Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

TIẾNG THƠ BAY BỔNG


CAO MỴ NHÂN

Ngoại trừ kiếm khách Kinh Kha ôm thủ cấp Phàn Ô Kỳ, qua sông Dịch, để bái kiến vua Tần, với mưu toan sát hại Tần Vương tàn ác, là thốt lời vĩnh biệt thái tử Đan cùng ba ngàn tân khách nước Yên, còn hầu như bất cứ ai khi chia tay với thân bằng, quyến thuộc và bạn hữu, đều mong ngày tái ngộ, tương phùng.
Thế nên, khi nghệ sĩ diễn viên ngâm Hồ Điệp mang cả một sự nghiệp "tiếng thơ bay bổng" khắp không gian miền nam Việt Nam, và xa hơn, tới những chân trời bát ngát, vẳng vọng thanh âm, thì việc trông chờ ngày gặp lại nhau quả là mong ước.
Cách ngày nghệ sĩ diễn ngâm Hồ Điệp ra đi tìm Tự Do mùa xuân năm 1987, buổi sáng rất lặng lẽ, trên tờ lịch ghi 22-12-1286, chị Phương Thư, phu nhân nhạc sĩ Tuấn Khanh lão thành, tác giả Hoa Soan Bên Thềm Cũ, không phải Tuấn Khanh hậu sinh, mới làm nhạc Việt Nam cộng sản bây giờ, đã cùng tôi đi từ cư xá Chu Mạnh Trinh qua khu biệt thự Mả Đá của cụ Văn Giai ở đường Phan Xích Long, để hỏi chị Hồ Điệp có nhất định học thể dục dưỡng sinh không, tôi mới xếp giờ hướng dẫn 2 chị mỗi sáng từ 5 tới 6 giờ, tại nhà chị Phương Thư, chị Hồ Điệp cười, giọng hơi khan, nhưng ngâm thơ thì lại tuyệt hay:
- Học chứ, học chứ, hết hơi rồi này.
Thế là tôi hướng dẫn 2 chị tập thư giãn và thở, chị Phương Thư và tôi chẳng hề nghĩ tới chuyện chị Hồ Điệp có thể rời khỏi đất nước ngay, khi chị đã có 2 cậu con trai vượt biên trước, những năm 1979, 1981, và cô cô con gái út cũng mới vượt thoát cuối 1986 thì trên nguyên tắc... sống, chị có thể chờ các con chị bảo lãnh chứ.
Song, mới tập được vài tuần, một buổi sáng, như thường lệ, tôi bước vào phòng khách nhà chị Phương Thư, chưa kịp để túi xách vô chiếc ghế mây nhỏ, chị Phương Thư từ trong ra, nhìn tôi ngơ ngác:
- Chị Hồ Điệp chưa tới à?
- Em đâu biết
- Bà này lạ nhỉ, hay hôm nay nghỉ tập Mỵ Nhân nhé.
- Vâng, tùy chị thôi
Chị Phương Thư nhìn tôi dò hỏi, ngần ngừ đề nghị:
- Hay chúng mình qua nhà chị (Hồ Điệp) thử xem sao.
Chúng tôi mở cửa ra đường, nhà trong cư xá còn nửa thức, nửa ngủ... Tiếng động xô bồ bắt đầu rộn lên ở những đầu hẻm có các hàng ăn, quen thuộc từ trước 30-4-1975, như hủ tíu, bánh cuốn... khá nổi tiếng ở khu cư xá Chu Mạnh Trinh này, nơi tập trung nhiều nhà của các văn nghệ sĩ Saigon cũ, nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, nhạc sĩ Phạm Duy và vân vân khác...
Từ ngã tư Phú Nhuận đi vào Chi Lăng cũ, sau đổi thành Phan Đăng Lưu, tới ngã 4 nhỏ đầu tiên, là Phan Xích Long, phía phải vô chùa Bà Đầm, phái trái là sở Điện. Biệt thự Mả Đá, tôi tạm đặt của gia đình cụ Văn Giai, có mả đá vừa to, bia cao chiếm hết lòng sân trước, tọa lạc bên trái đường, luôn đóng kín cổng lớn, cửa nhỏ bên hông rào vườn, là lối đi riêng, vào nhà nghệ sĩ Hồ Điệp.
Nhà nghệ sĩ Hồ Điệp là một cái trái, bên trái biệt thự Mả Đá được cụ Văn Giai phân ra, và để lại cho chị Hồ Điệp bằng giấy... tay, giá thỏa thuận là một cây vàng thủa đó. Sau khi nghệ sĩ Hồ Điệp đã bán căn nhà ở chân cầu Sắt bên quận Bình Thạnh cho nhà văn, nhà báo Nguyễn Vạn An, rồi liên tiếp dọn nhà, lúc nơi cư xá chùa Vĩnh Nghiêm, khi thuê ở đường Minh Mạng quận Phú Nhuận... nhưng nơi nào cũng không yên, bị trộm cắp liên tục... kinh qua các giai đoạn đi kinh tế mới trong lúc con trai lớn đi tù cải tạo, con trai kế đi dạy ở miền Tây, tức 2 cậu con trai đương nêu chưa vượt biên được.
Trong hoàn cảnh không thể nào ổn định được sau 30-4-1975 ở Saigon của các văn nghệ sĩ Việt Nam Cộng Hòa bị kẹt lại, chị Hồ Điệp cũng như một số quý vị khác thường hay đến các Chùa chiêm bái Phật và nghe pháp do quý chư tăng danh tiếng các chùa Già Lam, An Lạc, thiền viện Vạn Hạnh của ni sư Trí Hải vv... ăn chay hội, nên cũng từ đó quý vị kẹt lại thường gặp gỡ nhau ở Chùa, cũng làm một sinh hoạt văn nghệ đặc biệt mà hầu như ai cũng hưởng ứng.
Qua sinh hoạt "tới Chùa", các văn nghệ sĩ Saigon xưa có thể phần nào hỗ trợ nhau về tinh thần, vật chất một cách khiêm tốn.
Bấy giờ nghệ sĩ Hồ Điệp hay mặc áo dài màu lam, đi xe đạp "lưu diễn ngâm" ở các Chùa quen, cùng với nhóm bạn gồm cụ nghệ sĩ Bửu Lộc đàn bầu và đàn tranh, Thạch Cầm đàn tranh, ngâm thơ giọng nam có Đoàn Yên Linh, Vân Khanh, giọng nữ có Huyền Trân. "Tổ hợp văn nghệ" này thường gặp gỡ nhau độ 15 người, thay đổi sĩ số theo nhau cầu việc nhà, nên chẳng có vấn đề ai phải chờ ai, nào là nữ sĩ Nguyễn Thi Vinh, nhà danh họa Vũ Hội, thi sĩ Trụ Vũ, cũng chẳng ai thắc mắc ngày nào vắng ai.
Cứ thế, loanh quanh ở Saigon, mỗi người một ưu tư, nơi ăn, chốn ở, làm gì cho có lợi tức chút đỉnh để sống qua ngày, và quan trọng hơn cả, là mỗi người mang một tâm sự mơ hồ, chờ đợi... tin tức con cái, giấy tờ bảo lãnh vv...
Thỉnh thoảng ghé thăm nhà chị Hồ Điệp trong khu Mả Đá, thấy cụ Văn Giai, nhà thơ mới từ trại cải tạo về Trần Lữ Vũ, và chính chị Hồ Điệp đang ngồi ở ngoài sân vườn biệt thự Mả Đá, để vừa chơi bài gì đó, vừa thưởng trà Thái Nguyên, và nghe chị Hồ Điệp ngâm thơ từ cuốn băng thơ đang được mở ra hằng ngày.
Thường ở Saigon sau này, có tiệc tùng, mở thơ, mở nhạc cũng được cho là phải thôi, tôi hỏi nhỏ chị:
- Nhà cụ Văn Giai có tiệc hả?
Chị cười lắc đầu:
- Ông ấy mở băng thơ nghe cả ngày, khổ nỗi mình cũng bị nghe mình nữa.
Chị Phương Thư với tôi đã đứng trước cửa nhỏ của cái trái, không một tiếng động, và tất nhiên, buổi đó chúng tôi không được gặp ai. Chị Hồ Điệp với 2 con gái tạm trú nơi biệt thự Mả Đá đã được ít lâu, các con trai chị đã tiếp tế tiền, quà về, rồi Liên cô bé út cũng đã vượt thoát, chỉ còn cô bé giữa và chị, cô bé lớn nhất thì đã có gia đình.
Chúng tôi trở về cư xá Chu Mạnh Trinh, lặng lẽ ngồi nhìn nắng lên trên những ngọn cây cao, bầu trời xanh biếc, nhưng không vui.
Chị Phương Thư có kinh nghiệm trong những ngày tháng không ngã ngũ kiểu sáng hôm đó, vì nhạc sĩ Tuấn Khanh phu nhân chị, và mấy cháu lớn con chị, cũng đã từng ra đi tìm Tự Do, thường là chẳng ai dám thổ lộ với ai, trừ phi có chút tình mật thiết kiểu cha con, chồng vợ, nên chị nhìn tôi, nhỏ giọng:
- Thân nhau lắm, mà chẳng nghe chị ấy nói gì cả.
Rồi thì ngày tháng trôi qua. Tới một lúc không đành tâm được nữa, nhà thơ Trần Lữ Vũ đã xin thượng tọa Thích Quảng Thạc cầu siêu và để hình thờ nữ nghệ sĩ diễn ngâm ở chùa An Lạc đường Phạm Ngũ Lão Saigon.
Chuyến đi của nữ nghệ sĩ Hồ Điệp cũng như những chuyến đi của nhiều người khác, giống những "lá bài" trên tay, sấp ngửa điều hên, xui, bất trắc, làm sao đoan chắc được tương lai.
Hội thơ Quỳnh Dao là một hội thơ quy tụ những cây bút nữ, hầu hết cao niên, vị hội trưởng đầu tiên là cụ Cao Ngọc Anh, kế tới là cụ Đào Vân Khanh, tới 1975, thì phần lớn quý cụ đã theo con cháu đi nước ngoài, nên cụ Mộng Tuyết trọng tuổi nhất ở quốc nội, cụ Trùng Quang ở hải ngoại. Quý vị vẫn có những buổi họp thơ vào mỗi tháng dịp trăng tròn, nghệ sĩ Hồ Điệp cũng luôn hiện diện cùng chi lan tỉ muội, để ngâm vịnh thi ca xướng họa, cùng các nữ sĩ Quỳnh Dao chia sẻ vui buồn.
Đã thấm nhuần ngôn ngữ thi ca, nên nghệ sĩ Hồ Điệp tổ chức một buổi tiệc thơ trên danh nghĩa chủ xướng, sau khi đã biết tin 2 cậu con trai tới được bến bờ Tự Do.
Tiệc thơ ấy được mời tại tư thất nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương, và bày tỏ niềm vui là chị sẽ ngâm luôn tất cả các bài thơ của thi sĩ dự tiệc. Tất nhiên cũng chỉ trong nội bộ Vườn Quỳnh, nên toàn thể chúng tôi đều viết thơ ca tụng giọng ngâm của chị là mục tiêu chính buổi hội thơ đó.
Thế rồi thì sinh hoạt nhà ai, vẫn mỗi nhà một đường đi vạch sẵn, sau mùa xuân năm 1987, chị âm thầm rời xa mái ấm, nơi chỉ còn một cô con gái kẹt lại hiện nay, mà sau 20 năm tôi cách biệt Saigon, chẳng biết cháu đã cùng gia đình riêng qua Mỹ đoàn tụ với 2 anh, chị và em gái chưa.
Tiếng thơ bay bổng sau cùng của nghệ sĩ Hồ Điệp chúng tôi được nghe nơi buổi đọc thơ đưa tiễn luật sư Lê Ngọc Chấn, cựu đại sứ Luân Đôn về cõi vĩnh hằng tại tư thất thi sĩ Hà Thượng, để rồi không gặp nữa, cả 3 vị đã khuất.
Hawthorne 27-4-2012
CAO MỴ NHÂN