Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

BỮA TIỆC CHỈ CÓ 2 NGƯỜI

 

Hai chữ tiệc tùng đối với người miền Bắc trước 1954, ít được nói tới, có thể chỉ viết trong thơ văn, hoặc đề cập tới những bữa tiệc linh đình thật sự, ở chốn quan quyền vv... còn chung chung thì gọi là những bữa cỗ gồm hàng chục người dự trở lên, như trong quan, hôn, tang, tế...

Riêng 2 chữ Đám Giỗ, Đám Cưới, thì đã được nêu đích danh, khỏi lầm với các đám cỗ bình thường như ăn mừng thi đậu, tân gia, khai trương, mở hiệu (quán hàng) vv...

Thế nhưng hôm nay, với chủ nhân, và quan khách... chỉ gồm có 2 người, tôi lại muốn mượn chữ tiệc tùng để diễn tả với quý vị, là bữa ăn đó được hạn chế tới mức tối đa, một gia chủ và một khách mời, theo thứ tự thời gian và không gian mà bỗng dưng xảy ra một cách vô tình, song lại trở thành cố ý.

Sau cuộc đảo chính hụt của Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi đầu thập niên 60 thế kỷ trước ở Saigon, ông phải bôn tẩu qua Campuchia, rồi lánh mặt ở nước ngoài, trong lúc đàn em ông là trung tá Phan Lạc Tuyên lại ra nạp mạng ở Hà Nội, để rồi được Cộng Sản Bắc Việt cấp học bổng cho qua Ba Lan học Sử, lấy được học vị Tiến sĩ sử học Ba Lan, sau 1975, trở về Saigon, bằng đó cũng hết xài.

Xin đề cập tới nhân vật chính của cuộc đảo chánh, 11-11-1960 thôi, là đại tá binh chủng Dù, Nguyễn Chánh Thi, ông được Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng do 4 vị tướng Đôn, Kim, Xuân, Đính đảo chánh Ngô Triều lần thứ 2, thành công ngày 1-11-1963, tức 3 năm sau, thì lần lần đại tá Nguyễn Chánh Thi đã vì nhu cầu công vụ, thăng tới cấp trung tướng, giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I / Vùng 1 chiến thuật (sau 1965 danh xưng Vùng 1 chiến thuật đổi thành Quân Khu 1).

Cuối năm 1965, tôi được thuyên chuyển về Phòng Xã Hội QĐI/QK1 đúng lúc các mặt trận bắc, nam Quân Khu 1 đang diễn ra khốc liệt, như trận Nam Đông ở cận giới tuyến, trận Phước Lâm, Phước Châu địa phận Quảng Tín đã san bằng giải đất sát Trường Sơn trở thành... thảo nguyên, mỗi lần có phái đoàn trung ương ra Vùng 1 thăm các tiền đồn, thì nơi này tạm gọi là chỗ dừng chân, ăn trưa trên một vạt đồi xếp lưng nhau như bát úp.

Một buổi trưa thứ bảy, tôi và một chị nhân viên Phòng Xã Hội QĐI/QK1 phải tới tận tư dinh trung tướng Nguyễn Chánh Thi để ký sự vụ lệnh đưa phái đoàn B đi tiền đồn, phái đoàn A gồm các giới chức tham mưu, hành quân, còn phái đoàn B gồm tâm lý, xã hội, dân sự, thường khối chiến tranh chính trị / Phòng Xã Hội phải đảm nhiệm công việc này.

Xe Jeep phòng xã hội chạy vô sân tư dinh, tôi nhảy xuống, bước vào phòng khách... Trung tướng Nguyễn Chánh Thi vẫn mặc bộ Kaki vàng, cặp lon 3 sao trên vai áo sáng chói, còn vị khách là một người đàn ông chất phác, chiếc quần tây đen cũ, áo sơ mi trắng ngả màu... cháo lòng, là màu trắng lâu đời đã bị ám khói, đi dép (trước 1975 gọi là sa bô) cũng đã cũ. Tôi nhìn ra ngay: Thượng sĩ Bạc, trưởng ban Quân Nhạc Sư Đoàn 2 Bộ Binh, sau được thăng chuẩn úy, được đổi về QĐI/QK1, cũng giữ chức trưởng ban Quân Nhạc vì đó là nghề chuyên môn của ông. Cả 2 vị: Trung Tướng Thi và Thượng Sĩ Bạc đang ăn trưa ở chiếc bàn bồ dục, cạnh salon.

Thượng sĩ Bạc thấy tôi đến, thì cứ lúng túng, ông làm như có lỗi vì được ăn cơm với trung tướng tư lệnh, tôi có thắc mắc gì đâu, công tác xã hội đã cho tôi thấy từ thượng vàng tới hạ cám ở đời, trung tướng Nguyễn Chánh Thi thản nhiên nói:

- Thượng sĩ Bạc là bạn "chăn trâu" của tôi từ thủa còn lên 10 lận, ông ấy không "oánh" giặc nên làm Thượng sĩ thôi, còn tôi thì đấu đá quá mà.

Thế là Thượng sĩ Bạc mới lấy lại bình tĩnh, thân mật hỏi chúng tôi:

- Các cô sắp đi công tác à?

- Dạ.

Trung tướng Thi nói đùa:

- Dạ cái gì, ông Bạc là bạn tôi thật, nhưng so cấp bậc, ông ấy phải chào cô đấy.

Tôi ngại quá, lí nhí đưa tờ sự vụ lệnh ra để trung tướng tư lệnh ký rồi mau chóng rời khỏi tư dinh số 8 đường Hoàng Hoa Thám Đà Nẵng.

Ngồi trên xe, chị Xã Hội cùng đi với tôi cứ cười cười:

- Trung tướng Thi bình dân quá phải không chi Mỵ?

Chú tài xế xía vô chuyện:

- Trung tướng đã nói ông Bạc là bạn của trung tướng hồi nhỏ, mới được vậy, chứ như... tôi, tức chú tài xế, muốn ăn cơm với trung tướng được không?

- Thì tất nhiên rồi, nhưng có người càng lên cao, càng chẳng muốn nhìn về dĩ vãng ấy chứ.

Mười năm sau, chú tài xế Phòng Xã Hội bước vào tuổi trung niên, đang làm hồ sơ xin giải ngũ, thì cuộc triệt thoái, di tản chiến thuật trước ngày tan hàng 30-4-1975 xảy ra, một ngày cuối tháng ba năm 1975 ấy, chúng tôi phải rời Đà Nẵng vô Saigon như phong trào lánh nạn đang ào tới.

Chú tài xế đã thầm lặng thu xếp cho gia đình chú theo các gia đình nhân viên phòng Xã Hội, xuống tàu thủy của Phi Luật Tân, dành chở các nhân viên và thân nhân thuộc hệ thống sở Mỹ qua Phi Luật Tân, nhưng tàu sẽ ghé ngang Saigon, để ai không muốn lưu vong thì xuống bến Khánh Hội. Chú tài xế tên Bảo đã ở lại xóm đạo Thanh Bồ, gần cửa sông Đà Nẵng để gọi là trông nhà, vì cơ ngơi điền sản, nhà cửa chú khá giả hơn đồng bạn quân đội VNCH.

Gia đình chú Bảo có gần chục con heo và hàng trăm gà, vịt, có ao thả cá vv... Cuối tháng 3-1975, Đà Nẵng vừa chật nghẹt dân tị nạn từ Trị, Thiên và Tín, Ngãi chạy tới, tất cả đều thất đảm trước những trận mưa pháo kích rực lửa ngày đêm của Cộng quân. Chú Bảo đã... mời một khách bụi đời, còn thiếu niên vô nhà, đoạn làm thịt một con heo sữa, một cặp gà vịt đãi thiếu niên đó.

Cậu bé bụi đời khoảng 16 tuổi, chuyên ăn chực, nằm chờ ở các cửa hàng ăn thường ngày, nay được vô nhà chú Bảo tài xế Phòng Xã Hội của chúng tôi, ăn thả cửa, ăn suốt ngày. Chú Bảo bầy thức ăn lên cái mâm nhôm, khỏi cần chén dĩa, đũa muỗng, 2 nhân vật chủ khách bất đắc dĩ, chẳng hề quen nhau trước, đã uống hàng chục chai bia, đã nôn tháo, nôn thốc này trên cánh phản bầy thức ăn.

Ông xã tôi từ cư xá Trưng Nữ Vương, nơi gia đình tôi cư ngụ trước ngày di tản, có việc xuống khu Thanh Bồ, nhân tiện ghé thăm xem chú tài xế Bảo có... chạy loạn không, thấy được cảnh 2 người vừa ăn, vừa khóc, ông xã tôi bèn hỏi chú:

- Tại sao ăn uống như vậy, sao chưa đi?

Chú tài xế líu lưỡi vì say, vì tuyệt vọng cho cảnh đời loạn lạc vô lý đó, trả lời một cách... triết gia:

- Bây giờ tôi mới hiểu vì sao có những mâm cỗ chỉ có 2 người ăn, một chủ, một khách, khó giải thích lắm, chỉ buồn thảm thôi.

Thủa đó, trước và giữa thềm ngày 30-4-1975, chắc còn nhiều bữa tiệc không nói ra được mục đích như vậy.

Sau 30-4-1975, tôi cũng đã khăn gói đi tù cải tạo, mãn hạn, cũng đã trở về thành phố Saigon xưa.

Qua thời gian lao lý, tôi tìm lại mình với những vần thơ thân quen thủa nào hoa mộng, hạnh ngộ quý vị nữ sĩ lão thành, cao niên trong hội thơ Quỳnh Dao, một hội thơ lớn cả về tài hoa lẫn phẩm cách, quý vị ấy rất thương yêu tôi, vì tôi cũng bị hoạn nạn như các nam sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, kẹt trong tù cải tạo, mất sạch nhà cửa, công ăn việc làm, gia đình phân tán vv...

Mùa xuân năm 1982, nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh là phu nhân cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương, là hiền tỷ cố thi sĩ Đinh Hùng dặn dò tôi thế nào cũng phải tới nhà chị vào mùng 4 Tết.

Tôi hỏi chị sao lại phải mùng 4 Tết, chị cười dịu dàng:

- Vì 3 ngày Tết, ai cũng bận ở gia đình, nên Cao Mỵ Nhân cứ đến ngày đó, mình đợi.

Chị xưng "mình" với tôi, chứ chị hơn tôi gần 2 giáp, tức hơn 20 tuổi.

Sang 2 chuyến xe bus từ nhà, tới chợ Bến Thành, tôi còn phải lội bộ qua tận Bến Vân Đồn (Khánh Hội), tới chùa Kim Liên, rồi đi thẳng vô hẻm, căn nhà nhỏ 2 tầng, phía dưới là gạch xi măng, trên bằng gỗ ọp ẹp.

Phu nhân nhà thơ hào hoa Đinh Hùng cùng gia đình ở tầng trệt, nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh và con trai duy nhất của bà và thi sĩ lãng mạn Vũ Hoàng Chương ở trên lầu. Vừa bước vào nhà, nữ sĩ Thục Oanh đã nói vọng xuống:

- Lên đây, lên đây, đang chờ từ nãy.

Tôi leo như bò lên cầu thang, vì chỉ là chiếc thang gỗ đang lung lay, mục nát.

Một chiếc chiếu cũ đã trải ngay ngắn giữa sàn gỗ, và chao ôi, thức ăn Tết như bánh chưng, giò thủ, thịt gà, cá kho... cùng các thứ bánh mà hàng ngày chị hay nhận làm cho ai thân quen gia đình cụ Vũ xưa muốn đặt, chị cười:

- Chỉ là một mâm cỗ hóa vàng thôi, mình muốn dành cho Cao Mỵ Nhân thưởng thức tài nấu bếp của mình.

Cỗ hóa vàng là cỗ cúng đưa ông bà đi sau Tết, tôi giãy nảy hỏi:

- Sao chị không mời chị Đinh Hùng và các cháu dưới nhà luôn, còn Vũ Hoàng Tuân đi đâu, không cùng ăn luôn.

- Dưới nhà thì có phần dưới nhà rồi, Vũ Hoàng Tuân, con trai chị, đến sở làm việc, cũng để phần rồi, chiếu... tiệc này (thay vì bàn tiệc) chỉ có 2 chị em mình xơi thôi, yên tâm, ăn đi, chẳng ai làm phiền mình đâu.

Nữ sĩ Đinh Thị Thục Oanh còn thòng một câu:

- Ăn trả bữa cho những ngày đói khát ở trong tù cải tạo.

Nói thế chứ làm sao 2 chị em ăn hết nổi cả một chiếu thức ăn như vậy.

Quý vị sẽ cười thầm: thì cũng như những bữa cơm thường thôi, có gì mà cường điệu là tiệc với tùng nhỉ?

Vâng, quả vậy, bữa cơm thường, nhưng sự thực nào có... thường đâu. Một vị tướng 3 sao mời một thượng sĩ, gọi là hạ sĩ quan, vừa ăn vừa kể chuyện thiếu thời. Một ông lính có của, bên lề lửa đạn, mời một cậu bé bụi đời tới ăn để... chết vì chiến tranh, không phải chết vì đói khát. Và phu nhân một nhà thơ lớn mời một cô em mới ra tù cải tạo, với thiện chí là để bù đắp cho cô em những ngày thiếu thốn trong lao tù Cộng Sản.

Bữa cơm thường đã được nhân lên ít nhất 10 lần thức ăn cho 2 thực khách, bữa cơm, bữa cỗ vv... đã có ý nghĩa với một Sự Thật lẽ ra không phải vậy.

Nay đã ở Hoa Kỳ, sự No Ấm đã phủ đầy từ vật chất, đến tinh thần, những bữa tiệc dành cho 2 thực khách không còn thường xuyên xảy ra ở mỗi nhà riêng, mà đơn giản hóa nơi các tiệm ăn, nhà hàng vv... cho tiện.

Những chủ nhân tôi đương nêu, đã vắng mặt trên cõi đời này. Chuỗi kỷ niệm rớt dần theo thời gian... thêm một lần tôi đánh thức dĩ vãng qua câu: "của cho không bằng cách cho" mà quý vị niên trưởng đã thể hiện được.

Hawthorne 11-3-2013

Cao Mỵ Nhân