Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

ĐỨNG TRƯỚC NGÕ HẠNH

 

 

Thường quý vị Phật tử tới chùa nghe pháp dự lễ chuyên chú theo lời Kinh, mấy ai... dở hơi như tôi, cứ ngồi phân tích tiếng trống, tiếng chuông chùa. Xin thưa với quý vị, quả là cái tật cố hữu của tôi nó vậy, từ khá lâu rồi, tiếng chuông chùa thì quen thuộc với tha nhân, đến nỗi đã đi vào văn học sử, đã đóng góp cho nhân gian bao nhiêu tác phẩm lớn, điển hình là cuốn phim Hồi Chuông Thiên Mụ khoảng giữa thế kỷ trước mà diễn viên chính là nữ tài tử Kiều Chinh hẳn ai cũng biết.

Nay, để quý vị lắng lòng trước, trong và sau những hồi chuông chùa thanh cao, dẫn ta về gần cõi Phật, tôi xin mạn phép chỉ đề cập tới tiếng Trống chùa.

Ở ngoài Bắc ngày xưa, thủa tôi còn là một ấu nhi, thiếu nhi, tôi thường được người nhà và hàng xóm cho hay ở Đình thì có Trống, mà ở chùa thì có Chuông.

Làng tôi ở ven sông Hồng, mang tên Sở Thương, có đầy đủ sắc thái thôn xóm ngàn xưa: trước khi vào làng, có rặng cây cao, quanh năm lá già màu sậm tối, gọi là cây Nhội, vượt qua cổng làng là cây đa to, có thể cái gốc vững vàng đến bão tố cấp 10 cũng không lay chuyển được, dân làng đã từng nối 2 vòng tay ôm cái thân cây đa ấy, rồi cười khanh khách vì chủ nhân hay vòng tay nối lại đó, không thể thấy mặt nhau, thân đa đã che kín mặt, viết thế để quý vị thấy rõ thành tích cổ lỗ của làng tôi, sắp dẫn đến bộ trống đình mà tôi muốn kể...

Thế rồi con đường cái quan chỉ lát gạch và thẳng được một nửa số xóm, từ nhất nhì đến độ sáu bảy thôi, những xóm vừa nêu như dãy chân rít, nhưng chỉ một phía chân rít bên trái, còn bên phải là đồng xanh bát ngát, trải ra tới Thanh Trì.

Tiếp tục ở cuối điểm nửa phần làng này, là cái Đình to ù, vân vân khác nữa, mà tôi bấy giờ còn nhỏ quá, không nhớ nổi, 2 dãy nhà trái phải nhỏ thôi, nhưng phải có để đúng với mẫu mã cái Đình, và ôi thôi, trọng tâm là giàn trống trên giá, đồng thời cỗ trống đại, hay trống cả đặt trên một cái giá riêng như cái xe, chỉ là cái khung tre hình chữ nhật sơ sài, nhưng đặt được cái Trống đại đó lên, 2 bánh xe bằng gỗ lắp phía dưới giàn trống để di chuyển được.

Nhiệm vụ của Trống Đình là sử dụng trong các việc cử hành lễ lạc, họp hành, diễn hành, ban lệnh cứu nguy như đê vỡ chẳng hạn.

Bên cạnh Trống là mõ với một người điều khiển mõ, để thừa lệnh quý vị chức sắc làng như Tiên chỉ, Lý trưởng, hội đồng làng đi rao khắp các xóm về một sự việc gì đó có tính cách chung, tập thể. Vì thế mới có chức Người Gõ Mõ Làng, nhưng thiên hạ lại gọi nôm na là Thằng Mõ. Chức Mõ Làng có thể cha truyền, con nối, nên vì chức vị tận cùng, thằng Mõ phải lang thang bất kỳ hồ tới tận đâu mới lấy được vợ, hay khổ cực quá, mới phải lấy... Mõ.

Sát khuôn viên rộng rãi, bề thế của Đình làng, là ngôi chùa bé nhỏ, không có cây Bồ Đề, nhưng lại có trúc vàng, xạc xào trước gió. Sư Chùa chỉ bầu bạn với một hay hai chú tiểu, trồng vạt rau lang sau chùa, để vừa ăn lá, vừa ăn củ, mỗi tháng chỉ mở Kinh vào ngày rằm, mùng 1, làm công quả cho chính Chùa, như xay lúa, ủ tương vv...

Tất nhiên là chùa có chuông, có mõ, mõ chùa để hòa vào tiếng kệ, lời kinh, không phải để đi rao giảng nên không cần gõ mõ kêu gọi tha nhân đến họp kiểu mõ đình nêu trên.

Do đó, thú thực với quý vị, chùa làng tôi không hề có trống.

Cả đình và chùa đều nhìn ra cái giếng làng thật to trước mặt, bên kia đường cái quan, mà tôi chưa tả cảnh, thì quý vị tưởng là đường đó to kiểu nhạc sĩ Phạm Duy với Con Đường Cái Quan, đường làng chính, khúc rộng lắm chỉ 2m thôi quý vị ạ, đó là tôi chưa kể phần làng cuối, thì cứ như bờ đất nhấp nhô nhỏ hẹp.

À, ấy vậy mà trước cổng Chùa còn có một cái ao, với một cây vối thật nhiều cành lá, nụ... chúng tôi đã từng đu trên các cành vối, để tuốt những nụ vối cho vào một cái giỏ tre đan kín dùm sư và 2 chú tiểu phơi, hầu nấu nước đãi dân làng đến lễ các dịp như rằm tháng giêng, rằm tháng 7.

Cây đề giữa ghềnh cỏ cuối làng tôi là ranh giới địa phân qua một thôn xóm khác, vì thế lá đề rụng quanh năm chồng chất lên nhau với sắc màu khô, vàng, đỏ. Đồng thời cách đó không xa, là chiếc miếu cổ, cũng là... vọng đài trên bờ đê cụt, nhìn ra từ phía thanh bình, lặng lẽ mà cũng buồn bã làm sao, nếu tôi vì một lý do gì đó, phải sống giữa vùng đất trời quạnh hiu muôn thủa này, chắc chắn chẳng có bài viết hôm nay.

Khởi điểm từ ngôi chùa nhỏ làng tôi, tôi đã kinh qua hàng vạn cây số, theo thứ tự, tôi đã thấy những ngôi chùa danh tiếng ở miền Trung, như chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ, rồi Từ Đàm, Từ Hiếu ở giữa kinh thành Huế, tôi được biết những ngôi chùa đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, chùa Sắc Tứ ở bên kia sông Thạch Hãn ngoài Quảng Trị, chùa Cầu trong Quảng Nam. Một ngôi chùa được dựng bên đèo Hải Vân, nhìn xuống Vịnh Lăng Cô, để chỉ thả lời chuông, tiếng mõ cho chính sư trụ trì và chim muông thưởng ngoạn là chùa Huyền Không, hòa tấu cùng suối chảy róc rách quanh chùa.

Tôi lại đã từng nghe tiếng chuông chùa Xá Lợi, Vĩnh Nghiêm to lớn ở quê nhà, tiếng chuông ngân từ kiếp trước 30-4-1975, đến đời sau ngày tháng ấy, vẫn chưa thức tỉnh được hàng triệu xe máy động cơ nơi Saigon ồn ào, phức tạp... tìm về cõi vắng.

Rất nhiều, và rất nhiều chùa khác, thực sự tôi chỉ nghe được từng hồi chuông mẫn cảm. Một ngày, bỗng tôi tình cơ ngồi lại sân chùa Già Lam mấy năm gần đây. Tất nhiên không phải tôi đến Già Lam vãn cảnh, mà có việc nhà như cầu siêu, cầu an vv... tôi bỗng thích thú khi nghe được tiếng trống chùa. Tay trống là một sa di trẻ, vị sư này múa những ngón tay trên mặt trống nhỏ, có những khánh nhạc chung quanh... Nhưng, vẫn chỉ là tiếng trống lễ đầy nguyên tắc.

Cho tới khi tôi bắt gặp tiếng trống chùa Diệu Pháp ở phía đông thành Thiên Thần Hoa Kỳ, tôi mới thấy tâm tư mình như được mở rộng ra hẳn, tiếng trống chùa Diệu Pháp không nghiêm khắc như hồi trống lệnh, kiểu thu quân, xuất chiến, không nghiệt ngã như lệ làng, cứu nạn, cũng không hào sảng, bay bướm như lễ lạc, tống biệt, hồi quy... mà thưa quý vị, tiếng trống giản đơn nhưng đầy sức thuyết phục, như hoan ca chào xuân, và quả là như giải tỏa tâm tình mâu thuẫn, bi thương, tâm tư ẩn ức... để tự nhiên hòa nhập vào cõi an bình, hỉ xả...

Nghe tiếng trống chùa Diệu Pháp, tôi tìm thấy lại nỗi an nhiên, niềm tự tại, tràn đầy cảm xúc thứ tha, hòa nhập vào cuộc sống, được vỗ về, khích lệ.

Tôi hỏi sư cô Ánh Nguyệt:

- Có phải trước thì thượng tọa Viên Huy, giờ thì hòa thượng Viên Thành gõ trống không?

Sư cô Ánh Nguyệt mở to đôi mắt tròn, trầm trồ:

- Ồ, trước là Viên Thông đấy, giờ là Hòa Thượng Viên Thành, nhưng cô (là tôi) đã nghe Viên Thông trống chưa? Tuyệt vời lắm.

- Có lẽ một phần tôi đến chùa vì tiếng trống vô tư và đầy tính hoan ca ở Diệu Pháp.

Sư cô Ánh Nguyệt như kiếm được tôi là người đồng cảm, cô tiếp tục ngợi ca:

- Tôi là người Hoa, nhưng ở gần sư cô Ấn Chơn mới viên tịch, Ấn Chơn dạy cho tôi nhiều lắm, chúng ta giống nhau là mong tìm niềm vui trong lẽ sống. Trống tuy vậy nhưng có hồn, làm sống động buổi lễ phải không cô?

- Tiếng trống chùa Diệu Pháp lúc nào cũng như hoa nở mùa xuân đẹp tươi, rất trong sáng, hoan ca và đạo hạnh sư cô ạ.

Hawthorne 2-7-2012