứa đầy súng ống hành quân thì thật đáng nể.

Quý ông, trong số các quân nhân đi từ núi đồi này, qua rừng rậm khác, hành trang vào đời chỉ có tấm lòng chung thủy với chủ nghĩa Quốc Gia Tự Do. Chắc chắn thế, vì nếu không yêu mến chủ nghĩa quốc gia chân chính, Lê Hữu Cương, Hồ Như Lăng không thể trung thành mãi với chiến trường khét mùi thuốc súng, với tiếng nổ ngày đêm như nhạc lòng giao hưởng lửa binh bi tráng.

Đã hiến thân cho quốc gia, dân tộc, những sĩ quan trẻ dấn thân trong cuộc sống quân trường, chiến trận vv... ở một thời gian nào cần thiết, rồi có thể giải ngũ, hay tệ lắm thì thuyên chuyển về một đơn vị hậu cứ.

Nhưng, không như vậy được, khi bầu trời còn vẩn đục thê lương, quý ông vẫn muốn làm nên phần nào cho lịch sử, không đòi hỏi một tước quyền cao, một địa vị lớn, mà chỉ cần tinh thần phục vụ, niềm tin được đánh giá như 1 bản hùng ca bất diệt trong đời.

Vì thế, những chiến sĩ vô danh thực sự không đi vào quên lãng, mà đi vào lòng người với bao mến thương, trân quý, hình ảnh những người lính mang chung ngày Sinh Nhật 19-6 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, còn hiển hiện mãi trong đời này và tới tận mai sau...

Hawthorne 24-5-2013

Cao Mỵ Nhân