Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

MÙA XUÂN TRƯỚC MẶT

 

 

Mùa Xuân cuối thập niên 70, thế kỷ trước tôi rời trại tù cải tạo trở về thành phố, để không phải an nhiên tự tại tiếp tục cuộc sống lay sống lắt, mà, tôi chỉ được tạm... nghỉ ngơi một thời gian, rồi sẽ phải đi nông trường, tham gia lao động cùng với toán kỹ thuật gốc tư sản và sĩ quan chế độ cũ chưa có công ăn việc làm ổn định, hay chưa có thể rời quê hương, vượt biên tìm Tự Do, hoặc... đối đế lắm, tức là hết phương cách sinh nhai, thì vô rừng kiếm măng, kiếm nấm đổi gạo, muối thành một thứ người thiểu số... Tôi đã theo bạn bè văn nghệ Saigon xưa, lang thang đến các Chùa, các nhà thờ vv... để hát ca, ngâm vịnh kiểu:

Lũ chúng ta, sinh lầm thế kỷ

(Vũ Hoàng Chương)

Do một cơ duyên, tôi đã tới chùa Kỳ Viên, tức Kỳ Viên Tự ở Saigon, để được gặp sư Viên Minh, một vị tu sĩ Phật Giáo Nguyên Thủy, ngài trụ trì chùa Kỳ Viên đó, bên cạnh ngài, còn có khoảng 5, 6 vị sư khác, mà một trong số quý sư, gốc giáo sư trường Marie Curie, người Pháp, cũng đã thí phát quy y ít lâu.

Chúng tôi thường ở lại Chùa sau trưa mỗi chủ nhật, sư Viên Minh lúc nào cũng vui vẻ, hòa nhã tiếp kiến, giảng dạy phần thắc mắc rất đời, cũng rất Đạo của Ngài.

Cách đàm thoại của ngài không quá bảo thủ, khó khăn như quý vị chân tu đã lão thành trong nghiệp dĩ kinh sách, mõ chuông, cũng không bay bổng, huyễn hư như số ít vị sa di lỡ mang tâm hồn thi sĩ.

Nhưng, sư Viên Minh thủa đó, cuối thập niên 70, đầu thập niên 80, thế kỷ trước, bước vào tuổi trung niên, mỗi dịp nói chuyện của ngài với độ 10, 15 người ngồi trước mặt, cứ như mở ra những buổi trại trường bao la, bát ngát ở cuộc đời, không bi thảm nhiệt tình đấu tranh cải thiện xã hội, để bị liệt vào đội ngũ phản tỉnh vì mê lầm chủ nghĩa vv...

Thơ sư Viên Minh được diễn ngâm như những bài kệ, thấy rõ sự vô thường của tạo hóa, khiến không thể tránh được điều sinh lão bệnh tử. Đã hơn ba chục năm qua, tôi quên dần những ngôn từ bay bướm một cách trong sáng nơi thơ ngài, nhưng ý tưởng thì cứ đồng vọng, vang âm mãi.

Nếu nói theo các ca sĩ thời nay, thì sư Viên Minh có cả một Fan ái mộ, với tu sĩ thì phải nói Ngưỡng Mộ, tuy nhiên tôi không thấy thiện nam, tín nữ nào ngưỡng mộ đến quên cả điều phải, trái ở đời mà phải công nhận rằng Fan tín hữu của sư Viên Minh, đều là những kẻ phàm mang xác thân tục lụy, nhưng tâm hồn lại rất thanh cao.

Thế thì... tôi lại dùng ngôn ngữ của Hòa thượng Thích Quảng Thanh, viện chủ chùa Bảo Quang ở Santa Ana, lúc nào cũng mở đầu bằng 2 chữ "Thế thì", sắp sửa đón nhận một mùa Xuân đến trước mặt, sư Viên Minh tự nở một nụ cười, như hoa mai của Hòa thượng Huyền Không Thích Mãn Giác trụ trì chùa Việt Nam ở thành Thiên Thần, tức Los Angeles mãn nghiệp thế, viên tịch đã mấy năm nay, rằng cứ tưởng mùa đông còn ngủ vùi, ngờ đâu đêm trước sân Chùa đã nở một cành mai, tức Nhất Chi Mai mà từ hàng niên kỷ nay, khách trọng Đạo, yêu thơ thường nhắc nhở.

Mùa đông còn ngủ vùi, cũng có nghĩa văn chương là miên trường, thì ai mà chẳng chạnh lòng câu thơ của thi sĩ lừng danh cũng đã quá cố ở Saigon:

Mùa xuân trước mặt, miên trường sau lưng

(Bùi Giáng)

Thành ra, thi sĩ hay không thi sĩ, huống hồ thi sĩ lại đã thực sự là thi sĩ quá lâu rồi, nên các tư tưởng lớn mới gặp nhau một cách tình cờ mà lý thú:

Miên trường, chao ôi miên trường

Ngủ bao nhiêu, thấy canh trường vẫn mê

Tại sao vậy, ngôn ngữ Thơ và từ một học thuyết dân gian nào đó, người ta có thể nghĩ: giấc ngủ dài mà vẫn, khi tỉnh, khi mê, là một trạng thái sống nhất, của quý vị không hay chưa bằng lòng với số phận, với mùa Xuân trước mặt, hay là cuộc đời biến diễn sắp tới.

Ở đây cũng có thể mở một dấu ngoặc đơn, xem qua rồi bỏ, là cái tư tưởng biến diễn trước mặt, như Diễn Tiến Hòa Bình của Mỹ đang cố xây dựng cho các nước có vấn đề "something wrong", khiến Bộ Chính Trị Vi En sợ quá, muốn đẩy cái gọi là hòa bình diễn tiến đó đi để chỉ ôm lấy thực tế khốn khổ, gượng ép của mình.

Nhà thơ lớn Bùi Giáng và rất nhiều quý vị ta, sinh lầm thế kỷ, thấy được mùa xuân trước mặt, khao khát thanh bình, hoan ca đến thảm thiết, mà vẫn bị giấc miên trường đẩy mạnh sau lưng, khiến không tài nào thảnh thơi đón nhận mùa Xuân cuộc đời.

Sư Viên Minh thường nói nửa hay 2/3 câu, phần còn lại thì tín hữu hiểu ngay sư định diễn tả điều gì.

Bấy giờ nhà thơ Bùi Giáng thường đứng nghênh ngang ở cửa chùa, thi sĩ chẳng hề gây sự với ai, vì tâm tư Bùi Giáng thật thảnh thơi, tuy cử chỉ linh tinh, áo quần tơi tả, nhưng ông vẫn biết rõ được ông là ai hay ngược lại ai là ông, thi sĩ trước mùa Xuân đang lững thững trở về.

Một người bạn... già của thi sĩ Bùi Giáng thủa ấy lại cũng hay hiện diện ở chùa Kỳ Viên mà tôi được Mai Trâm, nay là Huyền Linh, đệ tử của ngài Kim Triệu ở chùa Riverside giới thiệu nhỏ giọng:

- Ông Trần Đới

- Trần Đới là ai, là gì?

- Là bạn của ông Bùi Giáng

- Đâu?

- Mặc bộ đồ màu nâu, đứng kia, sẽ ra gặp Bùi Giáng

- Thế à, để... làm gì?

- Thì họ thường tìm nhau ở cửa Chùa.

Sư Viên Minh cười nhẹ, nhưng thành tiếng:

- Hãy đón nhận những mùa xuân tới, xuân tái lai, vạn vật sẽ vui thôi.

2 bậc đạo hữu chân tâm ở chùa Kỳ Viên nay cũng đã mãn phần, kể chuyện vô tình, nhưng đầy xúc cảm:

- Cô ở Đà Nẵng có khi mô đi chơi Lăng Cô không? Sư Viên Minh trước tu ở chùa Huyền Không Lăng Cô đó mờ, trên đường Đèo Hải Vân.

Tôi đáp câu hỏi của anh chị Lê Thanh Đoan Quỳnh, nhị vị này đã đưa tôi đến Kỳ Viên Tự từ ngày tôi vừa cầm "chứng chỉ cải tạo", đi lang thang tìm chân lý sống:

- Ô, em đã từng đến Lăng Cô, rồi dừng xe ở ven đèo phía tay phải, khi từ Huế trở vô Đà Nẵng, lên dốc núi vãn cảnh chùa Huyền Không, là một ngôi chùa cất toàn bằng cây, lá, thủa đó, trước 30-4-1975, sư tu... một mình giữa sơn lâm cùng cốc...

Sư Viên Minh như đoán được tâm ý chúng tôi, ngài cười thản nhiên nhìn mấy cánh chim sẻ nhỏ, bay liệng dưới vòm mái chùa, phía bên trong mái chùa, ánh sáng màu vàng rực rỡ chiếu những tia nắng như đan chéo vào nhau. Đoàn Yên Linh ngâm sĩ giọng nam trầm, thưa với sư:

- Ông Hồ cũng vận dụng tứ thơ Nhất Chi Mai của hòa thượng Mãn Giác xưa, biến thành lời giải tỏa, nhưng không biết có thực lòng không:

Nếu không có cảnh đông tàn

Làm sao có cảnh huy hoàng nắng xuân

Sư vẫn cười... vô tư. Một tín đồ thốt:

- Thì mãi mãi thế, mùa xuân đứng trước mặt ai nỡ xua đuổi, kiểu ngày xưa, một thi sĩ tiền chiến (trước 1945) bảo rằng:

Xuân tới làm chi, tôi chẳng mong

Đem chi Xuân lại để đau lòng...

Chúng tôi lại... hội luận (!) về Xuân, Xuân là đầm ấm, là vui tươi, là mừng rỡ, tại sao lại phải tìm Xuân trong cái nghĩa điêu tàn của nhà thơ mang bút hiệu "Chăm pa" hoài cảm: Chế Lan Viên nhỉ?

Sư Viên Minh vẫn chỉ cười, thường sư hay cười rất hòa nhã điềm đạm...

Vâng, mùa xuân đang đến trước mặt, nhân gian sẽ thức tỉnh sau giấc ngủ dài vì giá lạnh mùa đông.

Hawthorne 9-12-2012

CAO MỴ NHÂN