Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

ĐỨNG TRƯỚC

MỘT CHÂN TRỜI CŨ

 

CAO MỴ NHÂN

 

Trước khi lên đèo Hải Vân, để ra Huế, xe quý vị phải chạy qua cánh đồng cát trắng xoá, thuộc địa phận Nam Ô, nơi có núi đá vôi long lanh ánh bạc dưới nắng mùa hè, hay thăm thẳm buồn những buổi trời sắp sửa sang thu.

Nếu quý vị đi xe lửa, thì tàu dừng lại ở ga Liên Chiểu, chân đèo Hải Vân bên này, hàng quán lơ thơ buồn lắm. Nam Ô tên đẹp như thế, mà có vị còn kêu Nam Ổ hay Năm Ổ. Tôi thì khắc khoải nhớ nhung cái vũng chài cô quạnh, mà nó, Nam Ô, thân thuộc với tôi suốt cuộc hành trình lập nghiệp, hay là trưởng thành ở Đà Nẵng, mặc dầu tôi Bắc di cư.

Có nhiều gia đình rời thành phố Hải Phòng đến thẳng Tourane, tức Đà Nẵng, ba tôi lại đi xa hơn, vào Saigon để tái tạo cơ ngơi nhà cửa, như thủa nay người ta bỏ miền Nam tới Hoa Kỳ tạo dựng một quê hương thứ hai, sau 30-4-1975, gọi là tái định cư.

Tất nhiên ba tôi là đầu tàu của gia đình, phải tìm kiếm nơi ăn chốn ở cho cả nhà nơi Hòn Ngọc Viễn Đông, còn chúng tôi thì cứ đứa nào việc nấy, tự lo phần mình, như sao các thứ giấy tờ chứng minh trước học ở trường nào, lớp mấy ngoài Bắc xa xôi, để các ban giám đốc trường sở tại phê chuẩn cho vào học kịp niên khoá đầu tiên ở Saigon, thời gian 1954-1955 đó.

Và tất nhiên, chúng tôi là những người gào thét vang sân trường bài Suy Tôn Ngô Thủ Tướng, mấy năm sau ổn định nền Đệ I Cộng Hoà, bài hát đang nêu, đổi thành Suy Tôn Ngô Tổng Thống.

Riêng với tôi, phong trào thanh thiếu niên ca tụng lãnh tụ có vẻ thần thánh lắm, nên tôi tham gia thật tích cực, đi bộ khắp các ngã đường, tới tận Quận 5 Chợ Lớn, hoan hô câu "Ngày 4 tháng 3, chúng ta đi bầu", xong lại tiếp theo đồng ca: "Ai bao năm vì sông núi, quên thân mình..." rất hào hứng.

Cho tới bây giờ, khí thế đấu tranh, hay là nhiệt huyết thanh thiếu niên vẫn như đồng vọng mơ màng.

Tôi vừa được xem một đoạn phim thời sự thủa tôi cùng các bạn học sinh đi hô hào dân chúng miền Nam truất phế vua Bảo Đại, suy tôn thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống 57 năm về trước.

Đoạn phim chiếu uỷ ban sắp xếp việc sang trang lịch sử, xây nền cho chế độ Đệ I Cộng Hoà, có quý vị tên tuổi trên chính trường như:

Nguyễn Bảo Toàn - Chủ tịch

Hồ Hán Sơn - Phó chủ tịch

Nhị Lang - Tổng thư ký

vân vân và vân vân...

Mặc dầu đoạn phim mô tả chính biến đã 57 năm qua nhưng phương danh quý vị dẫn thượng, lại khiến tôi như đứng trước một chân trời cũ.

Ngày xưa nhà văn Hồ Dzếnh diễn tả Chân Trời Cũ của riêng ông, là thủa bé thơ ông sống với người mẹ Việt Nam và người cha khách trú. Còn tôi đứng trước một chân trời cũ của chung thiên hạ, chân trời này kéo dài từ 1955 ấy tới 1975 sau này, với phần đất nhỏ hẹp, làng chài Nam Ô nêu ở đầu bài, tôi đã mặc nhiên hay tình cờ biết được mấy sự việc khá ly kỳ.

Trước nhất, nhân vật Nhị Lang Tổng thư ký uỷ ban để nghị thay đổi đấng minh chủ, nói theo đại sự là thay đổi lãnh tụ, gốc ở Nam Ô.

Năm ấy, mười mấy năm sau 1955, tôi đã rời áo học trò, trở thành một nữ sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, giữ chức vụ Trưởng Phòng Xã Hội Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I / Quân Khu 1, đồn trú ở Đà Nẵng, nơi có bãi biển Nam Ô trắng bờ lau sậy trên cao.

Một ngày trời nắng gắt, có vị trung niên mang dáng vẻ hảo hán đến văn phòng xã hội QĐI/QK1 của... tôi, ông ta tự giới thiệu tên Nhị Lang, con rể nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam danh tiếng của Tự Lực Văn Đoàn.

Tôi ngỡ ngàng hỏi:

- Thế ông định đề cập tới sự việc gì?

Ông Nhị Lang đó nửa thản nhiên, nửa có vẻ quyết liệt, rằng:

- Tôi đến đây nhờ cô xin cho tôi phương tiện lo một đám ma ở Nam Ô ngày mai.

Lo đám ma cho gia đình binh sĩ, tử sĩ vv... là công tác của chúng tôi, nhưng chỉ thuộc phạm vi quân đội, nay ông này là dân sự, lại nhờ mà cứ như ra lệnh, tôi ngạc nhiên hết sức, bèn hỏi:

- Chúng tôi chỉ lo cho gia đình quân nhân các cấp, tại sao ông là dân sự lại tới đây?

Nhị Lang gật đầu:

- Dân sự đồng ý, nhưng tôi là rể của nhà văn Nhất Linh, bà con với nhà văn Duy Lam chánh văn phòng tư lệnh này, Duy Lam nói tôi tới nhờ Xã Hội lo.

À ra thế, ông Nhị Lang này đã đến văn phòng Tư lệnh, đã gặp trung tá Nguyễn Kim Tuấn, tức nhà văn Duy Lam, thì cũng chẳng sao, vì Nhị Lang thuộc giới đảng phái, mà Duy Lam đã được Trung tướng Tư lệnh uỷ thác các công việc dân sự, đảng phái vv... Thôi được, lo thêm một việc xã hội cũng phải thôi.

Vốn tôi thích làm tốt các công tác dân sự vụ, huống chi sự việc của họ hàng nhà văn lớn Nhất Linh, mà tôi hằng ngưỡng mộ, tôi nhận lời giúp ông ta.

Sáng hôm sau, 2 xe GMC và chiếc jeep của Phòng Xã Hội đã đậu trước nhà ông Nhị Lang ở Nam Ô.

Đám ma thân mẫu ông, Nhị Lang trong tang phục xô gai mũ rơm, gậy trúc phủ phục trước linh cữu, ông biến thành bậc hiếu nam thọ tang mẹ già, nước mắt vòng quanh mi như các vị đã từng làm con, tiễn tử cha mẹ lên trời, xuống đất vv...

Trở về Phòng Xã Hội QĐI/QK1, tôi đã thấy thiếu uý Nguyễn Tường Tâm thuộc Phòng Chính Huấn Quân Đoàn I đứng đợi, Tường Tâm là con cụ Nguyễn Tường Cẩm, anh thứ hai của nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, cau mặt hỏi tôi:

- Ai bảo chị làm vậy, chị có biết cha Nhị Lang ấy hành hạ chị Thư khốn khổ sao không, nếu tử tế chị Thư đã về thọ tang mẹ chồng rồi, hắn làm chị Thư điên dại lâu nay.

Chị Thư, tức ái nữ của nhà văn Nhất Linh, là vợ... chính khách Nhị Lang trước đó.

Nam Ô với một dọc dài kỷ niệm của tôi, chẳng phải vì chuyện Nhị Lang mà tôi nhắc nhở địa danh này, cho dẫu Nam Ô còn là một chứng tích lịch sử giai đoạn chiến tranh cục bộ, lực lượng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã đổ bộ đầu năm 1964, mở màn cho hàng vạn quân Đồng Minh tăng viện quân đội miền Nam Việt Nam, để bảo vệ chiến tuyến Tự Do, ngăn chận chủ nghĩa Marx Lenine tràn xuống miền Đông Nam Á, mà Nam Ô có vùng trời trong sáng, quạnh hiu, an lành.

Đồng thời Nam Ô, làng chài hẻo lánh, sau được xây dựng, khai quang lau sậy, đã trở nên một thắng cảnh tuyệt vời, và đã được các đơn vị đồng minh ưu ái bãi biển xanh màu ngọc bích này, như Hongkong, Thượng Hải Việt Nam.

Trong dịp kỷ niệm quốc khánh Đệ I Cộng Hoà 26/10 và lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà nhiều nơi sắp sửa tổ chức, thời gian hơn nửa thế kỷ, đất nước ta mang những nét kỷ hà rối rắm, một bức tranh được tận dụng hết những gam mầu dân tộc phức tạp, khiến nhân dân trăm họ thẫn thờ.

Nơi bức tranh đó, Nam Ô là một không gian thầm lặng, bãi xưa, biển cũ, ghềnh đá chênh vênh, bờ lau trắng ngọn bát ngát, ở đây người dân chủ sống yên lành với núi đá vôi và bến chài vắng vẻ.

 

Sacto 17-10-2012

CAO MỴ NHÂN